Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 6 2018 lúc 17:23

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:

- Lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung)

- Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc) chứ không vì mục đích chân chính của việc học.

Bình luận (0)
GIA THIỆN NGUYỄN HỮU
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
2 tháng 3 2020 lúc 8:18

a. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là nghị luận.

b. Tác giả phê phán lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường.

Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
GIA THIỆN NGUYỄN HỮU
3 tháng 3 2020 lúc 20:05

in đậm là Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HELLO MỌI NGƯỜI
7 tháng 4 2021 lúc 11:32

a. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là nghị luận.

b. Tác giả phê phán lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường.

Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.

hihi

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 7 2018 lúc 2:05

Chọn đáp án: A

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
27 tháng 4 2017 lúc 9:44

Câu hỏi 1. Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

Tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học bằng một câu châm ngôn dễ hiểu : “Ngọc không mài, không thành đồ vật ; người không học, không biết rõ đạo”. Học để “biết rõ đạo”, nghĩa là học để làm người. Qua việc học, con người được tu dưỡng về đạo đức, có tri thức vừa giúp tự hoàn thiện mình, vừa góp phần phụng sự đất nước.

Câu hỏi 2, Tác giả đà phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào ? Tác hại của lối học ấy là gì ?

Tác giả phê phán lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung), cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc). Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.

Câu hỏi 3. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì ?

Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách sau :

- Mở rộng việc học : học ở mọi nơi (trong tất cả các phủ, huyện, trường tư), học ở mọi đối tượng (“con cháu các nhà văn võ, thuộc lại”...).

- Việc học phải được bắt đầu từ những kiến thức cơ bản để làm nền tảng.

Câu hỏi 4. Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”, đó là những “phép học” nào ? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy ? Từ thực tế của việc học của bản thân, em thấy phương pháp học nào là tốt nhất ? Vì sao?

Những phép học mà bài tấu nêu ra là :

- Học phải theo tuần tự từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Phép học này có tác dụng nắm được kiến thức một cách chắc chắn trên nền tảng, cơ sở có trước.

- Học rộng nhưng phải biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yêu (“học rộng rồi tóm lược cho gọn”).

- Học phải kết hợp với hành (“theo điều học mà làm”). Từ những phép học này em liên hệ với thực tế việc học của mình.

3. Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng một sơ đồ.

Bình luận (0)
Ngô thừa ân
29 tháng 3 2018 lúc 14:06

Câu 1: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập 2

Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học qua câu: "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo" và "Đạo là lẽ đối cử hàng ngày giữa mọi người" Như vậy, với Nguyễn Thiếp, mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày.
Bình luận (0)
Ngô thừa ân
29 tháng 3 2018 lúc 14:07

Câu 2: trang 78 sgk Ngữ Văn 8 tập hai

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?

Tác giả đã phê phán lối học lệch lạc, sai trái đó là đua nhau học lối học hình thức hòng cầu danh lợi; học nhưng không biết đến tam cương (ba mối quan hệ gốc trong xã hội phong kiến là quân thần tức vua tôi, phụ tử tức cha con và phụ phu tức vợ chồng) , ngũ thường (năm đức tình của con người là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) Mục đích học không có, lại học theo lối học lệch lạc, sai trái nên hậu quả của lối học ấy là Chúa tầm thường. Thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan...
Bình luận (0)
Nhung Phan thị cẩm
Xem chi tiết
minh nguyet
10 tháng 5 2021 lúc 19:37

Tham khảo nha em:

Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái:

Lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung)
Học vì mục đích thực dụng, cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc) chứ không vì mục đích chân chính của việc học.
Tác hại của lối học ấy là : chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.

Bình luận (0)
Laville Venom
10 tháng 5 2021 lúc 19:45

tk hơi dài nha bn chọ lọc hộ mình 

Trong văn bản "Bàn luận về phép học", tác giả La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đưa ra những biểu hiện học tập lệch lạc sai trái như: học chay, học vẹt, học vì danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường. Học chay chính là việc học những lý thuyết một cách bài bản nhưng không biết cách áp dụng vào thực tế, học làu làu lý thuyết nhưng chẳng hiểu được nó sẽ áp dụng trong đời sống như thế nào. Học vẹt chính là việc học máy móc thuộc lòng tất cả nhưng ta chẳng hiểu gì về những vấn đề đã học đó mà chỉ học như một con vẹt nhại lại mà thôi. Học vì danh lợi tức là học để có được danh lợi chứ không phải học để có được kiến thức. Theo em, đây đều là biểu hiện của những lối học nông cạn, làm sai lệch đi những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của việc học cũng như làm suy thoái đi những kỷ cương của triều đình, của quốc gia, của hệ thống giáo dục, làm nảy sinh ra những tiêu cực, gian lận trong xã hội. Hay như trong văn bản, tác giả đề cập đến hậu quả là "chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất, nhà tan". Vì nhân tài là xương cốt của quốc gia nên nếu như quốc gia chỉ còn toàn những kẻ dốt nát, nịnh hót thì đất nước chắc chắn sẽ đi đến sự bai vong một sớm một chiều. Tóm lại, tác giả đã chỉ ra những biểu hiện của việc học lệch lạc, sai trái và hậu quả của những biểu hiện đó đối với quốc gia, dân tộc.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Toàn
Xem chi tiết
Nguyễn An Ninh
15 tháng 5 2023 lúc 9:08

