Hãy so sánh hai palăng vẽ ở hình 16.6 về:
Cách bố trí các ròng rọc
Hãy so sánh hai palăng vẽ ở hình 16.6 về:
Số ròng rọc động và ròng rọc cố định
Số ròng rọc động và ròng rọc cố định ở cả hai hình là giống nhau đều bằng 3.
Hãy so sánh hai palăng vẽ ở hình 16.6 về:
Mức độ lợi về lực
Mức độ lợi về lực là giống nhau, lợi 6 lần về lực.
Người ta sử dụng hệ thống ròng rọc (gồm 1 ròng rọc động và 1 ròng rọc cố định) được bố trí như hình vẽ để đưa một vật có khối lượng 50kg lên cao 25m. Biết lực ma sát tổng cộng ở các ổ trục là 25N và mỗi ròng rọc có khối lượng là 1kg.
a. Tính công thực hiện để kéo vật lên.
b. Tính hiệu suất của hệ thống ròng rọc.
Dùng một ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi.
\(\Rightarrow F=\dfrac{1}{2}P=\dfrac{1}{2}\cdot10m=\dfrac{1}{2}\cdot10\cdot50=250N\)
\(s=2h=2\cdot25=50m\)
a)Công thực hiện để kéo vật:
\(A_i=F\cdot s=250\cdot50=12500J\)
b)Công thực hiện khi có lực ma sát:
\(A=\left(F+F_{ms}\right)\cdot s=\left(250+25\right)\cdot50=13750J\)
Hiệu suất thực hiện:
\(H=\dfrac{A_i}{A}\cdot100\%=\dfrac{12500}{13750}\cdot100\%=90,9\%\)
Trong xây dựng để nâng vật nặng lên cao người ta thường dùng một ròng rọc cố định hoặc một hệ thống ròng rọc cố định và ròng rọc động (gọi là palăng), như hình 14.4. Phát biểu nào dưới đây không đúng về tác dụng của ròng rọc?
A. Ròng rọc cố định có tác dụng làm giảm lực nâng vật đi một nửa.
B. Ròng rọc động có tác dụng làm giảm lực nâng vật.
C. Hệ thống palăng gồm 1 ròng rọc cố định và một ròng rọc động có tác dụng làm giảm lực nâng vật 2 lần.
D. Hệ thống palăng gồm 1 ròng rọc cố định và 2 ròng rọc động có tác dụng làm giảm lực nâng vật 4 lần
Chọn A
Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp chứ không có tác dụng làm giảm lực nâng.
Người công nhân dùng hê thống Palăng gồm một ròng rọc cố định và một ròng rọc động để nâng một thùng hàng có khối lượng 200kg lên độ cao 10m .
a. Bỏ qua lực ma sát giữa dây kéo và ròng rọc, hãy tính:
- Lực kéo vật khi sử dụng hệ thống Palăng trên?
- Quãng đường dây kéo ròng rọc dịch chuyển?
- Công của lực kéo dây ròng rọc?
b. Thực tế có ma sát giữa dây kéo và ròng rọc nên lực kéo dây là 1200N. Tính hiệu suất của hệ thống Palăng trên?
mong các bạn giải giúp
Hãy nêu tác dụng của các ròng rọc ở cần cẩu vẽ ở hình 16.7.
Ròng rọc cố định: đổi hướng lực tác dụng.
Ròng rọc động: giảm độ lớn lực tác dụng.
Hãy thiết kế 1 palăng gồm 1 ròng rọc cố định & 2 ròng rọc động
Bài này chỉ cần 1 ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động là đủ thôi bạn à.
Đề đưa một vật có khối lượng 50 kg lên cao 10 m, người thứ nhất dùng hệ thống ròng rọc như hình (a), người thứ hai dùng hệ thống ròng rọc như hình (b). Hãy so sánh đoạn dây cần kéo và độ lớn của lực kéo trong hai trường hợp đó.
Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong hình 16.6 có lợi hơn về lực? Tại sao?
Nên sử dụng hệ thống ròng rọc ở hình bên phải gồm 2 ròng rọc: 1 ròng rọc động và 1 ròng rọc cố định có lợi hơn vì nó giúp làm lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật nhiều lần.