Đọc ba đề bài đã cho (SGK trang 132) Đề bài nào trong ba đề trên thuộc lại văn kể chuyện. Vì sao
Đọc ba đề bài đã cho (SGK trang 132) Đề bài nào trong ba đề trên thuộc lại văn kể chuyện. Vì sao
Em chọn đề (2) "Em hãy kể chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể"
Vì đề yêu cầu kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể. Chuyện có nhân vật có cốt truyện có diễn biến các sự việc và ý nghĩa về tấm gương rèn luyện thân thể.
Câu 5 (trang 45, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích này không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Đọc kĩ phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Dựa vào những lý thuyết về người kể chuyện ngôi thứ ba để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
+ Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích.
+ Lý do cho thấy quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba trong đoạn trích:
- Người kể chuyện trong đoạn trích chỉ hiện ra qua những lời kể, lời bình luận, những câu hỏi gợi mở tâm lý nhân vật trong từng diễn biến của câu chuyện đồng thời thể hiện cách nhìn nhận của mình đối với nhân vật và sự việc đó.
- Người kể chuyện đứng dưới góc nhìn của người thứ ba chứng kiến toàn bộ sự việc từ những sự kiện xảy ra đến nội tâm nhân vật.
- Người kể chuyện trong đoạn trích này đã thể hiện quyền năng của mình, trở thành người kể chuyện toàn tri dẫn dắt người đọc nhập tâm vào câu chuyện mình kể.
- Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ b có được thể hiện trong đoạn trích này, tuy nhiên không phải được thể hiện ở tất cả các tình tiết truyện.
- Biểu hiện của quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba: người kể chuyện biết hết những sự việc sẽ xảy ra, biết được cả một số tâm tư, suy nghĩ của nhân vật khi thực hiện hành động đó.
+ Người kể chuyện ngôi thứ ba đưa ra ra thái độ tâm tư của nhân vật Gia-ve khi hắn vừa mới gặp gvg: “Hắn coi gvg như một kẻ đấu thầu bí hiểm…”. Động từ “coi” ở đây cho thấy người kể chuyện đã xâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật Gia-ve.
+ Người kể chuyện xâm nhập vào thế giới nội tâm của Phăng-tin để miêu tả các cung bậc cảm xúc của chị: “Chị còn trông thấy một sự vô lý vô lý đến nỗi ngay trong những cơn sốt mê sảng hãi hùng nhất chị cũng không hề thấy có điều như vậy”.
- Tuy nhiên vẫn có những đoạn người kể chuyện ngôi thứ ba không sử dụng quyền năng toàn tri của mình. Ở đoạn cuối, người kể chuyện đã không nêu rõ cho người đọc biết nhân vật gvg thầm thì điều gì vào tai Phăng-tin. Khi không sử dụng quyền năng toàn tri, người kể chuyện ngôi thứ ba đã để người đọc tự tưởng tượng theo mạch truyện.
Đọc đề bài sau đây: “Hãy kể lại nội dung bài thơ Lượm của Tố Hữu thành một câu chuyện theo những ngôi kể khác nhau”. Đề văn trên thuộc loại đề nào?
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.
1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.
Lưu ý:
– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?
– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?
• Kể câu chuyện bằng lời của mình.
• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập trung kể cụ thể sự việc chính, làm nổi bật lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật.
• Có thể thêm vào sự việc chính lời nói, suy nghĩ, hành động... của nhân vật.
• Cũng có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc chính.
– Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?
2. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.
Gợi ý:
1.
Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.
Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.
Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.
Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:
- Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!
Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.
Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương
2.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Câu 2 (trang 29, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?
- Giăng Van-giăng khi trở thành thị trưởng đã lấy tên là Ma-đơ-len. Nhưng để cứu một người vô tội bị nhận nhầm thành mình, Giăng Van-giăng đã đến tòa thú nhận thân phận thực.
- “Từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”, tức là Giăng Van-giăng đã quay trở về thành thơ xén cây bình thường khi xưa, không còn là thị trưởng uy quyền nữa.
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Chú ý vào đoạn văn có câu “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi” và tên của nhân vật Giăng Van-giăng trước kia để giải thích lý do.
Lời giải chi tiết:
Người kể chuyện lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”:
- Vì để tránh nhầm lẫn tên Giăng Van-giăng với tên trước kia của ông là Ma-đơ-len.
- Trước kia, ông lấy tên Ma-đơ-len với thân phận là thị trưởng thị trấn Mông-tơ-rơi còn từ giờ ông là Giăng Van-giăng – kẻ đang bị pháp luật truy nã.
