Cho tam giác nhọn ABC có BC bằng 40cm. Gọi D,E lần lượt là trung điểm của AB,EC. Gọi M,N cùng lần lượt là trung điểm của DB,EC. A) Vẽ hình theo yêu cầu đề bài B) Tính DE C) Tính MN
Cho tam giác ABC có BC = 16 cm. Gọi D và E lần lượt là trung điểm của AB và AC. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của BD và EC. Tính MN?
A. 9cm
B. 8cm
C. 10cm
D. 12cm
* Xét tam giác ABC có D và E lần lượt là trung điểm của AB và AC nên DE là đường trung bình của tam giác.
Suy ra: DE// BC và
* Xét tứ giác DECB có DE // BC nên DECB là hình thang.
Lại có: M và N lần lượt là trung điểm của BD và EC nên MN là đường trung bình của hình thang .
Chọn đáp án D
Tam giác ABC cân tại A, gọi D, I lần lượt là trung điểm của AB, AC
a, Tứ giác BDEC là hình gì?
b, Biết BC=8cm. M, N lần lượt là trung điểm của BD, EC. Tính DE, MN
cho tam giác ABC, đường trung tuyến BD. Trên tia đối của BD lấy E sao cho DE=DB. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC và EC. Gọi P, Q lần lượt là giao điểm của AM, AN với BE. CMR BP=PQ=QE2cho tam giác ABC, đường trung tuyến BD. Trên tia đối của BD lấy E sao cho DE=DB. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC và EC. Gọi P, Q lần lượt là giao điểm của AM, AN với BE. CMR BP=PQ=QE
Cho tam giác ABC, gọi D, E lần lượt là trung điểm của AC, AB. Trên tia đối của tia DB lấy M sao cho DM = DB; trên tia đối của tia EC lấy N sao cho EN = EC. Chứng minh A là trung điểm của MN?
Xét tứ giác ABCM có
D là trung điểm của đường chéo AC
D là trung điểm của đường chéo BM
Do đó: ABCM là hình bình hành
Suy ra: AM//BC và AM=BC(1)
Xét tứ giác ANBC có
E là trung điểm của đường chéo AB
E là trung điểm của đường chéo CN
Do đó: ANBC là hình bình hành
Suy ra: AN//BC và AN=BC(2)
Từ (1) và (2) suy ra AM=AN(3)
Ta có: AM//BC
AN//BC
mà AM và AN có điểm chung là A
nên N,A,M thẳng hàng(4)
Từ (3) và (4) suy ra A là trung điểm của NM
Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC). Gọi M là trung điểm BC. Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của M trên AB, AC.
a) Chứng minh DE = AM.
b) Chứng minh tứ giác BDEM là hình bình hành.
c) Gọi O là giao điểm của BE và DM. Gọi I là trung điểm EC. Chứng minh tứ giac AOMI là hình thang cân.
d) Vẽ đường cao AH của tam giác ABC. Tính số đo góc DHE.
