viết đoạn ngắn văn trình bày cảm nhận của em về thân phận người nông dân thời phong kiến xưa
viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về thân phận người nông dân thời phong kiến xưa mình đang cần gấp
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật quan phụ mẫu ? qua đó em hiểu thêm gì về cuộc sống của người nông dân xã hội phong kiến xưa ??
Em tham khảo nhé !
Quan phụ mẫu là người quản lí, chăm lo cho cuộc sống của những người nông dân, ngay chính cái tên "phụ mẫu" đã nói lên được vai trò, trách nhiệm to lớn ấy. Tuy nhiên, trong "Sống chết mặc bay", thái độ và hành động của những viên quan phụ mẫu lại mang đến cho độc giả những cảm nhận vô cùng khác biệt. Đó không phải những vị quan biết chăm lo cho nhân dân mà là những kẻ máu lạnh, tàn nhẫn đến đáng sợ. Trước nguy cơ vỡ đê, khi nhân dân đang phải cong mình chống lũ thì những kẻ tự xưng là cha mẹ của nhân dân lại chìm đắm trong thú vui bài bạc. Thậm chí, khi có người bẩm báo về tình trạng đê điều khẩn cấp, chúng không những không quan tâm mà còn lớn tiếng chửi bới, đe dọa "Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù .....! Có biết không?". Có thể nói Sống chết mặc bay đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về nỗi khổ cực của người dân nghèo cũng như bộ mặt tàn nhẫn, vô lương tâm của giai cấp thống trị.
#TK
Sống chết mặc bay là tác phẩm đi đầu trong phong trào truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để đạt được thành công đó không thể thiếu đi linh hồn của truyện ngắn - nhân vật. Và trong tác phẩm này, nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất chính là quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu - kẻ ăn bổng lộc triều đình để phụ trách việc đê điều, vậy mà khi nước dâng cuồn cuộn, mưa tầm mưa tã lại bỏ mặc con dân mà tận hưởng cuộc sống xa hoa, an nhàn. Đối lập với hình ảnh đó, là cảnh tượng người dân cơ cực, khốn đốn vật lộn với cơn lũ. Mà đâu phải các vị "phụ mẫu" ấy không biết, mà rõ rằng đình vững chãi vậy, đê có sập cũng chẳng hề gì nên mới mải mê cờ bạc từ khi đê "thẩm lậu" tới khi nước cuốn thành vực sâu. Qua nghệ thuật tăng cấp và tương phản, Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét bản chất xấu xa; không chỉ hách dịch mà còn vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến đương thời.
Tham khảo:
Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàng quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.
Trình bày cảm nhận của em về thân phận của người nông dân xưa qua bài ca dao:
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
giúp mik với mn
Trình bày cảm nhận của em về thân phận của người nông dân xưa qua bài ca dao:
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Đề 3: Cảm nghĩ về con người và cảnh vật ở quê hương
Đề 3: Cảm nghĩ về con người và cảnh vật ở quê hương
hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân phận của người nông dân trong bài ca dao sau đây "nước non lận đạn một mình, thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. ai làm cho bể kia đầy, cho ao kia cạn cho gầy cò con"
Từ bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) trình bày cảm nhận của mình về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân phận người nông dân qua bài ca dao
"Nước non lận đận 1 mình,
Thân cò lên gác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con"
Viết đoạn văn 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về số phận người nông dân thời phong kiến
Trong thời kỳ phong kiến đề tài người nông dân luôn là những đề tài nổi bật mà hầu hết các nhà thơ, nhà văn của nhân dân ta đều nói đến. Cuộc sống bần hàn, cùng ách thống trị tàn ác của các quan lại đối với nông dân. Tầng lớp nông dân là tầng lớp chiếm số đông lúc bấy giờ, thể hiện rõ nét những chính sách cai trị của chế độ phong kiến.