Kể một câu chuyện về một trong các đề tài đã cho (SGK trang 132)
Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện giữa tôi và Hoàng. Hoàng là một cậu bé tật nguyền ở cạnh nhà tôi. Nhà Hoàng nghèo lắm. Bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Giờ đây cậy đã chín tuổi bị liệt hai chân sau một cơn sốt bại liệt. Trông cậu rất đáng thương. Hồi cậu mới năm tuổi tôi thường hay sang nhà cậu chơi. Hoàng mến tôi lắm. Tôi nói với Hoàng sang năm đi học với tớ. Nghe tôi nói vậy Hoàng cúi xuống nhìn đôi chân mình rồi ngước lên nhìn tôi nói: Nam đi học về, sang đây dạy mình với nhé" Nói xong nước mắt Hoàng chảy ra . Thấy Hoàng buồn tôi thương lắm. Tối đó, bố tôi từ cơ quan về, tôi nói với bố: "Con thấy Hoàng tội nghiệp quá bố ạ! Hoàng rất muốn đi học nhưng không có điều kiện. Có cách gì giúp Hoàng không bố?" Bố tôi bảo: Bố sẽ viết đơn xin cho Hoàng đi học. Con việc đi lại bố sẽ tính sau. Sáng hôm sau tôi vội chạy sang báo tin cho Hoàng. Cậu phấn khởi lắm, ôm chầm lấy tôi. Một tháng sau bố tôi mua về một chiếc xe lăn mới tinh. Chiếc xe do hội từ thiện của tỉnh tặng cho Hoàng. Thế là Hoàng có được phương tiện đi lại. Ngày nào tôi cũng phụ giúp Hoàng đến trường. Giờ đây tôi với Hoàng đã lên lớp bốn. Chúng tôi đều là học sinh giỏi cả. Mẹ Hoàng rất quý tôi, có gì ngon cô thường đem qua cho tôi ăn. Tôi kể chuyện này cho các bạn nghe không phải là kể ơn với Hoàng mà là muốn nói đến sự cảm thông chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của hai chúng tôi. Chỉ có tình bạn chân chính mới hiểu nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Kể một câu chuyện về một trong các đề tài đã cho (SGK trang 132)
Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện giữa tôi và Hoàng. Hoàng là một cậu bé tật nguyền ở cạnh nhà tôi. Nhà Hoàng nghèo lắm. Bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Giờ đây cậy đã chín tuổi bị liệt hai chân sau một cơn sốt bại liệt. Trông cậu rất đáng thương. Hồi cậu mới năm tuổi tôi thường hay sang nhà cậu chơi. Hoàng mến tôi lắm. Tôi nói với Hoàng sang năm đi học với tớ. Nghe tôi nói vậy Hoàng cúi xuống nhìn đôi chân mình rồi ngước lên nhìn tôi nói: Nam đi học về, sang đây dạy mình với nhé" Nói xong nước mắt Hoàng chảy ra . Thấy Hoàng buồn tôi thương lắm. Tối đó, bố tôi từ cơ quan về, tôi nói với bố: "Con thấy Hoàng tội nghiệp quá bố ạ! Hoàng rất muốn đi học nhưng không có điều kiện. Có cách gì giúp Hoàng không bố?" Bố tôi bảo: Bố sẽ viết đơn xin cho Hoàng đi học. Con việc đi lại bố sẽ tính sau. Sáng hôm sau tôi vội chạy sang báo tin cho Hoàng. Cậu phấn khởi lắm, ôm chầm lấy tôi. Một tháng sau bố tôi mua về một chiếc xe lăn mới tinh. Chiếc xe do hội từ thiện của tỉnh tặng cho Hoàng. Thế là Hoàng có được phương tiện đi lại. Ngày nào tôi cũng phụ giúp Hoàng đến trường. Giờ đây tôi với Hoàng đã lên lớp bốn. Chúng tôi đều là học sinh giỏi cả. Mẹ Hoàng rất quý tôi, có gì ngon cô thường đem qua cho tôi ăn. Tôi kể chuyện này cho các bạn nghe không phải là kể ơn với Hoàng mà là muốn nói đến sự cảm thông chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của hai chúng tôi. Chỉ có tình bạn chân chính mới hiểu nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân ái.
1. Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu?
2. Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện đó.
1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,...
2.
1. Mở bài:
Tên truyện: Người ăn xin
Nhân vật: cậu bé và người ăn xi
2. Thân bài:
Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ
Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả
Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ
Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động
3. Kết bài:
Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.
Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.
Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi (trang 65 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
a) Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
a, Các vấn đề nghị luận:
- Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
- Diễn biến cốt truyện trong truyện Làng của Kim Lân
+ Thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du
+ Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh, qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng