Những câu hỏi liên quan
Lê Hoàng minh lê
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
1 tháng 9 2021 lúc 23:15

Em tham khảo : ( Hoidap247 )

Bài thơ có kết cấu chặt chẽ theo lối đầu cuối tương ứng. Khi khổ mở đầu là “Mỗi năm hoa đào nỏ – Lại thấy ông đồ già” và kết thúc là “Năm nay đào lại nỏ – Không thấy ông đồ xưa”. Điều đó tập trung làm nổi bật chủ đề mang tinh thần hoài cổ cảnh đó người đâu. Màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tầu và mái tóc hoa râm của ông đồ trái ngược lại hoàn toàn với sự hiu hắt, buồn bã vắng vẻ ở những câu cuối. Ông đồ xuất hiện giữa một bức tranh lộng lẫy, ngoạn mục giữa phố xá tấp nập. Một vẻ đẹp sao vui tươi quá vậy! Ở khổ thơ đầu gợi lên cho độc giả niềm phấn chấn, tươi vui thì khổ cuối là một hình ảnh buồn bã, xót thương, sắc màu cũng phai nhạt theo. Giờ đây, ông đồ và lớp người xưa cũ đã trở nên vô nghĩa giữa cuộc đời. Bài thơ khép lại bằng những hình ảnh, câu thơ mang nặng nỗi buồn tha thiết của tác giả Vũ Đình Liên bằng câu hỏi tu từ. Mỗi năm đều mở đầu bằng hình ảnh hoa đào nhưng lòng người lại chả còn như xưa. Kết cấu đầu cuối tương ứng đã làm nổi bật được ý nghĩa và thông điệp của tác giả.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 9 2023 lúc 7:25

Tham khảo!

- Khổ thơ 1, 2: là hình ảnh đẹp, ông đò mang lại niềm vui cho mọi người mỗi dịp tết đến xuân về.

- Khổ 3, 4: không khí vắng vẻ, chẳng còn ai thuê ông đồ viết chữ.

Qua đó, cho thấy thú vui một thời đó là chơi câu đối đã bị lãng quên, ông đồ cũng dần bị lãng quên theo năm tháng.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
27 tháng 4 2017 lúc 10:26

Câu hỏi 1. Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông trong hai khổ thơ 3 và 4. Hãy so sánh dê làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc những cám xúc gì về tình cảnh ông đồ?

- Hai khổ thơ đầu là hình ảnh ông đồ thời Hán học hưng thịnh. Thời Hán học còn hưng thịnh là thời vàng son của chữ nho, thời đắc ý của ông đồ. Mỗi khi hoa đào nở, báo hiệu Tết đến, xuân về, người ta lại thấy trên hè phô ông đồ ngồi cùng mực tàu, giấy dỏ viết chữ, viết câu đối đỏ cho những người xin chữ, mua câu đối về treo Tết. Xin chữ, chơi câu đối Tết là thú vui tao nhã của nhiều người. Đây là nét sinh hoạt văn hóa của người Việt từ ngàn xưa. Màu đỏ của giấy hòa vào màu đỏ của hoa đào nở. Hình ảnh ông đồ viết chữ nho bên hè phố như góp thêm vào nhịp sống đông vui, náo nức của phố phường, vào không khí tưng bừng, rộn rã của ngày xuân : Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua Thời ấy, ông đồ rất “đắt hàng” (Bao nhiêu người thuê viết), ông đồ được xã hội kính trọng, chữ nho được tôn vinh, coi trọng. Nhiều người xúm quanh ông thuê viết, xin chữ, mua câu đối, tấm tắc khen ông tài hoa, khen chữ ông đẹp (Như phượng múa rồng bay). Ông đồ là tâm điểm của sự chú ý, chữ nho là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người: Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng hay”

- Hai khổ thơ 3 và 4 là hình ảnh ông đồ thời Hán học suy tàn. Vẫn là ông đồ với mực tàu, giấy đỏ ngồi bên hè phố ngày Tết, nhưng tất cả đã khác xưa. Một cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương : Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay dâu ? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu... Thời Tây học đang dần thay thế cho thời Hán học. Chữ nho nhường chỗ cho chữ Pháp, chữ quốc ngữ. Người thuê viết chữ nho mỗi năm mỗi vắng, giấy đỏ, mực tàu không được ông đồ dùng đến vì thế mà trở nên vô duyên, bẽ bàng phơi trên hè phố. Phép nhân hóa đã làm cho câu thơ trở nên sinh động, có hồn : “Giấy đỏ buồn không thắm

- Mực đọng trong nghiên sầu”. Giấy đỏ bày mãi ra không dùng đến cũng phai màu dần. Mực đă mài trong nghiên không được ông đồ đụng tới nên cũng khô dần. Nỗi sầu buồn của những vật vô tri chính là tâm trạng ảm đạm, buồn bã của ông dồ thời nho học lụi tàn. Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa nhưng không còn ai chú ý đến ông nữa. Ông đồ hị mọi người bỏ rơi, lạc lõng, lẻ loi giữa phố phường đông đúc : Ông đồ vẫn ngồi dấy, Qua đường không ai hay, Hai câu thơ tả cảnh mà ngụ tình. Lá vàng rơi gợi nên sự buồn bã, tàn tạ. Cảnh giấy đỏ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi càng thêm ảm đạm. Ngoài trời mưa bụi ẩm ướt, nào nề : Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa hụi hay. Rõ ràng đó là những câu thơ biểu cảm, diễn tả tâm trạng sự xót xa, sầu não của ông đồ.

2.Tâm tư nhà thơ được thể hiện qua bài thơ như thế nào?

- Hai câu cuối của bài thơ “Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?” đã bộc lộ trực tiếp niềm xót xa, thương cảm của nhà thơ khi nghĩ đến “người xưa”. Câu hỏi không có câu trả lời, như là lời tự vấn của nhà thơ, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước sự vắng bóng của “ông đồ xưa”. Câu hỏi gieo vào lòng người đọc nỗi thương cảm, tiếc nuối khôn nguôi. Hình ảnh mở đầu bài thơ “Mỗi năm hoa đào nở

- Lại thấy ông đồ già” và hình ảnh cuối bài thơ “Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa” là những hình ảnh được kết cấu theo kiểu đầu cuối tương ứng trong thơ xưa không chỉ làm nổi bật chủ đề của bài thơ mà còn tạo nên một nỗi hoài cảm nhớ nhung đầy xúc động, cảnh vẫn là cảnh xưa nhưng người thì vắng bóng.

- Thông qua các chi tiết miêu tả, qua giọng điệu của bài thơ, nhà thơ đã bộc lộ một cách kín đáo tám sự của mình. Đó là niềm cảm thương chân thành đối với tình cảnh những ông đồ đang tàn tạ trước những đổi thay của cuộc đời; đó còn là niềm nhớ nhung luyến tiếc cảnh cũ ngưòi xưa nay đà vắng bóng. Nhà thơ ngậm ngùi nhớ tiếc một vẻ đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc đã từng một thời gắn bó thân thuộc với mình. Đó là niểm hoài cổ mang giá trị nhân văn cao cả, một tinh thần dân tộc đáng trân trọng.

Câu hỏi 3. Bài thơ hay ở những điểm nào ? (Gợi ý : cách dựng hai cảnh cùng miêu tả ông đồ ngồi viết thuê ngày Tết bên phố nhưng rất khác nhau gợi sự so sánh ; những chi tiết miêu tả đầy gợi cảm ; sử dụng thể thơ năm chữ và ngôn ngữ giản dị mà cô đọng, nhiều dư vị...)

Bài thơ có sức sống mạnh mẽ, lâu bền trong lòng người đọc bởi những đặc sắc về nghệ thuật của nó.

Đó là :

- Sự giản dị, trong sáng, tinh luyện và hàm súc trong ngôn ngữ.

- Sự vận dụng thể thơ thích hợp để diễn tả tâm tình sâu lắng của nhà thơ.

- Giọng điệu bài thơ trầm lắng, ngậm ngùi, phù hợp với việc diễn tả tâm tư, cảm xúc của nhà thơ.

- Kết cấu bài thơ giản dị, chặt chẽ, có nghệ thuật. Cách kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ để của bài thơ.

- Hình ảnh thơ được chắt lọc, giàu sức truyền cảm, gợi nhiều hơn tả. Cảnh đối lộp về hình ảnh ông đồ ở đầu và cuối bài thơ có tác dụng gợi sự so sánh, thể hiện được tình cảnh thất thế, tàn tạ của ông đồ. Bài thơ có sức lay động, truyền cảm lớn. Đọc xong bài thơ, trong lòng người đọc vẫn còn đọng lại dư âm man mác, buâng khuâng, một nỗi buồn dịu nhẹ.

Câu hỏi 4. Phân tích đế làm rõ cái hay của những câu thơ sau :

- Giấy đỏ buồn không thắm

- Mực đọng trong nghiên sầu...

- Lá vàng rơi trên ỳ ấy ;

Ngoài giời mưa bụi bay.

Theo em, những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình ?

Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu... Trong ngày Tết của người Việt, hai cái không thể thiếu là bánh chưng xanh và câu đối đỏ. Người ta thường viết câu đối Tết bằng giấy đỏ, mực tàu. Màu đỏ của giấy là màu tươi, sáng, nhưng giấy đỏ bày ra trên hè phố, đã lùu không được ông đồ đụng đến vì thế mà nhạt dần màu đi theo thời gian và gió bụi. Phép nhân cách hóa ở đây được dùng với một hiệu quả kép, nhà thơ vừa thổi vào tờ giấy vốn vô tri vô giác một linh hồn, vừa tả được tâm trạng buồn tủi, tình cảnh bẽ bàng, tội nghiệp của ông đồ. Để có mực viết câu đối, người ta lấy thỏi mực tàu thêm một chút nước rồi mài vào nghiên để có được thứ mực màu đen đặc sánh. Giấy đỏ đã chờ sẩn, mực cũng đà sẩn sàng, nhưng lúc này ông đồ không còn ai thuê viết nữa nên mực trong nghiên cạn dần đi, khô lại, “đọng trong nghiên sầu”. Lại một phép nhân hóa nữa để diễn đạt nỗi xót xa, sầu muộn của con người. Lá vàng rơi trên giấy ; Ngoài giời mưa bụi bay. Ông đồ ngồi trên phố vẫn “đống người qua” như xưa nhưng ông không còn được mọi người để mắt đến. Người đời đà bỏ rơi ông rồi. Lá vàng lẻ loi rơi trên giấy mới bẽ bàng làm sao ! Lá vùng làm nhạt màu tươi đỏ của giấy, lá vàng rơi gợi sự héo úa, ảm đạm và tàn lụi của tình cảnh ông đồ. Mưa bụi ngoài trời cứ thản nhiên bay càng tô đùm nỗi cô đơn, lẻ loi, bé nhỏ đến tội nghiệp của ông. Cái lạnh ngoài trời của những ngày cuối năm càng tăng thêm sự buốt giá trong lòng ông đồ đang ngồi co ro bcn hè phố.

- Những câu thơ trên là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình. Tả cảnh nhưng chủ ý là tả tình cảnh, tâm trạng của con người.

Bình luận (0)
meo con
8 tháng 1 2018 lúc 11:09

Câu 1: Hãy phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông đồ ở khổ 3,4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?
Trả lời:
Phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông đồ ở khổ 3,4:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già”
Hai câu thơ trên thể hiện tết đến với hình ảnh hoán dụ được tác giả sử dụng là “ hoa đào nở” và “lại thấy”
Sự lặp lại thời gian giúp ta nhận ra sự xuất hiện đều đặn, gắn bó đã có từ ngàn đời giữa ông đồ và mùa xuân.
Đồng thời hình ảnh :
“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.”
Qua hình ảnh ta có thể thấy sự trân trọng, nâng niu và gìn giữ văn hóa dân tộc.

