Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 0
Điểm SP 5

Người theo dõi (1)

Hương bên đèo

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Chúng ta hay bàn nhiều về đạo đức, nhân cách con người Việt Namnhưng có lẽ còn ít nói đến phép lịch sự, cách xử thế của họ trong các quan hệ giao tiếp diễn ra hàng ngày trong gia đình, ngoài cộng đồng. Cũng có người nghĩ rằng phép lịch sự là cái gì xã giao bề ngoài, hình thức làm mất tính đặc thù cá nhân. Họ muốn sống một cách "tự nhiên", riêng biệt, không giống người khác. Điều đó có đúng không? Ở đây, chúng ta thử tìm hiểu về cách xử thế và phép lịch sự của mỗi cá nhân trong giao tiếp gồm những nội dung gì, có ý nghĩa như thế nào? có đem lại cho chúng ta sự thoải mái, dễ chịu trong cuộc sống thường ngày không?

Con người luôn sống trong các quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Các quan hệ này tạo ra môi trường sông thường xuyên của mỗi cá nhân và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và xu hướng hành động của họ. Chính cuộc sống đòi hỏi mỗi người phải có xử thế đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự trong quá trình tiếp xúc với các đối tác khác nhau, ở những địa điểm khác nhau. Đồng thời chính con người lại chủ động xây dựng những mối quan hệ đó một cách tất nhất cho bản thân, cho cuộc sống, góp phần tạo nên một xã hội ổn định, hài hoà, tiến bộ và văn minh hơn.

Vậy cách xử thế và phép lịch sự là thế nào? Nội dung bao gồm những vấn đề gì?

Cách xử thế chính là những hiểu biết về các phong tục, tục lệ của đời sống xã hội. Một người có cách xử thế đúng đắn (được giáo dục, hướng dẫn) khi giao tiếp với xã hội phải tuân theo những chuẩn mực nhất định, hành động theo một số quy ước và yêu cầu đã được mọi người coi là thích hợp nhất. Những chuẩn mực, quy ước đó chính là nội dung của cách xử thế được thể hiện qua phép lịch sự trong đối xử hàng ngày.

Cách xử thế, cũng như phép lịch sự thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể (về thời gian) xưa khác nay, theo môi trường nhất định (về không gian) ở gia đình khác ở nơi công cộng...

Trước kia khi chúng ta chào người già người trên, hơn mình về tuổi tác về địa vị xã hội, về thứ bậc trong gia đình, dòng họ... thì thường cúi đầu nói "lạy ông, lạy bà, lạy cụ...". Ngày nay, người lớn, trẻ em khi chào chỉ nói: "cháu chào ông, chào bà...". Đó là chuẩn mực mới được xã hội hiện đại chấp nhận. Thay cho khoanh tay, vái lễ, người ta bắt tay nhau kể cả giữa nam nữ, giữa người trên, người dưới (thường người trên giơ tay ra trước), đối với người già thì không bắt tay, chỉ chào, tránh việc người trẻ giơ tay bắt tay người già.

Về môi trường, địa điểm. Ở gia đình, cha mẹ, con cái, anh em chuyện trò vui vẻ, bộc lộ tình cảm thân thiết, tâm sự cùng nhau những chuyện riêng tư. Nhưng khi giao tiếp với người lạ, lần đầu gặp ở nơi công cộng (ở bến xe, khi đợi mua hàng...) thì lại cần phải kín đáo, nói ít, không bộc lộ đời tư của mình, không sa vào những câu chuyện dài dòng, đặc biệt nói về các đề tài như tôn giáo, chính kiến, chính trị... Ra đường gặp người lạ hỏi điều gì, cần trả lời ngắn gọn, không bình luận. Nhưng nếu cứ im lặng mà đi là rất bất lịch sự. Tuy nhiên nếu gặp lại người đó ở một bữa cơm, bữa tiệc do chủ nhà cùng mời đến, thì lại cần thể hiện sự quan tâm đến người đó, nói chuyện, trao đổi ý kiến, kể cả trao đổi số điện thoại, địa chỉ... Như vậy, tuỳ theo môi trường khác nhau mà cách xử thế của chúng ta cũng thay đổi cho thích ứng với hoàn cảnh lịch sự cụ thể.

