Tìm m để pt \(x^4-2x^2+3-2m=0\) có 2 nghiệm pb
1. Tìm m để pt : \(x^2-\left(2m-3\right)x+m^2-4=0\) có 2 nghiệm pb sao cho tổng bp 2 nghiệm <17
2. Tìm m để pt \(x^4-\left(m+1\right)x^2+m^2-m+2=0\) có 3 nghiệm pb
3. Tìm m để pt \(x^2-6x+m-2=0\) có 2 nghiệm x>0
1.
Yêu cầu bài toán thỏa mãn khi:
\(\left\{{}\begin{matrix}\Delta=25-12m>0\\x_1^2+x_2^2< 17\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m< \dfrac{25}{12}\\\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2< 17\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m< \dfrac{25}{12}\\\left(2m-3\right)^2-2\left(m^2-4\right)< 17\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m< \dfrac{25}{12}\\2m^2-12m< 0\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow0< m< \dfrac{25}{12}\)
3.
Yêu cầu bài toán thỏa mãn khi:
\(\left\{{}\begin{matrix}\Delta'=11-m>0\\x_1+x_2>0\\x_1x_2>0\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m< 11\\6>0\\m-2>0\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow2< m< 11\)
a, cho pt X2-2x+4/x-2=ms+2-2m tìm m để pt có 2 nghiệm pb
b,cho pt mx2+x+m/x-1=0 tìm m để pt có 2 nghiệm dương pb
Cho: \(x^2-\left(m-3\right)x+2m-11=0\)
a)Cm: pt luôn có 2 nghiệm pb với mọi m
b)Tìm m để pt luôn có 2 nghiệm pb \(x_1:x_2\) là độ dài 2 cạnh của một tam giác vuông cạnh huyền =4
a) \(\Delta\)=(m-3)2-4.1.(2m-11)=m2-14m+53=(m-7)2+4\(\ge\)4.
\(\Rightarrow\) Phương trình đã cho luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi m.
b) Từ ycđb, ta có: x12+x22=42 \(\Leftrightarrow\) (x1+x2)2-2x1x2=16 \(\Leftrightarrow\) (m-3)2-2(2m-11)=16 \(\Leftrightarrow\) m2-10m+15=0 \(\Leftrightarrow\) \(m=5\pm\sqrt{10}\).
pt x^2-(2m+1)x+2m=0
tìm m dương để pt có hai nghiệm pb |x_1^2-x_2^2|=35
\(a+b+c=1-\left(2m+1\right)+2m=0\)
\(\Rightarrow\) Phương trình có 2 nghiệm \(x=1\) ; \(x=2m\)
Để pt có 2 nghiệm pb \(\Rightarrow2m\ne1\Rightarrow m\ne\dfrac{1}{2}\)
\(\left|x_1^2-x_2^2\right|=35\)
\(\Leftrightarrow\left|4m^2-1\right|=35\)
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}4m^2-1=35\\4m^2-1=-35\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}m^2=9\\m^2=-\dfrac{17}{2}\left(vn\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}m=3\\m=-3< 0\left(loại\right)\end{matrix}\right.\)
1. Tìm m để pt \(\left(x^2+2x\right)^2-\left(x^2+2x\right)-m=0\)
a .có 4 nghiệm pb
b. vô ng
c. có nghiệm duy nhất
d. có nghiệm
e. có nghiệm kép
2. Biết pt: \(x+\sqrt{2x+11}=0\) có nghiệm \(x=a+b\sqrt{3}\). Tính ab
HELP ME
Bài 2.
ĐK: $x\geq \frac{-11}{2}$
$x+\sqrt{2x+11}=0\Leftrightarrow x=-\sqrt{2x+11}$
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x\leq 0\\ x^2=2x+11\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\leq 0\\ x^2-2x-11=0(*)\end{matrix}\right.\)
\(\Delta'(*)=12\)
\(\Rightarrow x=1\pm \sqrt{12}=1\pm 2\sqrt{3}\). Với điều kiện của $x$ suy ra $x=1-2\sqrt{3}$
$\Rightarrow a=1; b=-2\Rightarrow ab=-2$
Bài 1.
Đặt $x^2+2x=t$ thì PT ban đầu trở thành:
$t^2-t-m=0(1)$
Để PT ban đầu có 4 nghiệm phân biệt thì:
Trước tiên PT(1) cần có 2 nghiệm phân biệt. Điều này xảy ra khi $\Delta (1)=1+4m>0\Leftrightarrow m> \frac{-1}{4}(*)$
Với mỗi nghiệm $t$ tìm được, thì PT $x^2+2x-t=0(2)$ cần có 2 nghiệm $x$ phân biệt.
