Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 22:02

Tham khảo

* Bối cảnh thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước:

- Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước đế quốc đẩy mạnh xâm chiếm thị trường, thuộc địa.

- Đất nước bị mất độc lập, chủ quyền, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.

- Sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước đặt ra yêu cầu phải tìm ra con đường cứu nước mới.

- Nhiều yếu tố của văn minh phương Tây đã được du nhập vào Việt Nam => ánh sáng văn minh phương Tây đã thôi thúc Nguyễn Tất Thanh sang đây để “xem các nước làm như thế nào sau đó trở về giúp đồng bào” và tìm hiểu “điều gì ẩn náu sau những chữ Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.

* Điểm khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các nhà yêu nước tiền bối:

- Khác biệt về hướng đi:

+ Các nhà yêu nước tiền bối: Hướng sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc).

+ Nguyễn Ái Quốc: Hướng sang phương Tây (các nước đế quốc hùng mạnh của thời đại, trong đó có nước Pháp)

Khác biệt về mục đích:

+ Các nhà yêu nước tiền bối: cầu viện, nương nhờ, vận dụng mô hình học tập vào Việt Nam để giành độc lập dân tộc.

+ Nguyễn Ái Quốc: tìm hiểu cách thức, phương pháp để giải phóng dân tộc.

- Cách thức tiếp cận chân lý:

+ Các nhà yêu nước tiền bối: Tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản gián tiếp qua tân thư, tân báo, tân văn; không tiến hành khảo sát trên diện rộng để có cái nhìn phổ quát.

+ Nguyễn Ái Quốc: Tiến hành khảo sát trên diện rộng (đi qua nhiều nước, nhiều châu lục, trong đó Nguyễn Tất Thành đã dừng chân khá lâu ở Anh, Pháp, Mĩ); trải qua quá trình lao động thực tiễn.

Ân Cao Thiên
Xem chi tiết
Người Dưng(︶^︶)
4 tháng 5 2022 lúc 20:06

tham khảo :)
 . Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào?
=> 
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì: - Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé. - Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
 Trình bày những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến năm 1917?
=> 
- Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu,... đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri. - Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

 

 

 
Trần Thị A Tiên
Xem chi tiết
Lê Minh Đức
3 tháng 2 2016 lúc 11:58
- Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết 
+ Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam không chỉ bị bóc lột về kinh tế, mà còn phải chịu nỗi nhục mất nước. Độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam. 
+ Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng cấp thiết. 

- Sự khủng hoảng về đường lối đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới
+ Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp bị đàn áp đẫm máu..., con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến đã bị thất bại. 
+ Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước tiếp thu trào lưu tư tưởng mới, tiến hành cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản..., nhưng cũng không thành công. Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối. 

- Bác Hồ sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào” 
+ Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Bác Hồ sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường của họ, nên quyết định tìm con đường cứu nước mới. 
+ Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Bác Hồ quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc.
__________________
Ngọc Khánh
Xem chi tiết
『ʏɪɴɢʏᴜᴇ』
28 tháng 3 2022 lúc 17:22

TK : - Ngày 5/6/1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. - Từ 1911 đến 1917: Người bôn ba qua nhiều nước trên thế giới. Qua đó, rút ra kết luận: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột nặng nề. - Từ cuối năm 1917, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc về Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. -> Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy mới bước đầu nhưng đã là điều kiện cần thiết để Người đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng đúng đắn ở giai đoạn sau.

TV Cuber
28 tháng 3 2022 lúc 17:23

refer

câu2

 

Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước, vì:

- Sinh ra và lớn lên trong cảnh mất nước, được tiếp thu truyền thống yêu nước bất khuất từ gia đình, quê hương nên Nguyễn Tất Thành đã sớm có một lòng nồng nàn yêu nước, thương dân. Có ý chí đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc.

- Phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại cho thấy tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam. Hoàn cảnh đó đã thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước tìm một con đường cứu nước mới, giải phóng dân tộc, trong đó có Nguyễn Tất Thành.