Đất nước ta là một nước nông nghiệp, với nghề trồng lúa. Ông bà, bố mẹ chúng ta được sinh ra và lớn lên trong cuộc sống nông thôn, nên một phần nào đó chúng ta hiểu được những vất vả, gian nan, nghèo đói mà khi được các ông bà, cha mẹ kể lại. Vậy mà trong thời kỳ phong kiến với nhiều áp bức bóc lột người nông dân đã phải chịu rất nhiều khổ cực, các cụ thường có câu “cắm mặt cho đất bán lưng cho trời”, để thể hiện những nỗi vất vả, nhọc nhằn mà người nông dân phải chịu đựng, họ phải “cắm mặt” “bán lưng” cho thấy họ bán đi, cắm đi để sau này họ mới lấy lại được , nỗi vất vả đó lấy lại thành quả lao động nhưng lại bị cướp đi mất, sống trong nợ nần. Trong những câu hò vè, câu tục ngữ đều xuất phát từ cuộc sống hàng ngày mà nhân dân ta qua quá trình lao động, rút kinh nghiệm truyền tai nhau trong dân gian. Qua những câu tục ngữ đó phần nào chúng ta hiểu được những khổ cực người nông dân phải chịu.
Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội, họ sống trong cảnh lam lũ, đi làm từ sáng sớm đến tối mịt nhưng ngược lại sự vất vả đó họ lại không được sống trong nhung lụa, họ bị trấn áp bị mất đất làm ruộng, phải chịu nhiều thứ thuế vô lý của bọn phong kiến, nhiều gia đình phải đi làm không công cho bọn quan lại.
Trong văn học nước nhà, hình ảnh con cò, con kiến, con trâu.. là những hình ảnh không còn gì xa lạ với mỗi người con Việt Nam, đó là hình ảnh về người nông dân, thể hiện được những lam lũ một nắng hai sương, làm việc không ngừng nghỉ, với một thân phận thấp bé, ở dưới đá của xã hội, cảm tưởng như ánh sáng đến với người nông dân rất khó khăn.
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy chỉ mà uổng công
Khi nào cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Qua câu ca dao ta thấy một hình ảnh rất quen thuộc người nông dân với con trâu, con trâu đi trước cái cày theo sau. Câu ca dao nói lên hai người bạn đồng hành vất vả, làm việc ngoài đồng. “khi nào cây lúa còn bông/ thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn” nếu buông không còn, thì trâu cũng không còn cỏ để ăn, mọi người nông dân họ chỉ có biết đồng ruộng để kiếm cái ăn, để nuôi sống cả nhà. Thế vậy mà, trong thời kỳ phong kiến họ bị cướp đất, bị bóc lột, họ biết dựa vào đâu để sống. Hình ảnh chị dậu trong tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố thể hiện càng rõ nét những khổ cực mà người nông dân phải chịu.
Thân phận của người nông dân là thận phận của trăm ngàn người cùng cảnh ngộ, cùng vất vả như nhau, cùng phải sống một cuộc sống tăm tối. Có câu thơ như sau:
Thương thay thân phận con tằm cả
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Cụm từ “thương thay” muốn nói lên sự thương xót, đau lòng cho thân phận “con tằm” một con vật nhỏ bé , chỉ biết ăn lá rất chậm và phải gặm nhấm từng tí giống như người nông dân có một thân phận nhỏ bé trong xã hội, phải kiếm ăn từng ngày, lo cái ăn cái mặc, thế vậy mà “kiếm ăn được mấy” kiếm được rất ít mà đã phải “nhả tơ” cống nạp cho bọn quan lại, bọn quý tộc.
Họ phải sống trong một xã hội bất công, một xã hội đen tối, không cho họ đường sống, suốt ngày chỉ xoay quanh vòng những lo toan, vất vả.
Họ bị vùi dập dưới bàn tay của xã hội phong kiến. Khiến cho ta cảm thấy chua xót, đồng cảnh ngộ với số phận người nông dân trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội bất công.
Trong lòng họ luôn có sự căm phẫn, muốn đứng lên chống lại những kẻ chèn ép họ, họ chỉ cần một cuộc sống yên bình, êm ả, vậy mà xã hội đó không cho họ đường sống chỉ biết trấn lột, áp bức đẩy họ vào những chỗ tối tăm. Mặc dù như vậy, những người nông dân họ vẫn sống rất trong sạch, họ giữ được những phẩm chất đáng có và không đánh mất đi chính mình.