Cách xử thế của mỗi cá nhân trong giao tiếp xã hội được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài hàng ngàn năm tiến hoá của nhân loại và ngày càng tiến bộ, văn minh hơn. Nó gắn với nền văn minh của từng thời đại với đặc điểm văn hoá từng dân tộc, khu vực dân cư và có tính lịch sử cụ thể. Các biểu hiện của cách xử thế mang tính dân tộc, tính giai cấp, lái gắn với tính chất giới (nam nữ) với tuổi tác (già trẻ). Nó chịu ảnh hưởng của nghề nghiệp, địa vị xã hội và cũng mang đặc điểm cá tính, cá nhân.

Phép lịch sự chính là một tổng hợp các nghi thức được biểu hiện ra trong cách giao tiếp với người xung quanh. Những nghi thức đó không phải là những ứng xử máy móc mà những hành động linh hoạt, nhiều vẻ, gắn với hoàn cảnh, môi trường cụ thể, tuỳ theo đối tác gặp gỡ. Nó nói lên cách xử thế của mỗi cá nhân trong các trường hợp giao tiếp khác nhau.

Lấy ví dụ về lời chào hỏi khi gặp gỡ người quen, chúng ta chào chứng tỏ mình đã nhận ra họ, kèm theo lời chào có thể là bắt tay, mỉm cười hay theo phong tục Châu Âu, có thể ôm hôn nếu hai bên tình cảm gắn bó, thân mật.

Lời chào hỏi liên quan đến những quy ước nhất định, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hoá dân tộc, đặc biệt có liên quan đến địa vị xã hội của hai người. Nó được thể hiện như sau: theo tuổi tác người trẻ chào người già trước, theo địa vị xã hội người có địa vị thấp chào trước người có địa vị cao hơn, kết hợp hình thức chào với mức độ thân mật và gắn với đặc điểm văn hoá dân tộc: nắm tay nhau, bá vai, vỗ vai nhau, ôm hôn... cũng như thời gian gặp gỡ, mới gặp hay lâu ngày rồi, với môi trường gặp gỡ ở ngoài phố, nơi công cộng hay tại gia đình, ở ngoài phố cần kín đáo hơn, ở gia đình thân mật, cởi mở hơn. Mục đích và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là chúng ta tự đặt mình trong hệ thông của cách xử thế đã được quy định và được xã hội chấp thuận.

Khi muốn thiết lập mối quan hệ giữa những người hoàn toàn xa lạ nhau, thì lời giới thiệu của người thứ ba là rất cần thiết. Những lời giới thiệu về tên tuổi, chức danh địa vị xã hội cho phép hai người gặp nhau lần đầu đi vào quan hệ với nhau với những rui ro thấp nhất và tuân theo những quy ước chung.

Phép lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác: con người họ, tuổi tác, địa vị xã hội, nghề nghiệp, giới tính, tài sản của họ, cuộc sống riêng tư của họ. Đó chính là một nghệ thuật sống tế nhị và không bao giờ buộc người khác phải chấp nhận mình một cách thô bạo (mình là người cấp trên, người tài giỏi…). Người cấp trên, người tài giỏi tỏ ra khiêm tốn với người chung quanh, với người cấp dưới, chủ động chào hỏi, chuyện trò với họ, chứng tỏ mình đánh giá cao đối tác có giáo dục.

Kính trọng ai là thể hiện sự hiểu biết, sự kính trọng và nhìn nhận những điều họ được hưởng: kính trọng người có tuổi kính nể địa vị xã hội của họ… Kính trọng ai là giúp đỡ người ấy được giới thiệu theo một hình ảnh tốt và đầy đủ về bản thân họ. Ví dụ giới thiệu người có lòng nhân ái hay giúp đỡ người nghèo, người thương binh đã hy sinh thân mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, tỏ lòng kính trọng giới thiệu một nhân viên cấp dưới đã hết lòng tận tuỵ với công việc...

Kính trọng một người là kính trọng những gì thuộc về họ: không xâm phạm vào đời tư của họ, không sử dụng những đồ vật thuộc về họ mà không được họ cho phép... Những hình thức của sự tôn trọng này thể hiện sự tế nhị và sự dè dặt. Mỗi người chú ý đến trật tự xã hội và tự giới thiệu một hình ảnh đúng đắn về bản thân.