Câu 2: Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?
Trả lời:
Tâm tư nhà thơ thể hiện xuyên suốt qua bài thơ:
Khổ 1,2: nhà thơ nhớ về hình ảnh tết xưa, những hình ảnh rất đỗi thân thương và mộc mạc thể hiện tình yêu con người, đất nước.
Khổ 3,4 hình ảnh tết được nhà thơ khắc họa rất chân thực, độc đáo và chi tiết, hình ảnh ông đồm hoa, đường phố vẫn như xưa.
Khổ 5 là sự nuối tiếc không còn sự xuất hiện của ông đồ.
Tâm trạng của tác giả vui buồn lẫn lộn, lúc vui lúc buồn nhưng vẫn thể hiện với nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Câu 3: Bài thơ hay ở những điểm nào?
Trả lời:
Bài thơ hay ở những điểm:

So sánh hình ảnh ông đồ vẽ chữ khác nhau qua từng năm Những chi tiết dường như quen thuộc: tết đến ông đồ cầm mực giấy ra viết chữ Sự thốn thiếu, trống vắng khi ông đồ không xuất hiện


Câu 4: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
“Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...”
“Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời bụi mưa bay.”
Theo em, những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình?
Trả lời:
Theo em, những câu thơ đó vừa tả cảnh vừa tả tình.
Trên đây là bài soạn tác phẩm “ Ông đồ”, qua tác phẩm ta có thể nhận ra được tinh hoa văn hóa dân tộc mỗi dịp lễ tết. Tác giả đã cho những lớp thế hệ trẻ chúng ta một cái nhìn toàn diện về ông đồ trong mỗi dịp Tết, và bên cạnh đó tác giả cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi không còn thấy hình ảnh ông đồ. Hi vọng qua bài học này các em đã năm được những nội dung, giá trị cơ bản của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập tốt.

Bình luận (0)
Tuấn ASTANH
25 tháng 1 2021 lúc 21:43

Câu 1:

- Trong 2 khổ thơ đầu: hình ảnh ông Đồ viết chữ nho ngày Tết là một hình ảnh đẹp. Đấy là cái thời đắc ý của ông. Ông xuất hiện cùng với "hoa đào", "mực tàu", "giấy đỏ". Ông đem lại niềm vui cho nhiều người khi viết câu đối tết. Bao nhiêu người nhờ ông, tấm tắc khen ngợi ông.

- Khổ 3+4: vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hâu như không còn "người thuê viết". Giấy cũng buồn, mực cũng sầu. Ông đồ vẫn có mặt, nhưng người ta không ai nhận ra ông, không chú ý vào ông nữa. Ông gần như bị lãng quên.

 

=> Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời. Hai câu thơ: "lá vàng rơi trên giấy - ngoài giời mưa bụi bay" không chỉ là hai câu thơ tả cảnh mà còn là hai câu thơ tả tâm trạng, tả cảnh ngộ của ông đồ. Lá vàng rơi - biểu hiện của sự tàn úa, lại kèm mưa bụi bay. Lạnh lẽo và buồn thảm.

 

Câu 2: Nỗi lòng của tác giả đối với ông đồ:

Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa.

=> Kết cấu đầu cuối tương ứng => Cảnh thiên nhiên tươi đẹp còn ông đồ vắng bóng bị dòng đời, thời gian quên lãng.

Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ?

=> Câu hỏi tu từ => Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Câu 3: Không chỉ hay ở nội dung hoài niệm, bài thơ còn hay ở nghệ thuật:

 

- Cách dựng cảnh tương phản: một bên tấp nập đông vui, một bên buồn bã hiu hắt. Một bên nét chữ như phượng múa rồng bay, bên kia giấy buồn không thắm, mực đọng nghiên sầu.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng. Cũng là thời gian ngày áp tết, cũng là không gian mùa xuân, cũng vẫn là hoa đào nở. Nhưng hình ảnh ông đồ cứ nhạt nhòa dần. Cuối cùng thì không thấy hình ảnh ông đồ nữa.

- Bài thơ làm theo thể năm chữ. Lời lẽ dung dị, không có gì tân kì. Những hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động và nhuốm đầy tâm trạng.

 

Câu 4:

Những câu thơ "giấy đỏ buồn không thắm - mực đọng trong nghiên sầu- lá vàng rơi trên giấy - ngoài giời mưa bụi bay" là những câu thơ tả cảnh ngụ tình. Tác giả dùng biện pháp nhân hóa làm cho giấy - mực, những vật vô tri vô giác cũng biết sầu buồn. Nỗi cô đơn hắt hiu của con người khi bị bỏ quên. Cảnh vật tàn tạ, thiên nhiên cũng buồn theo nỗi buồn của con người.

