Những câu hỏi liên quan
Thảo Phạm
Xem chi tiết
Phương Dung
21 tháng 12 2020 lúc 22:17

Những xu thế phát triển của thế giới ngày nay bao gồm:

- Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

- Xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm.

- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.

⟹ Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

* Thời cơ và thách thức đối với các dân tộc:

- Thời cơ:

+ Từ sau “Chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

+ Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.

+ Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

- Thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình.

+ Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.

+ Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài….

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

⟹ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp đưa đất nước từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.

Bình luận (1)
Phương Dung
21 tháng 12 2020 lúc 22:27

* Trước xu thế phát triển của thế giới, theo em, nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay là:

- Tập trung phát triển nền kinh tế mạnh, bền vững để đưa đất nước đi lên hội nhập với quốc tế. Bởi kinh tế là nội dung quan trọng nhất, nó quyết định vị trí chính trị quốc gia trên trường quốc tế, đem lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân.

- Nâng cao trình độ dân trí, hòa nhập với xu hướng phát triển chung của toàn nhân loại.

- Phát triển và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất

- Xóa đói, giảm nghèo, lạc hậu, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bình luận (1)
Nguyenthaivan
Xem chi tiết
katori mekirin
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 1 2018 lúc 16:50

- Thời cơ: Là có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

- Thách thức: Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.

- Là vì các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, văn hóa, nhân lực còn nhiều hạn chế với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.

- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
thanh nga
24 tháng 7 2017 lúc 20:09

Nói '' hòa bình, ổn định và hợp tác phá triển" vừa là thời cơ, vừa là thách thức vì:

- Thời cơ: trong bối cảnh chung của TG là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật của TG và khai thác vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đá nước

- Thách thức: vì phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế , trình độ dân chí và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế; sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường TG; việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay bên ngoài; việc giữ gìn , bảo vệ bản sắc, văn hó dân tộc và kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Vì vậy mỗi dân tộcđều có đường lối, chính sách phù hợp để phát triển kinh tế nhưng vẫn giữ đc bản sắc văn hóa dân tộc

Bình luận (0)
Thien Tu Borum
14 tháng 4 2017 lúc 15:49

Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển

Về thời cơ Từ sau “chiến tranh lạnh”, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Tăng cường hợp tác và tham gia các lien minh kinh tế khu vực Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật thế giới và khai thác các nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
Bình luận (0)
Đặng Thị Huyền Trang
17 tháng 12 2017 lúc 17:26

Là thời cơ vì: Đây là giai đoạn mà bạn tập trung vào vào việc xây dưng kinh tế đất nước( không còn phải lo lắng nhiều về chiến tranh), có nhiều cơ hội để ta mở mang hợp tác, trao đổi, học hỏi các nước khác.
Là thách thức thức vì:
+Đã được hòa bình ổn định rồi thì chúng ta cũng cần ra sức để gìn giữ, bảo vệ nó.
+Khi hợp tác, giao lưu với nước khác thì ngoài việc tiếp nhận cái hay thì cái dở cũng theo đó mà vào.
Tóm lại, hòa bình ổn định, hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với mỗi dân tộc. Bổn phận của mỗi người dân, mỗi dân tộc là phải biết sáng suốt, vững vàng trước những thách thức thì mới có thể tồn tại và phát triển.

Bình luận (0)
Trần Bảo Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
20 tháng 10 2023 lúc 8:16

Thời cơ:
- Tham gia vào thị trường lớn hơn 600 triệu người, tạo ra cơ hội tiếp cận các thị trường mới và mở rộng kinh doanh.
- Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có quan hệ lịch sử và văn hóa gắn kết với Việt Nam như Lào, Campuchia, Thái Lan.
- Tăng cường hợp tác về an ninh, quốc phòng, phòng chống tội phạm, khủng bố, ma túy, tội phạm môi trường.
Thách thức:
- Cạnh tranh với các nước thành viên khác trong khu vực, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển như Singapore, Malaysia, Thái Lan.
- Đối mặt với các vấn đề về thương mại, bao gồm cạnh tranh giá cả, chất lượng sản phẩm, quy định về xuất khẩu và nhập khẩu.
- Đối mặt với các vấn đề về an ninh, bao gồm tình trạng tội phạm, khủng bố, ma túy, tội phạm môi trường.

Bình luận (0)
Hùng Hồ
Xem chi tiết
Bla bla bla
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
16 tháng 10 2023 lúc 11:39

Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vừa là thời cơ và vừa là thách thức do các yếu tố sau đây:

Thời cơ:
- Gia nhập LHQ mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia vào cộng đồng quốc tế, xây dựng và mở rộng quan hệ đối tác với các quốc gia trên toàn thế giới. Điều này có thể mang lại lợi ích kinh tế, chính trị và an ninh cho Việt Nam.

- Tham gia vào LHQ, Việt Nam có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức, chương trình và dự án của LHQ để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng các thách thức xã hội như giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

- Gia nhập LHQ cũng mở ra cánh cửa để Việt Nam tham gia vào các hoạt động quốc tế như duy trì hòa bình, giám sát địa phương, góp phần trong giải quyết các vấn đề toàn cầu như xung đột, di dân, nguồn lực nước và phát triển bền vững.
Thách thức:

- Gia nhập LHQ có thể đặt ra thách thức về tuân thủ các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế. Việt Nam phải thực hiện nhiều cải cách trong các lĩnh vực như nhân quyền, dân chủ, quyền con người và luật pháp để tuân thủ các tiêu chuẩn của LHQ. Điều này đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực từ phía chính phủ và xã hội Việt Nam.

- Tham gia vào cơ cấu quyết định của LHQ đồng nghĩa với việc phải đưa ra quan điểm và tham gia vào các cuộc tranh luận về các vấn đề toàn cầu. Điều này yêu cầu Việt Nam phải có khả năng đàm phán, thương lượng và xây dựng mối quan hệ với các quốc gia khác, trong khi vẫn bảo vệ quyền lợi và lợi ích của mình.

- Gia nhập LHQ cũng đòi hỏi Việt Nam phải đảm bảo tính nhất quán giữa các cam kết quốc tế và chính sách nội bộ. Điều này có thể đòi hỏi sự điều tiết và điều chỉnh trong việc thực hiện chính sách nội địa để phù hợp với các yêu cầu quốc tế.

Bình luận (0)
ʚĭɞ Thị Quyên ʚĭɞ
Xem chi tiết
Lê Yến Nhi
5 tháng 12 2016 lúc 21:09

- Thời cơ: Là có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

-Thách thức:Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.

- Là vì các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, văn hóa, nhân lực còn nhiều hạn chế với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

- Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.

- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.

***Cherish ~ MDia

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Yến Nhi
28 tháng 11 2017 lúc 19:20

hãy nếu cảm nghĩ của em về cách mạng khoa học kĩ thuật ,nêu nội dung và lí giải vì sao lại chọn

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Yến Nhi
28 tháng 11 2017 lúc 19:45

còn cảm nghĩ của em trong đoạn văn không có

Bình luận (0)