Viết biểu thức đại số để biểu thị: Quãng đường đi được của một ô tô trong thời gian t giờ với vận tốc 35 (km/h)
Viết biểu thức đại số để biểu thị:
a. Quãng đường đi được của một ô tô trong thời gian t giờ với vận tốc 35 (km/h)
b. Diện tích hình thang có đáy lớn là a (m), đáy bé b (m) và đường cao h (m)
a) Biểu thức đại số biểu thị quãng đường đi được của một ô tô trong thời gian t giờ và vận tốc 35km/h là: 35t.
b) Biểu thức đại số biểu thị diện tích hình thang có đáy lớn a (m), đáy bé b (m), chiều cao h (m) là: \(\frac{a+b}{2}.h\)
a. Biểu thức đại số biểu thị quãng đường đi được của một ô tô trong thời gian t giờ với vận tốc 35 (km/h) là: 35t
b. Biểu thức đại số biểu thị diện tích hình thang có đáy lớn là a (m), đáy bé b (m) và đường cao h (m) là: \(\frac{a+b}{2}.h\)
Chúc bạn học tốt ~
Viết biểu thức đại số biểu thị:
Tổng quãng đường đi được của một người, biết rằng người đó đi bộ trong x (h) với vận tốc 5 km/h và sau đó đi bằng ô tô trong y(h) với vận tốc 35 km/h.
Biểu thức đại số biểu thị quãng đường đi của người đó là: 5.x+35.y
Viết biểu thức đại số biểu thị:
Quãng đường đi được sau x (h) của một ô tô đi với vận tốc 30 km/h
Biểu thức đại số biều thị quãng đường đi của ô tô là : 30.x
Một người đi ô tô với vận tốc 40 km/h trong x giờ, sau đó tiếp tục đi bộ với vận tốc 5 km/h trong y giờ.
a) Hãy viết biểu thức biểu thị tổng quãng đường người đó đi được.
b) Tính giá trị của biểu thức trong câu a khi x= 2,5 (giờ) và y = 0,5 (giờ).
a) Tổng quãng đường người đó đi được là: T = 40.x + 5.y (km)
b) Thay x = 2,5 và y = 0,5 vào biểu thức, ta được:
T = 40.x + 5.y = 40. 2,5 + 5. 0,5 = 102,5 (km)
Viết biểu thức đại số để biểu thị :
a) Quãng đường đi được của một ôtô trong thời gian t giờ với vận tốc 35km/h
b) Diện tích hình thang có đáy lớn là a (m), đáy bé b (m) và đường cao h (m)
a,35t (km)
b,\(\dfrac{1}{2}\left(a+b\right)h\left(m^2\right)\)
a, 35t
b, \(\dfrac{1}{2}\left(a+b\right).h\)
Một ô tô đi được quãng đường s (km) với tốc độ v (km/h) hết thời gian t (giờ).
Hãy lập các biểu thức tính một trong ba đại lượng s, v và t theo hai đại lượng còn lại.
Có phải tất cả các biểu thức đó đều là đa thức? Hãy giải thích.
Ta có các biểu thức:
\(s=vt;v=\dfrac{s}{t};t=\dfrac{s}{v}\)
Tất cả đều là đơn thức không phải đa thức
`S = v.t; v = S/t; t = S/v`.
Không phải là đa thức.
Một chiếc ô tô đi giao hàng với vận tốc x (km/h) trong vòng 2 giờ. Sau đó ô tô tăng vận tốc thêm 5 km/h trong 3 giờ tiếp theo. a) Viết biểu thức tính tổng quãng đường ô tô đi được. b) Giả sử ô tô đã đi được 265 km, tính vận tốc của ô tô.
Lời giải:
a.
Trong 2 giờ đầu ô tô đi với vận tốc $x$ km/h
Trong 3 giờ tiếp theo ô tô đi với vận tốc $x+5$ km/h
Biểu thức tính tổng quãng đường ô tô đi:
$2x+3(x+5)=5x+15$
b. Ta có: $5x+15=265$
$\Rightarrow x=50$ (km/h)
Một xe ô tô di chuyển với vận tốc không đổi 60 km/h. Gọi s (km) là quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian t (h).
Viết công thức tính thời gian t theo vận tốc tương ứng v.
Ta có:
\(t = \dfrac{s}{v}\)
Trong đó: s: quãng đường đi được
v: vận tốc di chuyển
t: thời gian di chuyển
Một xe ô tô di chuyển với vận tốc không đổi 60 km/h. Gọi s (km) là quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian t (h).
Viết công thức tính quãng đường s theo thời gian di chuyển tương ứng t.
Ta có:
S = v .t
Trong đó: s: quãng đường đi được
v: vận tốc di chuyển
t: thời gian di chuyển