Lối học lệch lạc là một vấn đề đáng lo ngại trong giáo dục hiện nay. Nó xảy ra khi học sinh không được hỗ trợ : đầy đủ để phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong cuộc sống. Thay vì đưa ra các phương pháp học tập đa dạng và phù hợp với từng học sinh, hệ thống giáo dục thường áp đặt một cách học đơn điệu và không phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.

Lối học lệch lạc có tác hại rất lớn đến sự phát triển của học sinh. Nó có thể dẫn đến sự thiếu tự tin, sự chán nản và thậm chí là bỏ học. Học sinh cũng có thể không đạt được tiềm năng của mình và không thể đóng góp cho xã hội một cách tốt nhất.

Do đó, để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh. Giáo viên cần phải tìm hiểu sâu hơn về học sinh của mình và đưa ra các phương pháp học tập phù hợp. Học sinh cũng cần được khuyến khích để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và tự học để phát triển các kỹ năng mềm và kiến thức bổ ích.

Vì vậy, lối học lệch lạc là một vấn đề cần được giải quyết trong giáo dục hiện nay. Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh để giúp họ phát triển tốt nhất và đóng góp cho xã hội một cách tích cực.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Thương
Xem chi tiết
nguyen thi vang
28 tháng 2 2018 lúc 19:35

b, Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc , sai trai nào ?

=> Học hình thức hòng cầu danh lợi không còn biết đến tam cương, ngũ thường.

Tác hại của lối học đó là gì

=> Mất nước, nhà tan.

C, Bài tấu đề cập đến những " phép học" nào?

=> Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến thứ tư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng, tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.

Em hiểu bản chất của những "phép học" đó là gì ?

=> + Người học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ sở, nền tảng.

+ Học rộng nhưng phải biết thâu tóm cái cốt lõi nhất.

+ Học phải đi đôi với hành thì mới nhớ lâu, mới biết áp dụng.

Bình luận (3)
Nhi Nhí Nhảnh
27 tháng 2 2018 lúc 19:15

trên Vietjack có câu trả lời đó bạn , bạn có thể lên đó tham khảo mà

Bình luận (3)
Nhã
6 tháng 3 2018 lúc 21:27

Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) tên chữ là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, được người đương thời gọi một cách kính trọng là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, ông là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt và ra làm quan dưới triều Lê, nhưng sau đó vì bất bình nên cáo quan về nhà dạy học.

Sau khi lên ngôi vua, Nguyễn Huệ mấy lần viết thư, tha thiết mời Nguyễn Thiếp ra hợp tác với triều Tây Sơn nhưng vì nhiều lí do, ông chưa nhận lời. Ngày 10 tháng 7 niên hiệu Quang Trung năm thứ tư (1791), nhà vua lại viết chiếu thư mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân hội kiến vì quốc sự có nhiều điều cần bàn nghị. Lần này, La Sơn Phu Tử bằng lòng, ông làm bài tấu nêu ý kiến của mình về ba việc lớn mà bậc quân vương nên làm. Một là bàn về Quân đức (đạo đức của vua): Mong bậc đế vương một lòng tu đức lấy sự học vấn mà tăng thêm tài, bởi sự học mà có đức. Hai là bàn về Dân tâm (lòng dân) : Dân là gốc, gốc vững, nước mới yên. Ba là bàn về Học pháp (phép học). Đoạn trích này là phần thứ ba của bài tấu, nội dung bàn luận về phương pháp học tập. Qua bài tấu dâng lên vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp bày tỏ sự quan tâm và chủ kiến của mình về việc chấn chỉnh sự nghiệp giáo dục của quốc gia.

Trước hết, chúng ta nên hiểu sơ qua về thể loại tấu. Tấu là một loại văn bản của quan lại hoặc của thần dân trình lên vua chúa để trình bày một ý kiến, đề nghị nào đó có liên quan đến chính sách cai trị hoặc các vấn đề quan trọng của triều đình, quốc gia. Cùng dạng với loại văn bản này còn có nghị, biểu, khải, sớ… Tấu có thể được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, theo hình thức văn xuôi hay văn biền ngẫu.

Ở bài tấu này, Nguyễn Thiếp trình bày quan điểm về phép học qua hai luận cứ: Bàn về mục đích của việc học và tác dụng của phép học.

