Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 2 2019 lúc 11:39

Người cha nhắc cho đứa con nhớ về tình cảm gia đình. Cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành.

Con lớn lên hằng ngày trong sự thương yêu, trong sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ.

- Bằng cách nói cụ thể, bốn câu thơ đầu tạo được không khí gia đình ấm áp, tràn đầy tiếng nói, tiếng cười và niềm hạnh phúc của cha mẹ khi nâng đỡ, dìu dắt đứa con

- Các điệp ngữ chân phải – chân trái; một bước – hai bước; tới cha – tới mẹ, tiếng nói – tiếng cười vừa diễn tả được bước đi chập chững của con, vừa diễn tả được tình cảm nâng niu, chở che của cha mẹ.

- Đứa con còn được lớn lên trong sự nuôi dưỡng, đùm bọc của quê hương: “Người đồng mình yêu lắm con ơi – Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”.

- Người cha hãnh diện, ngập tràn hạnh phúc khi nói về ngày “hạnh phúc nhất trên đời” – ngày cưới – của mình, và con, chính là kết quả của hạnh phúc đó.

- Người cha nhắc cho con biết quê hương mình không chỉ cần cù, chăm chỉ lao động mà còn là tài hoa, khéo léo, gửi cả tâm hồn vào việc làm, những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày của họ.

→ Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, người cha muốn nhắc con nhớ tới cội nguồn sinh dưỡng của mình. Thông qua các hình ảnh cụ thể, tác giả muốn gợi không khí ấm áp, quấn quít của gia đình.

- Cuộc sống lao động cần cù tươi vui của người đồng mình được tác giả gợi lên thông qua các câu thơ thật đẹp:

Người đồng mình thương lắm con ơiĐan lờ cài nan hoaVách nhà ken câu hát

   + Đan lờ cài nan hoa: dụng cụ bắt cá của người miền núi.

   + Vách nhà ken câu hát: cuộc sống hòa với niềm vui.

   + Các động từ “cài, ken” diễn tả cụ thể khéo léo hoạt động lao động của con người, cũng là sự lạc quan trong lao động.

- Con lớn lên trong sự đùm bọc, che chở của quê hương và núi rừng.

Rừng cho hoaCon đường cho những tấm lòng

   + Hình ảnh thiên nhiên, rừng quê thơ mộng, trữ tình, nuôi dưỡng tâm hồn và lối sống của đứa con.

   + Thiên nhiên nuôi dưỡng, che chở con người cả về tâm hồn, lối sống.

   + Rừng mang lại vẻ đẹp ban tặng cho con người.

   + Con đường cho những tấm lòng là vẻ đẹp của tình người.

→ Người cha muốn nhắc con nhớ về quê hương là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa và nghĩa tình.

⇒ Người cha muốn con nhớ rằng con không chỉ lớn lên bằng tình yêu của cha mẹ, làng quê mà con còn lớn lên giữa thiên nhiên bao la, giàu truyền thống văn hóa, giàu tình nghĩa.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 12 2017 lúc 5:58

Người con được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương:

   + Chân phải bước tới cha: cha luôn dìu dắt, là chỗ dựa vững chắc cho con

   + Chân trái bước tới mẹ: mẹ là người yêu thương, nâng đỡ, dìu dắt, bảo vệ đứa con nhỏ.

→ Đứa trẻ sống trong tình yêu thương, chở che của cha mẹ.

- Người con trưởng thành trong cuộc sống lao động, thiên nhiên đẹp đẽ, thấm đượm tình cảm của quê hương

   + Người đồng mình yêu lắm

   + Đan lờ cài nan hoa

   + Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng

- Sự cần cù trong lao động, sự gắn bó, quấn quýt giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên là nguồn cội nuôi dưỡng con người

→ Nền tảng gia đình, quê hương nâng đỡ đứa trẻ trưởng thành

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Khinh Yên
23 tháng 1 2018 lúc 10:54

1, Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.

- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.

2, Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ:

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương: con người và rừng núi quê hương. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".

3, Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" là:

- Dễ thương, giàu tình cảm (Người đồng mình thương lắm con ơi)

- Thủy chung, gắn bó với quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói)

- Hồn nhiên, mạnh mẽ (Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc)

- Bản lĩnh, bền bỉ (Cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn - ... Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương)

- Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh (Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con)

Từ đó nhắc nhở con khi lên đường phải nhớ rằng "người đồng mình" yêu lắm, phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", và điều đặc biệt là không thể nhỏ bé, phải luôn đàng hoàng, bằng anh bằng em.

4, Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

5, Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 6 2017 lúc 17:06

Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời được diễn tả qua bốn khổ thơ đầu

- Sự đau thương mất mát khiến vũ trụ, con người, cỏ cây hòa làm một với nhau trước sự ra đi của Bác:

    + Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa

    + Ứớt lạnh vườn rau, phòng lạnh rèm buông, tắt ánh đèn

    + Ngoài vườn hoa nhài, trái bưởi, mặt hồ… buồn bã

    + Sự đau xót tới não lòng gần như không thể tin được “Bác đã đi rồi sao Bác ơi?”

→ Cảnh vật, con người trở nên mất hồn, lạnh lẽo, ngỡ ngàng đến đau xót cực độ trước sự ra đi của Bác

- Nỗi đau đớn được thể hiện qua tiếng khóc trực tiếp của tác giả

    + Câu hỏi tu từ, câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp niềm xót thương của nhà thơ, là nỗi đau của triệu người

Bình luận (0)
chuche
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
15 tháng 4 2022 lúc 20:18

xu hc lớp 9 à:)

Bình luận (1)
★彡✿ทợท彡★
15 tháng 4 2022 lúc 20:19

hack... lớp ak :(

Bình luận (2)
Trần Hiếu Anh
15 tháng 4 2022 lúc 20:19

ơ lạ nhỉ =)

đang học lớp 5 mà =)

Bình luận (0)
DƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG
Xem chi tiết
minh nguyet
23 tháng 1 2023 lúc 20:33

Em ghi cả đoạn thơ lên rồi chị làm cho em nhé!

Bình luận (0)
T gaming Meowpeo
Xem chi tiết
Đào Anh Thư
10 tháng 5 2021 lúc 21:38

bn fan Meowpeo à

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
cao xuan quyen
7 tháng 12 2022 lúc 14:22

sex

Bình luận (0)
Trọng Nghĩa Nguyễn
Xem chi tiết
•๛♡长เℓℓëɾ•✰ツ
Xem chi tiết