 

Bình luận (0)
haanh Dang
Xem chi tiết
ʚLittle Wolfɞ‏
24 tháng 1 2022 lúc 21:31

 tham khảo :

Bài thơ có kết cấu chặt chẽ theo lối đầu cuối tương ứng. Khi khổ mở đầu là “Mỗi năm hoa đào nỏ – Lại thấy ông đồ già” và kết thúc là “Năm nay đào lại nỏ – Không thấy ông đồ xưa”. Điều đó tập trung làm nổi bật chủ đề mang tinh thần hoài cổ cảnh đó người đâu. Màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tầu và mái tóc hoa râm của ông đồ trái ngược lại hoàn toàn với sự hiu hắt, buồn bã vắng vẻ ở những câu cuối. Ông đồ xuất hiện giữa một bức tranh lộng lẫy, ngoạn mục giữa phố xá tấp nập. Một vẻ đẹp sao vui tươi quá vậy! Ở khổ thơ đầu gợi lên cho độc giả niềm phấn chấn, tươi vui thì khổ cuối là một hình ảnh buồn bã, xót thương, sắc màu cũng phai nhạt theo. Giờ đây, ông đồ và lớp người xưa cũ đã trở nên vô nghĩa giữa cuộc đời. Bài thơ khép lại bằng những hình ảnh, câu thơ mang nặng nỗi buồn tha thiết của tác giả Vũ Đình Liên bằng câu hỏi tu từ. Mỗi năm đều mở đầu bằng hình ảnh hoa đào nhưng lòng người lại chả còn như xưa. Kết cấu đầu cuối tương ứng đã làm nổi bật được ý nghĩa và thông điệp của tác giả.

Bình luận (0)
minh nguyet
24 tháng 1 2022 lúc 21:32

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Bài thơ có kết cấu chặt chẽ theo lối đầu cuối tương ứng. Khi khổ mở đầu là “Mỗi năm hoa đào nỏ – Lại thấy ông đồ già” và kết thúc là “Năm nay đào lại nỏ – Không thấy ông đồ xưa”. Điều đó tập trung làm nổi bật chủ đề mang tinh thần hoài cổ cảnh đó người đâu. Màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tầu và mái tóc hoa râm của ông đồ trái ngược lại hoàn toàn với sự hiu hắt, buồn bã vắng vẻ ở những câu cuối. Ông đồ xuất hiện giữa một bức tranh lộng lẫy, ngoạn mục giữa phố xá tấp nập. Một vẻ đẹp sao vui tươi quá vậy! Ở khổ thơ đầu gợi lên cho độc giả niềm phấn chấn, tươi vui thì khổ cuối là một hình ảnh buồn bã, xót thương, sắc màu cũng phai nhạt theo. Giờ đây, ông đồ và lớp người xưa cũ đã trở nên vô nghĩa giữa cuộc đời. Bài thơ khép lại bằng những hình ảnh, câu thơ mang nặng nỗi buồn tha thiết của tác giả Vũ Đình Liên bằng câu hỏi tu từ. Mỗi năm đều mở đầu bằng hình ảnh hoa đào nhưng lòng người lại chả còn như xưa. Kết cấu đầu cuối tương ứng đã làm nổi bật được ý nghĩa và thông điệp của tác giả.

Bình luận (0)
Trần Hoàng
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
1 tháng 3 2023 lúc 5:47

Thơ là tác phẩm điêu khắc tỉ mỉ của một người nghệ sĩ thực thụ. Nó thể hiện nên những nỗi lòng, cảm xúc của nhà thơ đến độ rõ ràng sâu sắc nhất.  Và "Ông đồ" của VĐL là một trong những bài thơ nhơ như vậy.

Không bao giờ, ta có thể quên khổ thơ đầu bài:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.