Chúng ta hiện nay đang đau đầu, khó chịu về những cử chỉ bất lịch sự diễn ra chung quanh ta, đặc biệt ở lớp trẻ mới lớn lên, ít được giáo dục: gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi - chỗ ngồi tốt, không nhường chỗ người già, phụ nữ có con nhỏ, ra đường chúng xô đẩy người khác không xin lỗi, nói năng thì thô lỗ, luôn mồm chửi tục, chửi đổng, ăn mặc thì lôi thôi, tự động nhận xét bừa bãi về người khác ở nơi công cộng ... Những kẻ bất lịch sự không chỉ thể hiện họ không tôn trọng người khác mà chính họ thiếu lòng tự trọng, đã nêu ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác.

Về những mục tiêu và nguyên tắc chỉ đạo cách xử thế và phép lịch sự.

Cuộc sống xã hội diễn ra vô cùng phức tạp, đa dạng, những lời khuyên cho hành động của chúng ta có vẻ như độc đoán, khó nhớ. Thực tế chúng hợp thành một tổng thể được xây dựng trong sự gắn bó chặt chẽ với nhau.

Những nguyên tắc chỉ đạo cách xử thế, cũng như phép lịch sự, đồng thời là những mục tiêu nhằm đạt tới là:

Trước hết là thực hiện tốt việc xã hội hoá. Mỗi cá nhân thừa nhận và tôn trọng những quy tắc và giá trị chung của các mối giao tiếp và liên hệ xã hội. Mỗi cá nhân tham gia, hoà đồng vào xã hội và thích ứng được với cuộc sống cộng đồng.

Mỗi người thừa nhận mình là một thành viên của một tập thể, một cộng đồng nhất định, mà không phải là một cá nhân duy nhất vượt trội, sống tách biệt với người khác. Ở đây tính xã hội vượt lên tính cá nhân. Cá nhân hoà đồng vào xã hội.

Biết thích ứng, đó là yêu cầu cơ bản đảm bảo cho cá nhân tham gia và hoà đồng vào xã hội. Để có thể sống với người khác và sống thoải mái với họ, cần thiết phải thích ứng với những luật tục thông thường đang diễn ra chung quanh mình. Ví dụ đến dự một cuộc họp, một buổi kỷ niệm cần ăn mặc chỉnh tề, nói năng lịch sự, trong khi đến gia đình gặp người quen có thể chuyện trò vui vẻ, gọi nhau anh chị, mày tao ... Đến dự đám tang, không ăn mặc loè loẹt, không nói chuyện ồn ào, cần nói khẽ, nói ít, tỏ thái độ kính trọng, thương tiếc người đã mất...

Thứ hai là sự cân bằng, nguyên tắc điều chỉnh trật tự xã hội. Các quan hệ giao tiếp diễn ra trong sự trao đổi, có đi có lại. Ví dụ phải đáp lại lời chào, trả lời cảm ơn việc bạn bê mời ăn... thể hiện sự quan tâm đến nhau (người trẻ giúp đỡ người già đi lại, người già chú ý hướng dẫn người trẻ những điều chưa biết...).

Sự cân bằng đặt sự đồng ý trên sự đối lập, cho phép giải toả những xu hướng đối lập, cũng như đáp ứng nhu cầu bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trong thực tiễn xã hội: ví dụ người dưới kính nể người trên, nhưng người trên phải thể hiện sự tôn trọng người dưới, đối xử bình đẳng, không hách dịch.

Vai trò của sự cân bằng là đảm bảo một sự công bằng nhất định, một giới hạn nhất định, một sự dè dặt nhất định trong trật tự xã hội. Mọi người dù cương vị xã hội thế nào thì chỗ đứng của họ phải được thừa nhận. Các quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người đó, các thành viên của cộng đồng phải thừa nhận, dù họ ở địa vị xã hội cao hay thấp.

Như vậy có sự trao đổi và sự quan tâm lẫn nhau trong đối xử xã hội. Người ta không nhận gì hết nếu không cho lại cái gì, dù là tượng trưng (thái độ kính nể, trò chuyện bình đẳng ...). Người ta cảm ơn cô bán hàng đã tiếp đón mình, trả lời thư khi nhận được...

Sự cân bằng đem lại cho người ta cảm giác về sự công bằng, sự bền vững và sự thoải mái trong giao tiếp xã hội. Trái lại những mối quan hệ không cân bằng đem lại sự khó chịu và cảm giác danh dự, tình cảm của mình bị vi phạm (chào một người mà họ không thèm chào lại, mời một người đến nhà chơi, họ không đến lại không cho biết lý do trả lời...).