Điều này xảy ra khi $\Delta '(2)=1+t>0\Leftrightarrow t>-1$
Vậy ta cần tìm điều kiện của $m$ để (1) có hai nghiệm $t$ phân biệt đều lớn hơn $-1$
Điều này xảy ra khi \(\left\{\begin{matrix} (t_1+1)(t_2+1)>0\\ t_1+t_2+2>0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} t_1t_2+t_1+t_2+1>0\\ t_1+t_2+2>0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} -m+1+1>0\\ 1+2>0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow m< 2(**)\)
Từ $(*); (**)\Rightarrow \frac{-1}{4}< m< 2$
b)
Để pt ban đầu vô nghiệm thì PT(1) vô nghiệm hoặc có 2 nghiệm $t$ đều nhỏ hơn $-1$
PT(1) vô nghiệm khi mà $\Delta (1)=4m+1<0\Leftrightarrow m< \frac{-1}{4}$
Nếu PT(1) có nghiệm thì $t_1+t_2=1>-2$ nên 2 nghiệm $t$ không thể cùng nhỏ hơn $-1$
Vậy PT ban đầu vô nghiệm thì $m< \frac{-1}{4}$
c) Để PT ban đầu có nghiệm duy nhất thì:
\(\left\{\begin{matrix} \Delta (1)=1+4m=0\\ \Delta' (2)=1+t=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} m=-\frac{1}{4}\\ t=-1\end{matrix}\right.\).Mà với $m=-\frac{1}{4}$ thì $t=\frac{1}{2}$ nên hệ trên vô lý. Tức là không tồn tại $m$ để PT ban đầu có nghiệm duy nhất.
d)
Ngược lại phần b, $m\geq \frac{-1}{4}$
e)
Để PT ban đầu có nghiệm kép thì PT $(2)$ có nghiệm kép. Điều này xảy ra khi $\Delta' (2)=1+t=0\Leftrightarrow t=-1$
$t=-1\Leftrightarrow m=(-1)^2-(-1)=2$
cho pt mx2 + 3(m+1)x +2m+4 = 0 . tìm m đêr pt có 2 nghiệm pb x1 ,x2 thỏa mãn tổng bình phương hai nghiệm bằng 4
Pt có 2 nghiệm khi:
\(\left\{{}\begin{matrix}m\ne0\\\Delta=9\left(m+1\right)^2-4m\left(2m+4\right)\ge0\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m\ne0\\m^2+2m+9\ge0\left(luôn-đúng\right)\end{matrix}\right.\)
Theo hệ thức Viet: \(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=\dfrac{-3\left(m+1\right)}{m}\\x_1x_2=\dfrac{2m+4}{m}\end{matrix}\right.\)
\(x_1^2+x_2^2=4\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2=4\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{9\left(m+1\right)^2}{m^2}-\dfrac{2\left(2m+4\right)}{m}=4\)
\(\Leftrightarrow9\left(m+1\right)^2-2m\left(2m+4\right)=4m^2\)
\(\Leftrightarrow m^2+10m+9=0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}m=-1\\m=-9\end{matrix}\right.\)
Cho phương trình x^2+2(m+1)x+2m+2=0
a. Tìm m để pt có 2 nghiệm pb
b. Tìm m để pt có nghiệm kép, tính nghiệm đó
c. Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1, x2 thỏa x^21+x^22=8
A, ta có: \(\Delta’\)=m2-1
Vậy trình có 2 nghiệm phân biệt <=> m2-1>0 => m>1
B,Phương trình có nghiệm kép khi: m2-1=0 => m=+- 1
Nghiem kép đó là: 0
\(x^2+2\left(m+1\right)x+2m+2=0\)
\(\Delta'=\left(m+1\right)^2-\left(2m+2\right)=m^2-1\)
a, Để phương trình có hai nghiệm phân biệt thì:
\(\Delta'>0\)
\(\Leftrightarrow m^2>1\)
\(\Leftrightarrow m^2-1>0\)
\(\Leftrightarrow m< -1;m>1\)
b, Phương trinh có nghiệm kép khi:
\(\Delta'\ge0\)
\(\Leftrightarrow m^2-1\ge0\)
\(\Leftrightarrow m\le-1;m\ge1\)
Theo Viet ta có:
\(x_1+x_2=-2\left(m+1\right)\)
\(x_1x_2=2\left(m+1\right)\)
\(x_1^2+x_2^2=8\)
\(\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2=8\)
\(\Leftrightarrow4m^2+4m-8=0\)
\(\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}m=1\\m=-2\end{cases}}\)
So với điều kiện phương trình có nghiệm m=1 ; m =-2
cho pt x^2 -2(m+3)x +2m +5=0 (1).
tìm các gt của m để (1) có 2 nghiệm dương pb x1,x2 sao cho 1/căn x1 + 1/căn x2 = 4/3
Xét phương trình: \(x^2-2\left(m+3\right)x+2m+5=0\Rightarrow\Delta'=\left(m+3\right)^2-2m-5=\left(m+2\right)^2\ge0\) .
