Những câu hỏi liên quan
Hà Anh Nguyễn Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 12 2023 lúc 23:43

1. Người kể đã nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện: ngày xưa và tại một nhà kia.
2. Người kể đã đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế:

- Cha mẹ mất sớm, người anh lấy hết của cải.

- Chim ăn khế và trả vàng cho nhà người em.

- Người anh đòi đổi tài sản lấy cây khế của em.

- Do quá tham lam, bắt chim chở nặng nên người anh đã rơi xuống biển và bị sóng cuốn đi.
3. Những hành động của nhân vật trong truyện không bị người kể bỏ sót:

- Hành động của người anh độc ác lấy hết gia sản.

- Người em hiền lành cho chim ăn khế.

- Con chim biết lấy vàng trả ơn.

- Người anh tham lam bắt chim chở nặng và nhận lấy cái chết.
4. Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích đó là phải đáp ứng đầy đủ nội dung và hình thức của văn bản:

- Trình bày tên truyện và lí do kể truyện.

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày các sự việc chính của truyện.

- Trình bày kết thúc truyện.

- Suy nghĩ của bản thân về kết thúc truyện.

 
Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 2:07

- Bối cảnh truyện: ở một hiện thực mạnh mẽ, một bức tranh đen tối, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám.

- Tóm tắt: Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu. Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

- Các nhân vật trong truyện: Chí Phèo, Bá Kiến, vợ Bá Kiến, Thị Nở và bà cô Thị Nở. Trong đó Chí Phèo là nhân vật chính.

- Mối quan hệ của Chí Phèo và những nhân vật khác:

+ Chí Phèo – bá Kiến:

+ Chí Phèo – Thị Nở:

+ Chí Phèo – bà cô thị Nở:

- Những biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong truyện: điển hình hóa nhân vật, trần thuật kể truyện linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng, mang hơi thở đời sống, giọng văn hóa đời sống.

- Điểm nhìn trần thuật trong truyện đa dạng và luôn vận động. Từ điểm nhìn đa dạng, luôn vận động mà tác phẩm có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại, sự đan xen, hòa nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hóa một cách sinh động.

- Thông điệp của truyện: Chí Phèo là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa.

- Với ngòi bút hiện thực của tác giả Nam Cao, tác phẩm đã để lại trong lòng em những ám ảnh về cuộc sống khốn khổ của nhân dân lao động, những con người bị chà đạp không thương tiếc.

- Thông tin về tác giả Nam Cao:

+ Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) tỉnh Hà Nam.

+ Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” : “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông quan niệm: Tác phẩm “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

+ Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

+ Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản tự đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.

+ Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Uyên
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
21 tháng 9 2023 lúc 20:10

a. Ngôi kể trong bài văn: Ngôi thứ nhất ( nhân vật xưng "tôi")

b. Tên các sự việc xảy ra trong câu chuyện:

- Bé Bông bị chuột cắn chân và mèo Mun được gửi tới nhà để đuổi chuột 

- Nhờ có mèo Mun mà nhà đã không còn bị chuột quấy rối

- Mèo Mun đi mà không trở lại 

- Cả nhà không ai quên được mèo Mun

c. Phần giới thiệu "Hồi ấy khi tôi vào lớp... cắn chân các con thì nguy hiểm quá!"

d. Phần tập trung vào các sự vật trong câu chuyện "Bỗng một buổi chiều...cũng rất yêu mèo"

Đó là sự việc Mun đi mất mà không bao giờ trở về nhà.

e. Từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết: "khóc","nỗi buồn", "yêu quý", "người bạn nhỏ"

Bình luận (0)
hương sen nguyễn
Xem chi tiết
Vũ Nam Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hiền Lương
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
20 tháng 8 2016 lúc 10:31

- Những sự việc chính của câu chuyện:

+ Thành và Thuỷ chia nhau đồ chơi để Thuỷ mang đi ở cùng mẹ.

+ Thuỷ đến lớp chia tay cô và các bạn.

+ Thuỷ theo mẹ lên xe đi nơi khác.

- Truyện có 4 nhân vật: mẹ Thuỷ, Thành, Thuỷ và cô giáo Thuỷ. Nhân vật chính là Thành và Thuỷ.

- Chi tiết khiến em xúc động nhất là Thuỷ nhường con vệ sĩ lại cho Thành để tối gác đêm cho anh ngủ. Vì chi tiết thể hiện rõ tình yêu thương cao cả mà Thành và Thuỷ dành cho nhau.