Sự hài hoà giúp cho việc thực hiện được sự cân bằng và thích ứng. Ví dụ như thích ứng với một môi trường mới, đến nơi ở mới và thiết lập được những quan hệ láng giềng tết. Chú ý tạo sự cân bằng trong quan hệ với người khác (người ta giúp mình, mình quan tâm giúp đỡ họ lại ...) đó là sông hài hoà với họ.

Sự hài hoà trong việc tự thể hiện bản thân về mặt hình thể nhu màu sắc, chất liệu quần áo, dáng vẻ đi đứng phải phù hợp với lứa tuổi, địa vị xã hội và hoàn cảnh cụ thể cũng có ý nghĩa quan trọng. Tránh việc người già ăn mặc lòe loẹt con gái ăn mặc hở hang, thanh niên cởi trần, mặc quần lót đi ngoài phố. Đó là những nguyên tắc về thẩm mỹ tối thiểu.

Sự hài hoà cũng đòi hỏi chú ý việc quản lý thời gian (gặp nhau nói chuyện ngắn hay dài tuỳ tình hình), địa điểm và cách xử sụ phù hợp với mồi trường chung quanh (ví dụ không nên đứng giữa đường, giữa hai xe máy, nói chuyện với nhau rông dài, nói to, cười to…).

Thứ ba là sự kính trọng: kính trọng người khác và tôn trọng mình, gắn bó chặt chẽ với nhau. Kính trọng người khác, là thể hiện sự coi trọng và quý mến họ. Kính trọng người khác còn thể hiện ở chỗ không làm gì mất mặt họ. Ví dụ nói xấu họ một cách bóng gió... không làm cho họ lúng túng hay trở nên lo lắng. Ví dụ không hỏi ông bố ngay ở nơi công cộng về cậu con trai nghiện hút, bỏ học, khiến người khác chú ý nghe và ông ta lúng túng, xấu hổ. Hãy làm ra vẻ không biết sai sót, vụng về của một người nào đó ở nơi công cộng. Ví dụ họ đang ăn cơm đánh rơi đũa, thìa ... không nên để ý đến sự vụng về ấy của họ.

Sự tôn trọng người khác gắn với việc tôn trọng bản thân, thể hiện việc bảo vệ danh dự cá nhân và ý thức tự trọng. Cần chú ý từ dáng vẻ bề ngoài của mình (vẻ mặt, cách đi đứng chững chạc, ăn mặc theo tuổi tác không lố lăng, kỳ dị) đến nơi giao tiếp của mình.

Tự trọng cũng là giúp người khác khi tiếp xúc với mình khỏi lúng túng (ví dụ họ phải tiếp xúc với người ăn mặc quá nhếch nhác, nói năng thô lỗ...). Mỗi người phải tôn trọng nếp sống chung. Ví dụ phải xếp hàng, không được vứt giấy ra đường, không vào một địa điểm tư nhân mà không được phép...

Một thể hiện khác của sự kính trọng là sự kín đáo trong giao tiếp xã hội. Sự kín đáo là nguồn gốc của cách khéo cư xử đi đôi với sự đè dặt cần thiết. Đó là nghệ thuật biết giữ gìn chỗ đứng của mình và quên đi những cái không cần thiết.

Khéo xử, tế nhị là không làm phiền người khác, không đi sâu vào đời tư của người ta, đồng thời lại chú ý đáp ứng những mong muôn của họ. Ví dụ họ muốn tìm chỗ ngồi, muốn lấy một tách cà phê ở cuộc họp...

Dè dặt là biết cách giữ gìn một khoảng cách giữa mình và người khác, đặc biệt khi ta ít quen biết họ, không kể chuyện đời tư của mình một cách dễ đãi, không mời đến nhà những người ít quen biết, hạn chế việc nam nữ ôm nhau nơi công cộng...

Việc nêu lên 3 nguyên tắc cơ bản nói trên cho thấy cách xử thế và phép lịch sự không phải là những công thức giả tạo và có phần lỗi thời như người ta nghĩ. Đó là những phương thức cơ bản để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Người ta đã ví các quan hệ xã hội mà không có phép lịch sự thì như một ngôn ngữ không có văn phạm. Nếu ngôn ngữ cho phép có những câu nói vô cùng đa dạng thì phép lịch sự đem lại cho cách cư xử của mỗi cá nhân một sự phản ứng cơ động và sự sáng tạo phong phú.