- Không tán thành quan điểm cứu nước của các bậc tiền bối đi trước. Người đã từng nhận xét rằng: con đường cứu nước của Phan Bội Châu là “đuổi hùm cửa trước, rước beo cửa sau”, còn Phan Châu Trinh chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”.

- Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu các nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình và đích đến của Người là nước Pháp - kẻ thù của dân tộc mình và nơi có khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái".

=> Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước.

* Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918:

- Trong những năm 1911 - 1918, Nguyễn Tất Thành đã làm rất nhiều nghề, đi qua rất nhiều nước thuộc nhiều châu lục khác nhau, từ các nước đế quốc thực dân đầu xỏ cho đến các dân tộc thuộc địa nhỏ yếu trên thế giới. Trong quá trình đó, Người nhận thấy rằng ở đâu đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.

- Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Tại đây, người làm nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp.

Tham gia các hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, các buổi mít tinh để tố cáo thực dân và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.

- Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của Người. 

* Mục đích: giác ngộ về tư tưởng, tìm kiếm con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

 

câu 3

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.

* Phan Bội Châu:

- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.

- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.

- Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau".

* Phan Châu Trinh:

- Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.

- Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"

=> Các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 

* Nguyễn Tất Thành:

Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

 

- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

 



a

☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
28 tháng 3 2022 lúc 17:23

Tham khảo:

Câu 2: (gồm câu hỏi 1 ở câu 3)

- Sinh ra và lớn lên trong cảnh mất nước, được tiếp thu truyền thống yêu nước bất khuất từ gia đình, quê hương nên Nguyễn Tất Thành đã sớm có một lòng nồng nàn yêu nước, thương dân. Có ý chí đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc.

- Phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại cho thấy tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam. Hoàn cảnh đó đã thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước tìm một con đường cứu nước mới, giải phóng dân tộc, trong đó có Nguyễn Tất Thành.

- Không tán thành quan điểm cứu nước của các bậc tiền bối đi trước. Người đã từng nhận xét rằng: con đường cứu nước của Phan Bội Châu là “đuổi hùm cửa trước, rước beo cửa sau”, còn Phan Châu Trinh chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”.

- Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu các nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình và đích đến của Người là nước Pháp - kẻ thù của dân tộc mình và nơi có khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái".

=> Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước.


Câu 3: (Trl câu hỏi 2 ở câu 3)

- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 4 2019 lúc 2:21

Đáp án A

hiển nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
8 tháng 5 2022 lúc 22:16

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

 

Khiêmm Chí
8 tháng 5 2023 lúc 20:32

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.

* Phan Bội Châu:

- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.

- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.

- Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau".

* Phan Châu Trinh:

- Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.

- Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"

=> Các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 

* Nguyễn Tất Thành:

Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

 

hằng Minh
Xem chi tiết
Mai Ngọc Việt
Xem chi tiết
hoàng thu trang
26 tháng 4 2021 lúc 21:38

Nhiều chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã xuất từng tìm đường cứu nước nhưng vẫn không tìm ra một con đường mang lại hiệu quả đích thực. Trước thực tế ấy, Nguyễn Tất Thành, người con xứ Nghệ, mới 21 tuổi, đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, bởi trong Người đang nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu

hoàng thu trang
26 tháng 4 2021 lúc 21:39

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:
- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

hoàng thu trang
26 tháng 4 2021 lúc 21:48

thì đó là ý sau đó 

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 13:12

Tham khảo:
- Năm 1910, với ý chí quyết tâm tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đã vào Sài Gòn. Lúc bấy giờ, Sài Gòn là cửa ngõ của Nam Kì có những công ty tàu biển lớn rất thuận lợi cho việc sang Pháp.

- Ngày 5/6/1911, tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin nhổ neo rời Bến cảng Nhà Rồng đến cảng Mác-xây của Pháp, đưa người thanh niên Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba rời Tổ quốc bắt đầu hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.