Hãy nói vài câu bênh vực cho Mít.
Những vần thơ Mít dành tặng 3 bạn không phải là lời chế giễu. Từ đó, em hãy nói lời bện vực cho Mít.
Mít tặng Biết Tuốt, Nhanh Nhảu và Ngộ Nhỡ những câu thơ như thế nào ?
Em hãy đọc truyện và chú ý những câu thơ Mit dành tặng 3 bạn.
- Tặng Biết Tuốt :
Một hôm đi dạo qua dòng suối
Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối.
- Tặng Nhanh Nhảu :
Nhanh Nhảu đói, thật tội
Nuốt chửng bàn là nguội.
- Tặng Ngộ Nhỡ :
Có cái bánh nhân mỡ
Dưới gối cậu Ngộ Nhỡ.
Một hôm, Mít Đặc gọi các bạn lại và đọc thơ mình sáng tác tặng các bạn, nhưng nghe xong ai cũng tức giận. Để các bạn bớt tức giận, Mít Đặc rủ các bạn đến công viên thành phố Hoa để chơi bập bênh. Biết rằng Mít Đặc, Biết Tuốt, Nhanh Nhảu, Ngộ Nhỡ lần lượt có cân nặng là 29kg, 30kg, 34kg, 33kg. Cứ hai bạn tạo thành một đôi ngồi ở một bên của bập bênh. Hãy giúp Mít Đặc sắp đôi các bạn để bập bênh có thể thăng bằng và chơi vui nhé.
Ta có: 29kg + 34kg = 63kg
30kg + 33kg = 63kg
Vậy đội 1 gồm Mít Đặc và Nhanh Nhảu; đội 2 gồm Biết Tuốt và Ngộ Nhỡ.
Em hãy tìm đọc truyện “Những cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn” để biết hình dáng thật sự của các nhân vật này nhé.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “... Chàng vẫn không tin, Nhưng nàng hỏi chuyện kia đó ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng giết nàng và đánh đuổi đi. Họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bắt đắc dĩ nói: - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gẫy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi vọng phu kia nữa.”
1. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích và chuyển sang lời dẫn gián tiếp?
*Câu trả lời của bạn- Lời dẫn trực tiếp là: "Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gẫy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi vọng phu kia nữa."
- Chuyển sang lời dẫn gián tiếp: Nàng bắt đắc dĩ nói rằng mình sở dĩ nương tựa vào Trương Sinh vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gẫy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi vọng phu kia nữa.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “... Chàng vẫn không tin, Nhưng nàng hỏi chuyện kia đó ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng giết nàng và đánh đuổi đi. Họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bắt đắc dĩ nói: - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gẫy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi vọng phu kia nữa.”
1. Qua lời thoại em hiểu nhân vật đang trong tâm trạng như thế nào? Vì sao nhân vật lại có tâm trạng đó?
1.VN đang trong tâm trạng đau khổ và tuyệt vọng khi chồng không nghe mình giải thích. VN có tâm trạng này vì TS không nghe lời VN mà lại đi tin lời con trẻ, nghi ngờ vợ không chung thủy.
Qua lời thoại, ta có thể hiểu rằng nhân vật đang trong tâm trạng buồn bã và thất vọng. NHân vật này có tâm trạng đó vì người khác đã lăng mạ và chỉ trích nàng dựa trên những tin đồn và chuyện bóng gió, trng khi ko nghe con nói của nàng. Ngay cả gia đình và hàng xóm cũng ko bênh vực và biện bạch cho nàng, làm nàng cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi,sự tuyệt vọng đã khiến nàng dày vò đến như vậy.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “... Chàng vẫn không tin, Nhưng nàng hỏi chuyện kia đó ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng giết nàng và đánh đuổi đi. Họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bắt đắc dĩ nói: - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gẫy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi vọng phu kia nữa.”
1. Tìm và giải thích 2 thành ngữ có trong đoạn trích trên?
+ Thành ngữ thứ nhất : Bình rơi trâm gẫy
=> Ám chỉ một mối quan hệ tình yêu đã tan vỡ, ko còn sự ổn định và mất đi sự tin tưởng.
+ Thành ngữ thứ hai : Mây tạnh mưa tan
=> Ám chỉ 1 sự việc nào đó đã kết thúc, ko còn tồn tại nữa. Nó cũng còn cos ý nghĩa biểu đạt sự buồn bã và hưng phấn đã qua đi
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “... Chàng vẫn không tin, Nhưng nàng hỏi chuyện kia đó ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng giết nàng và đánh đuổi đi. Họ hàng, làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bắt đắc dĩ nói: - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gẫy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi vọng phu kia nữa.”