Từ cách xử thế đúng đắn, lịch sự trong giao tiếp xã hội mà người ta có nhận thức đúng đắn về bản thân và về người khác. Điều này giúp họ ngày càng trưởng thành lên và có kinh nghiệm sông ngày càng phong phú. Cách xử thế thể.hiện vôn sống của mỗi cá nhân, sự hiểu biết của mỗi người về các quan hệ xã hội.

Nó được tích luỹ đần đần, qua kinh nghiệm sống, qua được học tập, giáo dục, theo tuổi tác, theo công việc xã hội đang tiến hành và hoàn cảnh riêng tư.

Tóm lại, cách xử thế giúp con người đạt được những yêu cầu mong muốn trong quan hệ giao tiếp, giúp xây dựng những quan hệ tốt trong gia đình, ngoài xã hội, họ làm việc có kết quả và sống thoải mái.

Câu trả lời:

Bài thơ rút trong "Nhật ký trong tù"; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết. Đọc bài thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện.

"Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật "Trong tù không rượu cúng không hoa" thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng tăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi. Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hản rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

Nhưng cũng chính vào những phút giây căng thẳng như thế, Hồ Chí Minh lại cũng tìm được cách để giành lấy một sự thư thái, nó là trạng thái cân bằng không thiếu được, nói như cách nói tâm lý học: ông đã tự phân thân để có một cuộc sống thứ hai - nghĩa là từ trong tâm thức, ông đã mang sẵn cốt cách một thi nhân. Và ở đây ta đang nói đến những ngày tù ngục trong nhà tù Quốc dân Đảng Trung Quốc, cuộc sống thứ hai trong khung cảnh tù đày của Hồ Chí Minh là cuộc sống bên trong, cuộc sống hướng nội. Hướng nội - trong cách nhìn sự vật, trong cách độc thoại với chính mình, và hướng nội cả trong cách "vượt ngục" bằng "ý tại ngôn ngoại" của những vần thơ tù.

Ở đây sự "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ, sự phấn đấu trở nên hài hòa, hồn nhiên, thư thái: "Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". "Trong tù không rượu cũng không hoa" là việc cố nhiên. Nhưng "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" không phải việc cố nhiên nữa. Chúng ta sống trong cõi đời tự do mà còn chẳng để ý đến sự tròn khuyết của vầng trăng ngay trên đầu, nói chi đến một người tù. Câu thứ hai đã là một tâm hồn thi nhân - hiền triết trong sáng và tinh tế. Thấy trăng đẹp mà bối rối cả tâm trí: "làm thế nào bây giờ" quả là một tâm hồn thơ mộng. Cái thơ mộng này sóng đôi với cái thực tế trên tạo nên một thi vị rất "uá mua" của Hồ Chí Minh. ông yêu rất nghệ sĩ vầng trăng trên đầu, nhưng ông cũng không quên rất cụ thể cái cùm sắt dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh lãng mạn của trí tưởng. Ba yếu tố rượu, hoa, trăng thì thiếu mất hai rồi. Nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn dọn một bữa tiệc thưởng nguyệt độc đáo:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.

Bác đã quên đi trong phút chốc cái hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã chố lao tù để thảnh thơi mà "thưởng nguyệt" như cái thú thanh cao của thi sĩ muôn đời. Vẻ đẹp thiên nhiên ở đây giản dị mà độc đáo : ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà lao và trở thành tri âm, tri kỉ của người tù.

Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở.Dù trong hoàn cảnh ngục tù đau khổ thiều thốn nhưng Bác vẫn tự tạo cho mình 1 tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp.

Câu trả lời:

Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) tên chữ là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, được người đương thời gọi một cách kính trọng là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, ông là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt và ra làm quan dưới triều Lê, nhưng sau đó vì bất bình nên cáo quan về nhà dạy học.

Sau khi lên ngôi vua, Nguyễn Huệ mấy lần viết thư, tha thiết mời Nguyễn Thiếp ra hợp tác với triều Tây Sơn nhưng vì nhiều lí do, ông chưa nhận lời. Ngày 10 tháng 7 niên hiệu Quang Trung năm thứ tư (1791), nhà vua lại viết chiếu thư mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân hội kiến vì quốc sự có nhiều điều cần bàn nghị. Lần này, La Sơn Phu Tử bằng lòng, ông làm bài tấu nêu ý kiến của mình về ba việc lớn mà bậc quân vương nên làm. Một là bàn về Quân đức (đạo đức của vua): Mong bậc đế vương một lòng tu đức lấy sự học vấn mà tăng thêm tài, bởi sự học mà có đức. Hai là bàn về Dân tâm (lòng dân) : Dân là gốc, gốc vững, nước mới yên. Ba là bàn về Học pháp (phép học). Đoạn trích này là phần thứ ba của bài tấu, nội dung bàn luận về phương pháp học tập. Qua bài tấu dâng lên vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp bày tỏ sự quan tâm và chủ kiến của mình về việc chấn chỉnh sự nghiệp giáo dục của quốc gia.