Do đó phương trình luôn có 2 nghiệm và để phương trình có 2 nghiệm phân biệt thì \(m\ne-2.\)
Theo định lý viet thì ta có: \(\hept{\begin{cases}x_1+x_2=2m+6\\x_1x_2=2m+5\end{cases}}\). Do đó: \(m>-\frac{5}{2}\)\(\frac{1}{\sqrt{x_1}}+\frac{1}{\sqrt{x_2}}=\frac{4}{3}\Rightarrow\frac{1}{x_1}+\frac{1}{x_2}+2\sqrt{\frac{1}{x_1x_2}}=\frac{x_1+x_2}{x_1x_2}+2\sqrt{\frac{1}{2m+5}}=\frac{16}{9}\)
\(\Leftrightarrow\frac{2m+6}{2m+5}+2\sqrt{\frac{1}{2m+5}}=\frac{1}{2m+5}+2\sqrt{\frac{1}{2m+5}}+1=\left(\sqrt{\frac{1}{2m+5}}+1\right)^2=\frac{16}{9}\)
\(\Rightarrow\sqrt{\frac{1}{2m+5}}=\frac{1}{3}\Leftrightarrow\frac{1}{2m+5}=\frac{1}{9}\Leftrightarrow2m+5=9\Leftrightarrow m=2.\)
Vậy \(m=2.\)
1, x2+mx+4=0 tìm m để pt có 2 nghiệm tm \(\frac{1}{x^4_1}+\frac{1}{x^4_2}=\frac{257}{256}\)
2, 8x2 -8x+m2+1=0 tìm m để t có 2 nghiệm pb tm (4x1+5)(4x2+5)+19=0
3, x2 -6x +m -3=0 tìm m để pt có 2 nghiệm pb tm (x1-1)(x22-5x2+m-4)=2
4, 2x2 -4mx +2m2-1=0 tìm m để pt có 2 nghiệm tm 2x12+4mx2+2m2-1\(\ge\)0
5, x2 -2(m-1)x+m2=0 tìm m để pt có 2 nghiệm tm (x1-x2)2 +6m=x1-2x2
Các bài này đều có phương pháp làm giống nhau
Bài 1:
Để pt có 2 nghiệm $x_1,x_2$ thì $\Delta=m^2-16\geq 0$
$\Leftrightarrow m\geq 4$ hoặc $m\leq -4(*)$
Áp dụng định lý Vi-et ta có: \(\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=-m\\ x_1x_2=4\end{matrix}\right.\)
Khi đó:
\(\frac{1}{x_1^4}+\frac{1}{x_2^4}=\left(\frac{1}{x_1^2}+\frac{1}{x_2^2}\right)^2-\frac{2}{(x_1x_2)^2}=\frac{(x_1^2+x_2^2)^2}{(x_1x_2)^4}-\frac{2}{(x_1x_2)^2}\)
\(=\frac{[(x_1+x_2)^2-2x_1x_2]^2}{(x_1x_2)^4}-\frac{2}{(x_1x_2)^2}=\frac{(m^2-8)^2}{256}-\frac{2}{16}=\frac{257}{256}\)
\(\Leftrightarrow (m^2-8)^2-32=257\)
\(\Leftrightarrow (m^2-8)^2=289\Rightarrow m^2-8=\pm 17\)
\(\Rightarrow m^2=25\Rightarrow m=\pm 5\) (đều thỏa mãn $(*))$
Vậy $m=\pm 5$
Bài 3:
Để pt có 2 nghiệm phân biệt $x_1,x_2$ thì:
$\Delta'=9-(m-3)>0\Leftrightarrow m< 12$
Áp dụng định lý Vi-et: \(\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=6\\ x_1x_2=m-3\end{matrix}\right.\)
Khi đó:
$(x_1-1)(x_2^2-5x_2+m-4)=2$
$\Leftrightarrow (x_1-1)(x_2^2-6x_2+m-3+x_2-1)=2$
$\Leftrightarrow (x_1-1)(x_2-1)=2$ (nhớ rằng $x_2^2-6x_2+m-3=0$ do $x_2$ là nghiệm của pt $x^2-6x+m-3=0$)
$\Leftrightarrow x_1x_2-(x_1+x_2)+1=2$
$\Leftrightarrow m-3-6+1=2$
$\Leftrightarrow m=10$ (thỏa mãn)
Vậy $m=10$
Bài 2:
Để pt có 2 nghiệm phân biệt thì:
$\Delta'=16-8(m^2+1)>0$
$\Leftrightarrow 2-(m^2+1)>0\Leftrightarrow m^2-1< 0$
$\Leftrightarrow -1< m< 1$
Áp dụng định lý Viet: \(\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=1\\ x_1x_2=\frac{m^2+1}{8}\end{matrix}\right.\)
Khi đó:
$(4x_1+5)(4x_2+5)+19=0$
\(\Leftrightarrow 16x_1x_2+20(x_1+x_2)+44=0\)
\(\Leftrightarrow 2(m^2+1)+20+44=0\Leftrightarrow m^2=-33< 0\) (vô lý)
Vậy không tồn tại $m$ thỏa mãn ycđb