2 câu thơ đầu tiên đã thể hiện một vòng lặp rằng năm nào xuân đên cũng thấy ông đồ bày mực tàu, giấy đỏ để mà chuẩn bị thảo chữ qua từ "lặp". Đồng thời ta lại thấy sự dùng từ tài tình của nhà thơ, khi ông không viết "mỗi năm xuân về đến" mà là "mỗi năm hoa đào nở". Cho người đọc thấy luôn được thời gian và cảnh cảnh vật, giá trị gợi hình gợi cảm được nâng lên. Ông đồ vẫn luôn làm công việc của mình như thế, một công việc gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc. Dù với tuổi già của mình, đáng ra ông có thể vui chơi, hưởng thụ nhưng người lại yêu truyền thống dân tộc của mình đến độ luôn làm người thuê viết. Từ đó, ta thấy được một hình ảnh mở đầu cho nội dung mà tác giả viết tiếp ở khổ hai:

“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.

Lúc này đây, ông buôn may bán đắt được rất nhiều người thuê. Từ "bao nhiêu" thể hiện cho ta thấy sự đông đúc của những người thuê viết, từ đó gợi ra được hoạt cảnh diễn ra xung quanh ông đồ. Rồi người ta tấm tắc, người ta khen tài ông viết chữ quá dẹp đến độ "hoa tay thảo những nét", ông thảo lên những nét mực của mình và "như phượng múa rộng bay". Biện pháp tu từ so sánh lại càng miêu tả rõ cái đẹp của con chữ mà ông đồ viết ra. Đến đây, ta thấy rõ hơn một hình ảnh ông đồ thời huy hoàng mới đẹp đẽ, người người mới vui vẻ làm sao. Phải chăng hình ảnh ông đồ chính là sự ẩn dụ đến việc mọi người yêu mến truyền thống dân tộc ta vô cùng?. Có lẽ là vậy.

Khép lại, hình ảnh ông đồ thời huy hoàng của mình vừa thể hiện cái đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc ta vừa miêu tả rõ công việc, nét chữ đẹp của ông đồ.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 12 2019 lúc 15:36

Bài thơ hay và hấp dẫn ở việc tạo ra những đối lập về hình ảnh, tâm trạng, cảm xúc đối xứng trong bố cục của bài thơ.

  - Tác giả dựng cảnh tương phản:

   + Ban đầu cảnh cho chữ đông vui tấp nập.

   + Càng về sau cảnh buồn bã, lạnh nhạt, hiu quạnh.

   + Một bên nét chữ như rồng bay phượng múa.

   + Một bên giấy đỏ buồn, mực sầu, cảnh hiu quạnh.

  - Cái kết đầu cuối tương ứng:

   + Vẫn là cảnh ngày tết, không gian mùa xuân có hoa đào nở.

   + Ông đồ mờ nhạt dần, cuối cùng thì không thấy nữa.

   + "ông đồ xưa" không còn tồn tại nữa.

  - Tác giả tái hiện lại những hoài niệm về thời "vàng son xưa cũ" của một thế hệ nhà Nho đẹp nhưng dần phai mờ.

  - Ngôn ngữ bình dị, trong sáng nhưng hàm súc, đầy dư vị.

    → Tác giả tái hiện được vẻ đẹp của cảnh cho chữ, hình tượng ông đồ xưa với bàn tay tài hoa- giá trị tinh thần truyền thống đẹp- đang dần mai một trong đời sống. Sự nuối tiếc, hoài cổ cảnh cũ người xưa.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Trung Đức
7 tháng 11 2021 lúc 16:36

có ai chơi free fire ở đây ko

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
14huy
Xem chi tiết
hieutran7m2
Xem chi tiết
nthv_.
20 tháng 10 2021 lúc 22:50

Bài thơ nào nhỉ?

Bình luận (2)
hieutran7m2
20 tháng 10 2021 lúc 22:52

bạn đến chơi nhà ạ

 

Bình luận (0)
nthv_.
20 tháng 10 2021 lúc 23:27

Tham khảo:

Cụm từ "ta với ta" trong bài thơ "Qua đèo Ngang "của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng. Là diễn tả nỗi cô đơn khi đối diện với chính mình. Trong khi đó, ở bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với người bạn của mình.

Bình luận (0)
phạm bảo thiên
Xem chi tiết