lịch sử là gì?vì sao chúng ta phải học lịch sử?dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử
1. Lịch sử là gì ?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
- Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
2. Vì sao chúng ta phải học lịch sử ?
Chúng ta cần phải học lịch sử để biết được cội nguồn dân tộc, biết được loài người chúng ta đã đầu tranh để sinh tồn và phát triển như thế nào. Chúng ta biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ của tổ tiên, của cha ông và cả nhân loại để bản thân mình vừa kế thừa, phát huy những gì đã có, góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ phát triển vì sự tiến bộ của đất nước, của nhân loại.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại Lịch sử ?
Thời gian trôi qua, những dấu tích của con người vẫn được giữ lại dưới nhiều dạng khác nhau:
- Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau.
- Tư liệu hiện vật: là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.
- Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là tư liệu chữ viết.
=> Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.
k nha bạn
Các bạn cho mình xin ví dụ với ạ! Mình cảm ơn
-Cung cấp thực phẩm. VD: ...
-Có lợi cho nông, lâm nghiệp: phân bón, tiêu diệt các loài sâu bọ và gặm nhấm có hại. VD: ...
-Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch. VD: ...
-Chim ăn quả, hạt, cá. VD: ...
-Là vật trung gian truyền bệnh cho người. VD: ...
-Cung cấp thực phẩm. VD: ...
-Cung cấp sản phẩm công nghiệp làm chăn nệm. VD: ...
- Cung cấp thực phẩm. VD: chim bồ câu, chim cút, ...
- Có lợi cho nông, lâm nghiệp: phân bón, tiêu diệt các loài sâu bọ và gặm nhấm có hại. VD: chim sâu, chào mào,...
- Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch. VD: đại bàng, chim công...
- Chim ăn quả, hạt, cá. VD: chim bói cá...
- Là vật trung gian truyền bệnh cho người. VD: bòo câu, chim sẻ...
- Cung cấp sản phẩm công nghiệp làm chăn nệm. VD: vịt trời, công...
Để tìm lại được lịch sử và dựng lại bức tranh lịch sử chúng ta phải dựa vào các nguồn tài liệu chính là:.........................................................
Ơ địa phương em có những gì thuộc về tài liệu lịch sử:.................................................................
Câu đầu tiên là mk cx ko bt còn câu thứ hai mk ko ở cùng nên cx ko bt
để tìm lại đc lịch sử.... tài liệu chính là: sách lịch sử
ở địa phương...tài liệu lịch tử: đền gióng(sóc sơn), chùa bà chúa kho(bắc ninh)
Mih nghĩ vậy thôi chứ chảng biết đâu, tích cho mih nha
2. Để tìm hiểu và phục dựng lại lịch sử, chúng ta cần phải dựa vào những nguồn sử liệu nào? Trình bày khái niệm, ưu điểm, hạn chế và lấy ví dụ cụ thể về các nguồn sử liệu ấy?
4. Ở Việt Nam thời kỳ xã hội nguyên thủy, đời sống vật chất, đời sống tinh thần và tổ chức xã hội của người nguyên thủy có những đặc điểm gì nổi bật?
a. Em hãy cho biết cách tính thời gian theo dương lịch và âm lịch, công lịch?
b. Dựa vào công lịch, em hãy tính xem các sự kiện dưới đây xảy ra cách năm hiện tại (2021) khoảng bao nhiêu năm?
- Khoảng thế kỉ VII TCN (trước công nguyên), nhà nước Văn Lang ra đời.
- Năm 208 TCN, Thục Phán lập ra nước Âu Lạc.
- Năm 1890 – năm sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh.
a/.cách tính thời gian dương lịch là sự chuyển động của trái đất với mặt trời,trái đất quay 1 vòng quanh mặt trời thì tính là 1 năm. Âm lịch là tính sự chuyển động của mặt trăng với trái đất,mặt trăng quay 1 vòng quanh trái đất tính là 1 tháng.Công lịch là tính theo trái đất quay quanh mặt trời là 1 vòng trái đất quay quanh mặt trời tính ra 1 năm và 1 năm có 365 ngày, một năm gồm 12 tháng mỗi tháng có 30 31 hoặc 29 ngày, 1 ngày có 24h.
Dựa vào bảng dưới đây, em hãy cho biết cách tính ngày bắt đầu các mùa ở nửa cầu Bắc theo âm - dương lịch chênh với ngày bắt đầu các mùa theo dương lịch bao nhiêu ngày.
help me đang bối rối
Câu 09:
Hãy sắp xếp thông tin để biết những ngày lễ quan trọng của Việt Nam sau dựa theo loại lịch nào: Dương lịch, Âm lịch?
A.
Dương lịch: Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Tết Nguyên Đán. Âm lịch: Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày Quốc Khánh.
B.
Dương lịch: Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Âm lịch: Tết Nguyên Đán, Ngày Quốc Khánh.
C.
Dương lịch: Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước , Ngày quốc Khánh. Âm lịch: Giỗ tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán.
D.
Dương lịch: Giỗ tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán. Âm lịch: Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Ngày Quốc Khánh
Đáp án của bạn:
A
B
C
D
Câu 10:
Hình học phát triển ở Ai Cập cổ đại vì:
A.
Người Ai cập hình thành chữ tượng hình sớm nhất nên toán học phát triển đặc biệt là hình học.
B.
Ai Cập được hình thành ở lưu vực dòng sông lớn như sông Nin. Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích nên giỏi về hình học.
C.
Ai Cập được hình thành ở sa mạc Sahara . Hằng năm, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích nên giỏi về hình học.
D.
Ai Cập được hình thành ở lưu vực dòng sông lớn như sôngAmazon. Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích nên giỏi về hình học.
Đáp án của bạn:
A
B
C
D
Câu 11:
Đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc được ghi số
A.
6 0 độ
B.
90 độ
C.
180 độ
D.
0 độ
Đáp án của bạn:
A
B
C
D
Câu 12:
Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của cư dân cổ đại phương Đông ( trong đó có Ai Cập) là:
A.
thiên văn học và lịch pháp
B.
toán học
C.
chữ viế
D.
chữ viết và lịch pháp.
Đáp án của bạn:
BẠN BIẾT GÌ VỀ ÂM LỊCH ?
Nếu Dương lịch được xây dựng dựa vào chuyển động nhìn thấy hàng năm của Mặt Trời thì Âm lịch được xây dựng dựa vào tuần trăng. Loài người sớm nhận ra rằng tuần trăng diễn ra theo những chu kỳ nhất định nên lấy nó làm đơn vị đo thời gian gọi là tháng. Đầu tháng là ngày không trăng còn giữa tháng là trăng tròn. Từ đó ta có thể nhìn dạng của trăng mà biết được ngày trong tháng Âm lịch.
Vì độ dài của tuần trăng là 29,53 ngày nên tháng Âm lịch có tháng 29 ngày và có tháng 30 ngày (thông thường một năm có 5 tháng 29 ngày). Một năm Âm lịch cũng có 12 tháng nên độ dài của năm Âm lịch do đó dài hơn 354 ngày (29,53 x 12 = 354,36 ngày).
Do độ dài năm Âm lịch ngắn hơn độ dài thời tiết khoảng 11 ngày và như vậy cứ 3 năm sẽ sai lệch mất hơn một tháng và cứ 9 năm sẽ sai lệch mất một mùa. Nhược điểm này khiến người thời xưa phải ăn tết Nguyên đán trong đủ mọi loại thời tiết khác nhau. Nói cách khác, Âm lịch chỉ có tác dụng đếm thời gian mà không có tác dụng chỉ ra được thời tiết ứng với thời gian đó.
Để khắc phục nhược điểm trên của Âm lịch, cách đây 2.500 năm người Trung Quốc đã đưa năm nhuận vào cho khớp với thời tiết, nghĩa là phải tìm nguyên tắc để tăng thêm số ngày cho năm Âm lịch. Ở thời kì đó Trung Quốc đã xác định được độ dài thời tiết là 365 ngày. Qui luật nhuận được xác lập là thập cửu niên thất nhuận, nghĩa là cứ 19 năm thì 7 năm nhuận. Năm nhuận có 13 tháng. Đưa năm nhuận vào thì độ dài của 19 năm Âm Lịch vừa đúng bằng độ dài 19 chu kỳ thời tiết.
Năm Âm lịch có độ dài bình quân đúng bằng chu kỳ thời tiết, tức là căn cứ vào chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Rõ ràng Âm lịch khi đưa nhuận vào đã có một phần tính chất của Dương lịch. Và như vậy, loại Âm lịch mà chúng ta vẫn dùng ngày nay là Âm - Dương lịch.
Năm âm lịch và năm dương lịch được hình thành như thế nào, các em có biết không?
Trong dương lịch ta thấy có tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày), nhưng riêng tháng 2 chỉ có 28 ngày (năm nhuận có 29 ngày). Vì sao vậy?
- Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày. Do trong chu kỳ từ ngày lạnh đến ngày nóng và từ ngày nóng đến ngày lạnh, mặt trăng thay đổi tròn khuyết hơn 12 lần, nên người xưa lấy 12 tháng (tháng âm lịch) thành một “năm” (năm âm lịch).
- Vì năm nào cũng sẽ bị dư 0,25 ngày, nên người ta sẽ gộp bốn phần dư này lại thành một phần, tức là sẽ sinh ra một ngày vào năm thứ 4. Vì thế cứ 4 năm chúng ta sẽ có một năm 366 ngày, trong khi 3 năm kia là 365 ngày.
- Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng (mặt trăng còn được gọi là sao “Thái âm”). Người xưa phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết rất có quy luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày.
- 1 năm có 365 ngày 6 giờ, cứ 1 năm ta lại dư ra 6 giờ, vậy 4 năm dư ra 24 giờ (1 ngày) vậy 4 năm có 1 năm nhuận là năm đó có thêm 1 ngày. Vậy tháng 2 có 28 hay 29 ngày.
+ Năm dương lịch được tính bằng thời gian trái đất quay quanh mặt trời
Một vòng quay của trái đất quanh mặt trời hết 365,2422 ngày (356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây). Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. Do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. Như vậy cộng 12 tháng vừa đủ 365 ngày, đó là năm bình thường.
Còn đối với dư 5 giờ 48 phút 46 giây này thì trong vòng 4 năm, thời gian này cộng lại gần bằng 1 ngày, và ngày đó được cộng vào tháng 2 năm thứ tư. Năm thứ tư này được gọi là năm nhuận, có 366 ngày.
+ Năm âm lịch thì được tính theo chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng
Người xưa phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết rất có quy luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày.
Do trong chu kỳ từ ngày lạnh đến ngày nóng và từ ngày nóng đến ngày lạnh, mặt trăng thay đổi tròn khuyết hơn 12 lần, nên người xưa lấy 12 tháng (tháng âm lịch) thành một “năm” (năm âm lịch). Một năm đó có 354 hoặc 355 ngày. Đó là năm âm lịch thực sự.
+ Bởi vì:
Một vòng quay của trái đất quanh mặt trời hết 365,2422 ngày (356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây). Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. Do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày (năm nhuận 29 ngày), thế nên tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày là do vậy.