Trong phần mở đầu, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nêu mục đích quan trọng của việc học bằng cách so sánh việc dạy người cũng giống như việc mài đá thành ngọc: Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Ông khẳng định chỉ có học tập thì con người mới trở nên hoàn thiện, tốt đẹp. Học tập là một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Kẻ đi học là học luân thường đạo lí để làm người. Vậy đạo là gì? Tác giả giải thích: Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Đạo học ngày trước lấy mục đích rèn luyện đạo đức nhân cách là chính. Đó là đạo tam cương (tức là học để hiểu và giữ đúng quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng); đạo ngũ thường (tức là học để hiểu và để sống theo năm đức tính của con người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Nói cụ thể ra thì lẽ đối xử chính là mối quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng.

Chính vì thế, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh rằng tất cả những điều cần thiết trong cuộc sống đều phải học. Con người không được giáo dục cũng giống như ngọc không mài không sáng: Ngọc bất trắc, bất thành khí.

Tác giả đã dùng câu châm ngôn dễ hiểu để tăng thêm sức mạnh thuyết phục của lí lẽ. Khái niệm đạo vốn trừu tượng, khó hiểu được tác gỉả giải thích thật ngắn gọn, rõ ràng. Như vậy, mục đích tối thượng của việc học là để làm người.

Quan điểm ấy đề cao mục đích giáo dục đạo đức của việc học. Khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn trong nhà trường hôm nay cũng là sự tiếp nối và phát huy mục đích ấy. Điểm cần bổ sung thêm là việc học không chỉ rèn luyện đạo đức mà còn rèn luyện năng lực trí tuệ để con người có sức mạnh xây dựng, cải tạo xã hội trên mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật…

Tác giả lấy mục đích cao cả của việc học để soi chiếu vào thực tế; từ đó phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong đường lối giáo dục đương thời đã gây ra những tác hại to lớn cho quốc gia, dân tộc:

Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

Vậy thế nào là lối học hình thức hòng cầu danh lợi ? Đó là lối học theo kiểu tầm chương trích cú, thuộc lòng từng câu từng chữ mà không hiểu kĩ về nội dung, học theo kiểu hữu danh vô thực. Học chỉ để đi thi, để ra làm quan, được trọng vọng, nhàn nhã và thu nhiều bổng lộc…

Những kẻ học hành như vậy, nếu có ra làm quan thì cũng chĩ là những viên quan dốt nát, hỏi làm sao có thể lo đời giúp nước? Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó gây tác hại nghiêm trọng và lâu dài vì những kẻ bất tài thường hay xu nịnh, luồn lọt để được thăng quan tiến chức, dần dần trở thành lũ sâu mọt, chỉ biết vinh thân phì gia mà quên đi lợi ích chung của đất nước, dân tộc.

Ngày nay, chúng ta gọi lối học đó là học vẹt, học để đối phó, thực chất chẳng tiếp thu được bao nhiêu Kiến thức. Thuộc bài là yếu tố rất cần trong học tập nhưng điều cốt yếu là phải hiểu nội dung, bản chất của vấn đề, từ đó có cách suy nghĩ, cách cảm nhận, sáng tạo riêng.

Bình luận (1)
Nguyễn Ngọc Quỳnh Như
Xem chi tiết
♥Ngọc
3 tháng 5 2019 lúc 19:55

Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau

#Hk_tốt

#Ken'z

Bình luận (0)
Hà Diệu Linh
3 tháng 5 2019 lúc 19:56

볌 ㅇㄷ ㅣㅕㅐㅜ ㅇ묘

Bình luận (0)
Aug.21
3 tháng 5 2019 lúc 19:57

Có rất nhiều bạn đã tìm được cho mình phương pháp học rất khoa học.Nhưng không ít bạn vẫn thường xuyên học vẹt và học tủ.
Học vẹt là nhắc đi nhắc lại phần kiến thức cần nắm nhiều lần giống như con vẹt tập nói tiếng người.Học vẹt là lối học thuộc lòng một các vô thức. Người học không hề biết gì về bản chất của vấn đề. Chỉ cần người khác vặn hỏi mấy câu là ấp a ấp úng.Học vẹt khiến người học không phát triền được năng lực suy nghĩ.Học tủ là cách học mà người học tự ý chọn cho mình một phần kiến thức nhất định và chỉ tập trung cũng như đầu tư tâm sức vào đó.Nguyên nhân do lười,do sở thích,do thông tin sai lệch ảnh hưởng trước mỗi kì thi. Không ít bạn cũng rơi vào cảnh bị “tủ đè” thật là thảm.Đây là cách học đối phó vì nhiều người chưa xác định được mục đích đúng đắn của việc học. Chính vì vậy,chúng ta hãy dừng lại đi cách học vẹt và học tủ bạn nhé! Vì tương lai đích thực của mình đấy!

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Hân
Xem chi tiết