làm bài thơ lục bát tả về cảm xúc
cảm giác thế nào
cho mình hỏi làm sao để miêu tả cảm xúc về bài thơ lục bát
Những bài thơ lục bát đã học, đã đọc gợi cho em những cảm xúc gì? Hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu của chúng khiến em rung động như thế nào? Hãy ghi lại cảm nhận của em về một bài thơ lục bát em yêu thích.
Những bài thơ lục bát đã học, đã đọc gợi cho em những cảm xúc gì? Hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu của chúng khiến em rung động như thế nào? Hãy ghi lại cảm nhận của em về một bài thơ lục bát em yêu thích.
Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm đẹp, thiêng liêng, cao quý của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã từng được gửi gắm trong rất nhiều những áng văn, áng thơ. Và “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi chuyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của “Chuyện cổ nước mình” khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng. “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong chuyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao chuyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được bụt trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Cây tre trăm đốt). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trả cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Cây khế). Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết trăn tinh, bắn chết đại bàng cứu người, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lí Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì.”
“Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Đọc “Chuyện cổ nước mình” như được “nhận mặt”, như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình. “Chuyện cổ nước mình” còn hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện “Tấm Cám”, “Đẽo cày giữa đường”, ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại “đời sau” qua chuyện cổ. “Chuyện cổ nước mình” là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm chuyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình hơn. Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.
viết đoạn văn thế hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
Tham khảo!
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Những câu thơ lục bát ấy, dường như ai ai cũng thuộc, cũng nhớ. Hình ảnh đóa sen trắng thanh khiết, trong trẻo đã đi sâu vào kí ức của mọi người. Ngay câu thơ đầu, tác giả dân gian đã khẳng định vị trí “khó ai sánh bằng” của hoa sen trong đầm. Hình ảnh hoa sen được miêu tả từ ngoài vào trong, với ba gam màu xanh, trắng, vàng, lần lượt từ lá, cánh hoa, đến nhị hoa. Đó đều là những màu sắc rực rỡ, sáng tươi. Đặc biệt, ở câu thơ thứ ba, những chi tiết ấy lại được điệp thêm lần nữa, nhưng với trật tự đảo ngược. Khiến cho người đọc cảm nhận, được dường như đang được kiểm tra, soi xét cho thật kĩ, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Sau đó, chắc chắn mà khẳng định rằng: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thứ hoa ấy, không chỉ xinh đẹp, mà còn tinh khiết, tuy sống trong bùn tanh nhưng vẫn thơm hương, trong sạch. Giống như những con người, dù hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, như thế nào, vẫn giữ vẹn nguyên tấm lòng trung trinh, chung thủy, chẳng một dạ hai lòng, hai trở nên xấu xa, tồi tệ. Phẩm hạnh cao quý, đáng trân trọng ấy của con người Việt Nam, đã được tác giả dân gian khéo léo thể hiện qua hình ảnh bông sen trong câu ca dao trên.
Nội dung nào sau đây không đúng với yêu cầu của kiểu bài viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát? |
| A. phân tích bài thơ có điểm tương đồng về nội dung và nghệ thuật với bài thơ lục bát được lựa chọn để thể hiện cảm xúc |
| B. giới thiệu được bài thơ lục bát được lựa chọn để thể hiện cảm xúc và tác giả (nếu có) |
| C. thể hiện được cảm nhận về một số yêu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ lục bát được lựa chọn để thể hiện cảm xúc (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…) |
| D. nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một khía cạnh nội dung của bài thơ lục bát được lựa chọn để thể hiện cảm xúc |
Đâu không phải là yêu cầu viết đoạn văn trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát?
A.Cấu trúc gồm 3 phần
B.Sử dụng ngôi thứ 3 để chia sẻ cảm xúc
C.Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
D.Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.
em yêu thích bài thơ lục bát nào đã học (lớp 6 ) hãy viết một đoạn văn bày tỏ cảm xúc về bài thơ đó
tơ cảm ơn ạ :)))
Tham khảo:
Con người ta trên đất nước này bất kể làm công việc gì cũng mang vẻ đẹp và giá trị riêng biệt. Một trong những vẻ đẹp lao động của con người khiến em vô cùng ấn tượng đó là người lao động làng chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận. Huy Cận không chỉ khắc họa trước mắt bạn đọc một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, giàu có của miền biển mà thêm vào đó là vẻ đẹp càn mẫn, chăm chỉ, lạc quan, yêu đời của những người ngư dân nơi đây. Bài thơ giúp ta hiểu hơn về cuộc sống lao động, sự cống hiến thầm lặng của họ qua ngòi bút tài tình cùng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc của Huy Cận. Nhiều năm tháng trôi qua nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.
Viết cảm xúc về 1 bài thơ lục bát
Tham khảo
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Tham Khảo:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh môngCù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
Tham khảo
Cậu cai nón dấu lông gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
Bài ca dao trên là một bức tranh châm biếm, biếm họa thú vị về một cậu cai, thường được dân gian rủ tai nhau giải trí sau những buổi làm đồng. Bài thơ khắc họa hình ảnh một cậu cai có cái danh không xứng với thực. Đường đường là một “viên chức nhà nước” đội mũ lông ga tay đeo nhẫn quý, vô cùng oai phong. Thế mà, lại ở nhà ngồi không đến ba năm mới được một lần ra nhiệm vụ. Đã vậy, lại chẳng có một món đồ gì, cái áo thì phải đi mượn, còn cái quần thì phải đi vay. Chẳng ra thể thống gì. Bài thơ đã khắc họa thành công chân dung một cậu cai kệch cỡm, thích phô trương, làm ra vẻ để lòe thiên hạ, chứ thực ra chẳng có tí tài năng hay của cải gì. Tiếc thay, chẳng ai bị cậu ta qua mặt cả. Với giọng điệu hóm hỉnh, lối kể thú vị, bài ca dao không chỉ phê phán một thói xấu trong xã hội, mà còn đem đến tiếng cười thư giãn cho người đọc.
VIẾT ĐOẠN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ BÀI THƠ LỤC BÁT về quê hương
Cậu cai nón dấu lông gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
Bài ca dao trên là một bức tranh châm biếm, biếm họa thú vị về một cậu cai, thường được dân gian rủ tai nhau giải trí sau những buổi làm đồng. Bài thơ khắc họa hình ảnh một cậu cai có cái danh không xứng với thực. Đường đường là một “viên chức nhà nước” đội mũ lông ga tay đeo nhẫn quý, vô cùng oai phong. Thế mà, lại ở nhà ngồi không đến ba năm mới được một lần ra nhiệm vụ. Đã vậy, lại chẳng có một món đồ gì, cái áo thì phải đi mượn, còn cái quần thì phải đi vay. Chẳng ra thể thống gì. Bài thơ đã khắc họa thành công chân dung một cậu cai kệch cỡm, thích phô trương, làm ra vẻ để lòe thiên hạ, chứ thực ra chẳng có tí tài năng hay của cải gì. Tiếc thay, chẳng ai bị cậu ta qua mặt cả. Với giọng điệu hóm hỉnh, lối kể thú vị, bài ca dao không chỉ phê phán một thói xấu trong xã hội, mà còn đem đến tiếng cười thư giãn cho người đọc.