- Ý nghĩa :

+ Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Vì vậy bài văn đề cao và nhắc nhở các bậc cha mẹ và con cái phải cố gắng gìn giữ mái ấm gia đình hạnh phúc của mình.

Chúc ban học tốt!

Bình luận (0)
Nguyển Thị Hồng Anh
28 tháng 8 2017 lúc 11:42

Những sự việc chính trong truyện :

+ Thành và Thủy chia đồ chơi để Thủy mang về cùng mẹ

+ Thủy đến lớp chia tay cô và các bạn

+ Thủy theo mẹ đi về nơi khác

- Truyện có những nhân vật :

+ Cô giáo , mẹ Thủy , Thủy , Thành

- Nhân vật chính là :

+ Thành và Thủy

- Chi tiết khiến em xúc động nhất là :

+ Thủy nhường con vệ sỉ cho Thành để tối gác đêm cho anh ngủ . Vì chi tiết thể hiện rõ tình cảm cao cả mà 2 anh em dành cho nhau.

- Ý nghĩa của câu truyện :

+ Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng . Vì vậy bài văn đề cao và nhắc nhở các bậc cha mẹ và con cái phải giữ mái ấm gia đình hạnh phúc của mình .

chúc bạn hoc tốt !

Bình luận (0)
Võ Hoàn
5 tháng 9 2017 lúc 16:35

Bạn học chương trình sách thử nghiệm VNEN phai ko?

Bình luận (2)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 3 2017 lúc 7:22

a, Đoạn văn trên có thể chia làm 3 phần:

   + Mở bài ( từ đầu… bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn): kể khái quát về ngày sinh nhật

   + Thân bài (tiếp… chỉ gật đầu không nói) kể về lí do đến muộn và món quà độc đáo của bạn.

   + Kết bài (còn lại) cảm xúc của người viết về món quà sinh nhật

b, Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau:

- Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang và món quà sinh nhật của Trinh.

   + Người kể chuyện là Trang, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)

- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang)

- Chuyện gồm các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh và các bạn cùng lớp.

   + Trang quý và lo lắng cho bạn

   + Trinh muốn dành cho bạn bất ngờ

- Câu chuyện diễn ra:

   + Ban đầu từ buổi sinh nhật, tất cả mọi người đều tới chỉ thiếu Trinh.

   + Đỉnh điểm câu chuyện là Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh nói khi ổi mới ra hoa

   + Kết thúc truyện là tấm lòng của bạn Trinh, người đã ấp ủ, nâng niu, nghĩ tới món quà sinh nhật độc đáo cho bạn

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau:

   + Miêu tả cảnh ngày sinh nhật

   + Miêu tả chi tiết món quà sinh nhật là chùm ổi

   + Biểu cảm trong tiếng reo của Thanh, trong câu trách của Trang

   + Sự cảm động của Trang khi nhận được quà.

c, Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo thời gian diễn ra buổi sinh nhật, tuy nhiên có sử dụng hồi ức để gợi lại cảnh ngày ổi mới ra hoa.

Bình luận (0)
Luna_FAN_O.P
Xem chi tiết
Thảo Phương
2 tháng 9 2016 lúc 8:41

2)Đây là truyện viết về tâm trạng và tình cảm của hai anh em. Đó là nỗi đau vì cha mẹ bỏ nhau làm hai anh em phải xa nhau (Thành ở với bố, Thủy theo mẹ về quê ngoại).

3)

- Chi tiết khiến ta cảm động nhất là cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút máy nắp vàng.
- Chi tiết làm người đọc phải giật mình: Thủy không muốn nhận vì em nói không được đi học nữa, do nhà ngoại xa trường quá, nên “mẹ bảo sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Nghe Thủy nói cô Tâm thốt lên: “Trời ạ!” “Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa”.

4)Cuộc chia tay đau đớn và đày cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thám thía rằng:Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng.Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn,không nen vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên trong sáng ấy
Bình luận (21)
Thảo Phương
2 tháng 9 2016 lúc 9:15

1)+Thành và Thủy chia đồ chơi đẻ Thủy mang đi cùng mẹ

+Thủy đén lớp chia tay cô và các bạn

+Thủy theo mẹ lên xe đi vè nhà bà ngoại

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Dương
2 tháng 9 2016 lúc 8:24

mình không biết

Bình luận (0)