Bây giờ khi cuộc sống đã hòa bình, đất nước ta không còn chế độ phong kiến, đọc lại những câu ca dao đó chúng ta thấy được những nỗi khổ cực mà ông cha ta đã phải chịu thì càng cảm thấy những gì đang có ở hiện tại thật quý giá, mỗi người cảm thấy trân trọng những gì mình đang sống trong cuộc sống hòa bình.
Cứ mỗi khi nhắc đến người nông dân, ta đã thấy được những vất vả sẵn, thống khổ mà họ đã chịu. Đã thế còn cộng thêm những tàn độc của thực dân phong kiến, đọc lên những tác phẩm viết về người nông dân ta cảm thấy muốn có những gì tốt đẹp nhất dành cho họ, cho họ có một cuộc sống tốt đẹp, một đất nước hòa bình
Trong thời kỳ phong kiến đề tài người nông dân luôn là những đề tài nổi bật mà hầu hết các nhà thơ, nhà văn của nhân dân ta đều nói đến. Cuộc sống bần hàn, cùng ách thống trị tàn ác của các quan lại đối với nông dân. Tầng lớp nông dân là tầng lớp chiếm số đông lúc bấy giờ, thể hiện rõ nét những chính sách cai trị của chế độ phong kiến.
Đất nước ta là một nước nông nghiệp, với nghề trồng lúa. Ông bà, bố mẹ chúng ta được sinh ra và lớn lên trong cuộc sống nông thôn, nên một phần nào đó chúng ta hiểu được những vất vả, gian nan, nghèo đói mà khi được các ông bà, cha mẹ kể lại. Vậy mà trong thời kỳ phong kiến với nhiều áp bức bóc lột người nông dân đã phải chịu rất nhiều khổ cực, các cụ thường có câu “cắm mặt cho đất bán lưng cho trời”, để thể hiện những nỗi vất vả, nhọc nhằn mà người nông dân phải chịu đựng, họ phải “cắm mặt” “bán lưng” cho thấy họ bán đi, cắm đi để sau này họ mới lấy lại được , nỗi vất vả đó lấy lại thành quả lao động nhưng lại bị cướp đi mất, sống trong nợ nần. Trong những câu hò vè, câu tục ngữ đều xuất phát từ cuộc sống hàng ngày mà nhân dân ta qua quá trình lao động, rút kinh nghiệm truyền tai nhau trong dân gian. Qua những câu tục ngữ đó phần nào chúng ta hiểu được những khổ cực người nông dân phải chịu.
Người nông dân là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội, họ sống trong cảnh lam lũ, đi làm từ sáng sớm đến tối mịt nhưng ngược lại sự vất vả đó họ lại không được sống trong nhung lụa, họ bị trấn áp bị mất đất làm ruộng, phải chịu nhiều thứ thuế vô lý của bọn phong kiến, nhiều gia đình phải đi làm không công cho bọn quan lại.
Trong văn học nước nhà, hình ảnh con cò, con kiến, con trâu.. là những hình ảnh không còn gì xa lạ với mỗi người con Việt Nam, đó là hình ảnh về người nông dân, thể hiện được những lam lũ một nắng hai sương, làm việc không ngừng nghỉ, với một thân phận thấp bé, ở dưới đá của xã hội, cảm tưởng như ánh sáng đến với người nông dân rất khó khăn.
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy chỉ mà uổng công
Khi nào cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Qua câu ca dao ta thấy một hình ảnh rất quen thuộc người nông dân với con trâu, con trâu đi trước cái cày theo sau. Câu ca dao nói lên hai người bạn đồng hành vất vả, làm việc ngoài đồng. “khi nào cây lúa còn bông/ thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn” nếu buông không còn, thì trâu cũng không còn cỏ để ăn, mọi người nông dân họ chỉ có biết đồng ruộng để kiếm cái ăn, để nuôi sống cả nhà. Thế vậy mà, trong thời kỳ phong kiến họ bị cướp đất, bị bóc lột, họ biết dựa vào đâu để sống. Hình ảnh chị dậu trong tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố thể hiện càng rõ nét những khổ cực mà người nông dân phải chịu
Thân phận của người nông dân là thận phận của trăm ngàn người cùng cảnh ngộ, cùng vất vả như nhau, cùng phải sống một cuộc sống tăm tối. Có câu thơ như sau:
Thương thay thân phận con tằm cả
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Cụm từ “thương thay” muốn nói lên sự thương xót, đau lòng cho thân phận “con tằm” một con vật nhỏ bé , chỉ biết ăn lá rất chậm và phải gặm nhấm từng tí giống như người nông dân có một thân phận nhỏ bé trong xã hội, phải kiếm ăn từng ngày, lo cái ăn cái mặc, thế vậy mà “kiếm ăn được mấy” kiếm được rất ít mà đã phải “nhả tơ” cống nạp cho bọn quan lại, bọn quý tộc.
Họ phải sống trong một xã hội bất công, một xã hội đen tối, không cho họ đường sống, suốt ngày chỉ xoay quanh vòng những lo toan, vất vả.
Họ bị vùi dập dưới bàn tay của xã hội phong kiến. Khiến cho ta cảm thấy chua xót, đồng cảnh ngộ với số phận người nông dân trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội bất công.
Trong lòng họ luôn có sự căm phẫn, muốn đứng lên chống lại những kẻ chèn ép họ, họ chỉ cần một cuộc sống yên bình, êm ả, vậy mà xã hội đó không cho họ đường sống chỉ biết trấn lột, áp bức đẩy họ vào những chỗ tối tăm. Mặc dù như vậy, những người nông dân họ vẫn sống rất trong sạch, họ giữ được những phẩm chất đáng có và không đánh mất đi chính mình.
Bây giờ khi cuộc sống đã hòa bình, đất nước ta không còn chế độ phong kiến, đọc lại những câu ca dao đó chúng ta thấy được những nỗi khổ cực mà ông cha ta đã phải chịu thì càng cảm thấy những gì đang có ở hiện tại thật quý giá, mỗi người cảm thấy trân trọng những gì mình đang sống trong cuộc sống hòa bình.
Cứ mỗi khi nhắc đến người nông dân, ta đã thấy được những vất vả sẵn, thống khổ mà họ đã chịu. Đã thế còn cộng thêm những tàn độc của thực dân phong kiến, đọc lên những tác phẩm viết về người nông dân ta cảm thấy muốn có những gì tốt đẹp nhất dành cho họ, cho họ có một cuộc sống tốt đẹp, một đất nước hòa bình.
Trình bày suy nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa
Tham khảo:
Trong kho tàng văn học trung đại có rất nhiều những tác giả đã dùng ngòi bút của mình để viết về những mảnh đời bất hạnh. Mà tiêu biểu nhất đó là số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Được sinh ra làm người nhưng không sống đúng giá trị của một con người. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Nàng chính là một đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nói riêng và phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.
Vũ Nương là một người con gái với xuất thân bình dân và vẻ đẹp dung dị mặn mà. Chính vì thế nàng đã được con trai hào phú trong làng để ý tới. Trương Sinh không tiếc trăm ngàn lạng vàng đến hỏi cưới nàng về làm vợ. Thế nhưng Trương Sinh là công tử ít học, từ bé sống trong nhung lụa nên có tính đa nghi, gia trưởng. Từ sau khi làm dâu ý thức được thân phận nhỏ bé, gia cảnh bần hàn của mình Vũ Nương chưa một lần dám phản kháng hay làm trái ý chồng. Cuộc sống những tưởng êm ả thế nhưng binh biến loạn lạc, Trương Sinh phải lên đường ra chiến trận. Ngày chia tay nàng rót chén rượu đầy cho chồng mà thưa rằng: “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Mong muốn của nàng chẳng phải chức tước công lao chỉ đơn giản là hai tiếng hạnh phúc bình dị. Đó chính là niềm khát khao cháy bỏng của người vợ trong những ngày binh chiến loạn lạc.