a: Xét tứ giác ADME có
\(\widehat{ADM}=\widehat{AEM}=\widehat{DAE}=90^0\)
Do đó:ADME là hình chữ nhật
Suy ra: DE=AM
b: Xét ΔABC có
M là trung điểm của BC
ME//AB
Do đó: E là trung điểm của AC
Xét ΔABC có
M là trung điểm của bC
MD//AC
Do đó: D là trung điểm của AB
Xét ΔABC có
E là trung điểm của AC
M là trung điểm của BC
DO đó: EM là đường trung bình
=>EM//AB và EM=AB/2
=>EM//BD và EM=BD
hay BDEM là hình bình hành
c: Ta có: BDEM là hình bình hành
mà O là giao điểm của hai đường chéo
nên O là trung điểm chung của BE và DM
Xét ΔEBC có
O là trung điểm của EB
I là trung điểm của CE
Do đó: OI là đường trung bình
=>OI=BC/2
mà AM=BC/2
nên OI=AM
Xét tứ giác AOMI có MO//AI
nên AOMI là hình thang
mà OI=AM
nên AOMI là hình thang cân
Cho tam giác ABC, D là trung điểm của AC, E là trung điểm của AB. Trên tia đối của DB và EC lần lượt lấy M, N sao cho ND=DB, ME=EC
a. vẽ hình và viết giả thiết kết luận
b. Chứng minh rằng: AN=BC và AN song song với BC
c. A là trung điểm của MN
cho tam giác ABC . gọi E,D lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC. trên tia đối tia BD lấy điểm M sao cho DM=DB. Trên tia đối của tia EC lấy điểm N sao cho EN = EC. Cmr: a, AM//BC b, Ba điểm M,A,N thẳng hàng c, AB+BC>2BD
a Xét tứ giác ABCM có
D là trung điểm chun của AC và BM
=>ABCM là hình bình hành
=>AM//BC và AM=BC
b: Xét tứ giác ANBC có
E là trung điểm chung của AN và BC
=>ANBC là hình bình hành
=>AN//BC và AN=BC
=>M,A,N thẳng hàng
Bài 3: Cho tam giác ABC có BC = 8cm. Gọi D và E lần lượt là trung điểm của các cạnh AB,AC.
a) Gọi M và N lần lượt là trung điểm của BD và CE. Tính độ dài đoạn MN.
a: Xét hình thang BDEC có
M là trung điểm của BD
N là trung điểm của EC
Do đó: MN là đường trung bình của hình thang BDEC
Suy ra: \(MN=\dfrac{DE+BC}{2}=\dfrac{8+4}{2}=6\left(cm\right)\)
Cho các điểm D,E,F lần lượt nằm trên các cạnh BC,CA,AB của tam giác ABC sao cho \(\frac{DB}{DC}\)=\(\frac{EC}{EA}\)=\(\frac{FA}{FB}\).Gọi M,P lần lượt là trung điểm của BC,DF và kẻ FN // AC với N thuộc BC
a,CM M là trung điểm DN
b,CM MP // và bằng 1 nửa AE
c,Tam giác ABC và DEF có cùng trọng tâm
Lời giải:
a) Vì $FN\parallel AC$ nên áp dụng định lý Talet:
\(\frac{NC}{NB}=\frac{FA}{FB}=\frac{DB}{DC}\)
Nếu $NB=DC$ thì do $MB=MC$ nên $MB-NB=MC-DC$
$\Leftrightarrow MN=MD$ nên $M$ là trung điểm $DN$.
Nếu $NB\neq DC$ thì áp dụng TCDTSBN: $\frac{NC}{NB}=\frac{DB}{DC}=\frac{NC-DB}{NB-DC}=\frac{DC-NB}{NB-DC}=-1< 0$ (vô lý)
Vậy ta có đpcm.
b)
Vì $M$ là trung điểm $DN$, $P$ là trung điểm $DF$ nên $MP$ là đtb ứng với cạnh $FN$
$\Rightarrow MP\parallel FN$ và $MP=\frac{1}{2}FN(1)$
Mặt khác:
$FN\parallel AC\Rightarrow FN\parallel AE(2)$
$\frac{NC}{NB}=\frac{FA}{FB}=\frac{EC}{EA}$ nên theo Talet đảo thì $EN\parallel AB$ hay $EN\parallel AF(3)$
Từ $(2); (3)$ suy ra $AENF$ là hình bình hành nên $AE=FN(4)$
Từ $(1); (2);(4)$ suy ra $MP\parallel AE$ và $MP=\frac{1}{2}AE$ (đpcm)
c) Gọi $G$ là giao điểm $AM$ và $EP$. Theo định lý Talet:
$\frac{AG}{GM}=\frac{EG}{GP}=\frac{AE}{MP}=2$
$\Rightarrow \frac{AG}{AM}=\frac{EG}{EP}=\frac{2}{3}$
Do đó $G$ chính là trọng tâm của $ABC$ và $DEF$. Ta có đpcm.