Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 6 2019 lúc 4:39

- Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên:

      + Đông Bắc: Núi trung bình và núi thấp, các dãy núi hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

      + Tây Bắc: Núi cao, địa hình hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.

- Thế mạnh kinh tế:

      + Đông Bắc: Khai thác khoáng sản (than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng). Phát triển nhiệt điện (Uông Bí). Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Du lịch sinh thái (Sa Pa, hồ Ba Bể,...). Kinh tế biển (nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch vịnh Hạ Long).

      + Tây Bắc: Phát triển thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La trên sông Đà). Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn Karry
5 tháng 6 2017 lúc 16:44

Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

*) Điều kiện tự nhiện

- Tây Bắc : Núi cao , hướng Tây Bắc - đông nam , địa hình bị chia cắt mạnh

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm có có mùa đông ít lạnh

+ Giàu thủy năng , có nhiều đồng cổ trên các cao nguyên ( vd : Sơn La , Mộc Châu ...)

- Đông Bắc : Núi thấp và trung bình , vướng vòng cung

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh

+ giàu khoáng sản và tài nguyên du lịch , có điều kiện phát triển kinh tế biển

*) Thế mạnh kinh tế :

- Tây Bắc : phát triển thúy điện

+ Trồng cây công nghiệp lâu năm ( chè , cao su , ... ) trồng rừng

+ Chăn nuôi gia súc lớn

- Đông Bắc : khai thác khoáng sản , than , sắt , thiếc , ...

+ Trồng cây công nghiệp , cây dược liệu , trồng rừng

+ Phát triển kinh tế biển ( giao thông vận tải biển , nghề cá , du lịch biển đảo )

+ Du lịch sinh thái

Bình luận (0)
Tuyết Nhi Melody
5 tháng 6 2017 lúc 16:31

Trả lời:

- Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên:

+ Tây Bắc: Núi cao, địa hình chia cắt sâu. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.

+ Đông Bắc: Núi trung bình và núi thấp, hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Sự khác biệt về thế mạnh kinh tế:

+ Tây Bắc: Phát triển thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La trên sông Đà). Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).

+ Đông Bắc: Khai thác khoáng sản (than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng). Phát triển nhiệt điện (ưông Bí). Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Du lịch sinh thái (Sa Pa, hồ Ba Bể,...). Kinh tế biển (nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch vịnh Hạ Long).

Bình luận (0)
Satoshi
7 tháng 11 2018 lúc 10:18

Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

*) Điều kiện tự nhiện

- Tây Bắc : Núi cao , hướng Tây Bắc - đông nam , địa hình bị chia cắt mạnh

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm có có mùa đông ít lạnh

+ Giàu thủy năng , có nhiều đồng cổ trên các cao nguyên ( vd : Sơn La , Mộc Châu ...)

- Đông Bắc : Núi thấp và trung bình , vướng vòng cung

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh

+ giàu khoáng sản và tài nguyên du lịch , có điều kiện phát triển kinh tế biển

*) Thế mạnh kinh tế :

- Tây Bắc : phát triển thúy điện

+ Trồng cây công nghiệp lâu năm ( chè , cao su , ... ) trồng rừng

+ Chăn nuôi gia súc lớn

- Đông Bắc : khai thác khoáng sản , than , sắt , thiếc , ...

+ Trồng cây công nghiệp , cây dược liệu , trồng rừng

+ Phát triển kinh tế biển ( giao thông vận tải biển , nghề cá , du lịch biển đảo )

+ Du lịch sinh thái

Bình luận (0)
Lê An Bình
Xem chi tiết
Ngô Thanh Dương
2 tháng 3 2016 lúc 9:19

Sự khác biệt về thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc

*Tây Bắc : Phát triển thuỷ điện Hoà bình, Sơn La, Chăn nuôi gia súc lớn, cao nguyên Mộc Châu, Sơn La. Trồng rừng cây công nghiệp lâu năm.

*Đông Bắc : Khai thác khoáng sản than (Quảng Ninh), Apatít (Lào Cai)….

Phát triển nhiệt điện Uông Bí. Trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả cây dược liệu

-Du lịch sinh thái : Hồ Ba Bể,.....

-Kinh tế biển : du lịch Vịnh Hạ Long, nuôi trồng thuỷ sản.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 1 2017 lúc 8:45

a) Đông Bắc

- Địa hình: núi trung bình và núi thấp. Các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước.

- Thế mạnh kinh tế:

+ Khai thác khoáng sản: than, chì, sắt, kẽm, thiếc, bôxíl, apatit, pirit, đá xây dựng,...

+ Phát triển nhiệt điện (Uông Bí, Na Dương,...).

+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba Bể,...

+ Kinh tế biển: nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, du lịch biển - đảo (vịnh Hạ Long,...), giao thông vận tải biển.

b) Tây Bắc

- Địa hình: núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước), địa hình hiểm trở, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc.

- Thế mạnh kinh tế:

+ Phát triển thuỷ điện (thuỷ điện Hòa Bình, thuỷ điện Sơn La trên sông Đà).

+ Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm.

+ Chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Phú
Xem chi tiết
dang binh minh
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 11 2017 lúc 14:14

Sự phân hoá thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, phổ biến ở nước ta là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

   - Ở vùng núi thấp Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm. ở vùng núi thấp Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn, mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm. Khí hậu Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.

   - Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Vào mùa mưa Tây Nguyên thì bên sườn Đông lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Nhi
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
16 tháng 12 2019 lúc 17:12

2, Tham khảo :

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp phía đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.

Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú). Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hoà có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao. Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.

Đất nông nghiệp ở các đồng bẳng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường. Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn. Ngoài gỗ, rừng còn một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm.

Khoáng sản chính của vùng là cát thuỷ tinh, titan, vàng.

Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng thường bị hạn hán kéo dài ; thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Tính đến năm 2002, độ che phủ rừng của vùng còn 39%. Hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận). Cũng như Bắc Trung Bộ, vấn để bảo vệ và phát triển rừng ở đây có tầm quan trọng đặc biệt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 9 2019 lúc 8:26

Gợi ý làm bài

- Nêu sự khác biệt về cơ cấu cây trồng: Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng nhiều loại cây công nghiệp dài ngày ưa khí hậu có yếu tố cận nhiệt; Đồng hằng sông Cửu Long nghiêng về các loại cây ngắn ngày ưa khí hậu nóng.

- Do sự khác nhau về khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh; Đồng hằng sông Cửu Long khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

- Do sự khác nhau về địa hình - đất đai: Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có địa hình dốc chiếm ưu thế nên việc trồng cây dài ngày thích hợp hơn: Đồng hằng sông Cửu Long là vùng có điều kiện địa hình, đất đai thích hợp hơn đối với các loại cây ngắn ngày.

- Ngoài các nhân tố trên còn có các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội khác (tập quán canh tác, kinh nghiệm sản xuất,...).

Bình luận (0)