Vũ Nương ở lại một tay tần tảo lo lắng việc nhà, chăm sóc mẹ già lại phải cáng đáng thêm đứa con mới lọt lòng. Thế nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ người phụ nữ ấy oán trách nửa lời. Sau khi tiễn con trai lên đường mẹ già vì quá đau buồn mà sinh bệnh nặng. Vũ Nương ngày đêm túc trực thăm nom, đi khắp nơi kiếm thầy tìm thuốc chữa cho mẹ chồng, đồng thời hết lời khuyên lơi nhưng bà không qua khỏi. Mẹ chồng vô cùng cảm động trước tình cảm của con dâu nên trước khi nhắm mắt xuôi tay bà cầm tay nàng mà dặn dò : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.” Sau khi mẹ chồng qua đời nàng hết lòng ma chay, tang chú lễ nghĩa cho trọn đạo dâu hiền.
Về phần con nhỏ, do quấy khóc nên hàng đêm Vũ Nương ẵm con trên tay chỉ vào chiếc bóng mình trên tường và nói “Cha con đến kìa”. Mỗi lần như thế đứa bé lại cười reo thích thú. Lâu dần thành quen nàng cũng chẳng còn nhớ giải thích về “chiếc bóng” trên tường với con nữa.
Giặc tan, Trương Sinh trở về tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với nàng từ đây thế nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Chỉ vì hiểu lầm nhỏ nhặt mà đã đẩy cuộc đời Vũ Nương vào bế tắc.
Chính chiếc bóng mình trên tường đã khiến Trương Sinh nảy sinh lòng đa nghi đố kỵ. Không nghe vợ giải thích chỉ biết đánh đuổi nàng ra khỏi nhà. Vũ Nương vì quá tủi nhục đã trẫm mình xuống sông tự vẫn kết thúc nỗi oan nghiệt thấu trời. Nguyên nhân đẩy nàng đến cái chết không phải do sự vô tâm của chồng mà chính là sự cay nghiệt của miệng đời.
Số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Luôn bị áp bức và dồn đến đường cùng. Dù họ có xinh đẹp tài hoa hay sang hèn thì đều chung một tiếng đó là “bạc mệnh”. Như nhà thơ Nguyễn Du từng viết:
“Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Họ là những nạn nhân của chế độ cũ, của những hủ tục lạc hậu và định kiến hà khắc. Sống ở đó họ chỉ tồn tại như những món đồ vô tri vô giác, mang đi đổi chác, bán mua và hoàn toàn không có quyền lên tiếng hay thanh minh gì cho mình. Vũ Nương chết mang theo nỗi oan thấu trời xanh thế nhưng kẻ khiến nàng rơi vào đường cùng là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án hay dè bỉu. Thậm chí khi nàng đã được minh oan, Trương Sinh cũng không bị cắn rứt lương tâm, không muốn nhắc lại chuyện cũ mà coi như “nó đã qua”. Phải chăng sự sống và cái chết của người phụ nữ trong xã hội bị coi thường đến mức rẻ rúm? Họ không có quyền thanh minh và lại càng không được bảo vệ đến tính mạng?
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã từng ngậm ngùi khi nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ bằng những vần thơ đầy đau thương:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Thế nhưng mặc dù đã đạp lên số phận, đã khẳng định tiếng nói vị thế của mình song hành động đó của bà chỉ như một điểm sáng vụt qua giữa bầu trời đầy đen tối. Nó không đủ để làm nên một đại cách mạng về quyền sống và quyền làm người của phụ nữ trong xã hội đương thời đầy rối ren và bế tắc.
Vũ Nương chính là một hình ảnh đại diện cho số phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Những con người sinh ra làm con người nhưng không được sống trọn vẹn một kiếp người. Đó cũng là tiếng nói chống lại sự bất công, phân biệt đối xử trong xã hội, và là tiếng lòng nhân ái đầy sâu sắc mà nhà văn Nguyễn Dữ muốn gửi gắm.