Trước hết, chúng ta nên hiểu sơ qua về thể loại tấu. Tấu là một loại văn bản của quan lại hoặc của thần dân trình lên vua chúa để trình bày một ý kiến, đề nghị nào đó có liên quan đến chính sách cai trị hoặc các vấn đề quan trọng của triều đình, quốc gia. Cùng dạng với loại văn bản này còn có nghị, biểu, khải, sớ… Tấu có thể được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, theo hình thức văn xuôi hay văn biền ngẫu.

Ở bài tấu này, Nguyễn Thiếp trình bày quan điểm về phép học qua hai luận cứ: Bàn về mục đích của việc học và tác dụng của phép học.

Trong phần mở đầu, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nêu mục đích quan trọng của việc học bằng cách so sánh việc dạy người cũng giống như việc mài đá thành ngọc: Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Ông khẳng định chỉ có học tập thì con người mới trở nên hoàn thiện, tốt đẹp. Học tập là một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Kẻ đi học là học luân thường đạo lí để làm người. Vậy đạo là gì? Tác giả giải thích: Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Đạo học ngày trước lấy mục đích rèn luyện đạo đức nhân cách là chính. Đó là đạo tam cương (tức là học để hiểu và giữ đúng quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng); đạo ngũ thường (tức là học để hiểu và để sống theo năm đức tính của con người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Nói cụ thể ra thì lẽ đối xử chính là mối quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng.

Chính vì thế, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh rằng tất cả những điều cần thiết trong cuộc sống đều phải học. Con người không được giáo dục cũng giống như ngọc không mài không sáng: Ngọc bất trắc, bất thành khí.

Tác giả đã dùng câu châm ngôn dễ hiểu để tăng thêm sức mạnh thuyết phục của lí lẽ. Khái niệm đạo vốn trừu tượng, khó hiểu được tác gỉả giải thích thật ngắn gọn, rõ ràng. Như vậy, mục đích tối thượng của việc học là để làm người.

Quan điểm ấy đề cao mục đích giáo dục đạo đức của việc học. Khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn trong nhà trường hôm nay cũng là sự tiếp nối và phát huy mục đích ấy. Điểm cần bổ sung thêm là việc học không chỉ rèn luyện đạo đức mà còn rèn luyện năng lực trí tuệ để con người có sức mạnh xây dựng, cải tạo xã hội trên mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật…

Tác giả lấy mục đích cao cả của việc học để soi chiếu vào thực tế; từ đó phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong đường lối giáo dục đương thời đã gây ra những tác hại to lớn cho quốc gia, dân tộc:

Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

Vậy thế nào là lối học hình thức hòng cầu danh lợi ? Đó là lối học theo kiểu tầm chương trích cú, thuộc lòng từng câu từng chữ mà không hiểu kĩ về nội dung, học theo kiểu hữu danh vô thực. Học chỉ để đi thi, để ra làm quan, được trọng vọng, nhàn nhã và thu nhiều bổng lộc…

Những kẻ học hành như vậy, nếu có ra làm quan thì cũng chĩ là những viên quan dốt nát, hỏi làm sao có thể lo đời giúp nước? Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó gây tác hại nghiêm trọng và lâu dài vì những kẻ bất tài thường hay xu nịnh, luồn lọt để được thăng quan tiến chức, dần dần trở thành lũ sâu mọt, chỉ biết vinh thân phì gia mà quên đi lợi ích chung của đất nước, dân tộc.

Ngày nay, chúng ta gọi lối học đó là học vẹt, học để đối phó, thực chất chẳng tiếp thu được bao nhiêu Kiến thức. Thuộc bài là yếu tố rất cần trong học tập nhưng điều cốt yếu là phải hiểu nội dung, bản chất của vấn đề, từ đó có cách suy nghĩ, cách cảm nhận, sáng tạo riêng.