1. Đoạn văn có hình thức ngôn ngữ nào: Đối thoại hay độc thoại hay độc thoại nội tâm? Chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết hình thức ngôn ngữ đó?
Đoạn văn trích từ câu chuyện có hình thức ngôn ngữ là đối thoại. Dấu hiệu giúp nhận biết là sự trao đổi giữa hai nhân vật, trong đó có lời thoại của nàng và chàng.
1. Nếu có bạn nào đó nói với em "Nghề nghiệp trong lĩnh vực tin học chỉ nên dành cho nam giới", em sẽ trả lời bạn như thế nào? Tại sao?
Nghề nghiệp nào cũng có thể dành cho nam và cũng có thể dành cho nữ. Nam giới có thể làm những công việc như thiết kế thời trang, giáo viên tiểu học, đầu bếp,...thì nhữ giới cũng có thể làm huấn luyện viên thể hình, vận động viên bóng đá, thậm chí là lập trình viên,...hay những ngành nghề trong lĩnh vực tin học. Phụ nữ hiện đại tư duy và bản lĩnh, mở rộng được kiến thức cũng như tầm nhìn, quyết đoán và độc lập có thể làm tốt mọi công việc.
Em hãy phân tích câu nói của bạn Văn và câu nói của bạn Hóa theo góc độ Văn học và góc độ Hóa học nhé!
10 GP sẽ được tặng cho bạn có câu trả lời hay nhất, chính xác nhất (không copy).
"Không có lửa làm sao có khói"
Đó là một câu tục ngữ rất nổi tiếng trong Văn học Việt Nam. Có lẽ không ai trong chúng ta là chưa được nghe câu nói này, kể cả là trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống, hay thậm chí là trong truyện và cả phim ảnh nữa... Đã gọi là tục ngữ thì đương nhiên cũng có thể xem đây là những thứ tinh tuý đã được đúc kết lại trong quá trình lịch sử của ông cha ta - những thế hệ đi trước. Về độ chính xác của nó thì có lẽ không ai có thể phủ nhận được. Nhưng, đó là khi mà chúng ta chưa được học môn Hoá học...
Theo Hoá học, không phải cứ có lửa thì sẽ có khói, và ngược lại, có khói chưa chắc thì đã cần lửa. Chúng ta có thể xem xét một số ví dụ mà có thể các bạn đã biết và đã được học. NH3 tác dụng với HCl sẽ tạo thành NH4Cl - đây là một loại khói trắng (chỉ trông giống khói trắng thôi vì thực chất thì nó lại là tinh thể chứ không phải là các phân tử khí), và lẽ dĩ nhiên, chúng được sinh ra nhờ phản ứng hoá học chứ đâu cần lửa nhỉ?... Chưa hết, còn một chất mà các bạn đã được học, xenlulozo trinitrat, đây là một chất dễ cháy, nổ mạnh và không sinh ra khói trong quá trình bị đốt, chúng còn được ứng dụng để làm thuốc súng không khói. Vậy... có phải đây chính là ví dụ về việc có lửa mà lại không có khói không nhỉ?
Vậy, liệu có phải, tổ tiên chúng ta đã sai lầm khi nói như vậy? Hay là do... thời đó chưa được học Hoá học nên tổ tiên của chúng ta chưa biết nhỉ? Có thể lắm chứ? Nhưng mình thì lại không nghĩ như vậy, muốn xem tổ tiên của chúng ta có sai hay không, chúng ta nên xét mục đích của câu nói này và tính ẩn dụ đằng sau nó... Hay nói đúng hơn, là xét theo góc nhìn Văn học.
Theo Văn học, có lẽ ai chúng ta cũng hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ "Không có lửa làm sao có khói" rồi đúng chứ nhỉ? Thực chất, ông cha ta chỉ muốn nhắn gửi thông điệp đến chúng ta rằng mọi việc trên đời đều có nguyên do của nó, chẳng có thứ gì tự nhiên sinh ra, mà đó là một quá trình để biến nó trở thành như vậy. Vì vậy, khi gặp một vấn đề nào đó, ta không nên vội vàng đưa ra phán xét, mà phải suy nghĩ, tìm hiểu nguyên do của vấn đề đó, suy rộng ra đa chiều để có thể nhìn nhận một cách đúng đắn. Và có lẽ, từ câu tục ngữ này chúng ta cũng có thể suy ngẫm một cách nghiêm túc về những vấn đề sâu xa hơn được suy ra từ nó... Mà mình tin rằng mỗi người sẽ có một cảm nhận khác biệt so với những người khác đúng không nào?
Như vậy, rõ ràng câu tục ngữ "Không có lửa làm sao có khói" không hề sai nếu chúng ta nhìn theo góc nhìn Văn học, và tất nhiên nếu chúng ta xét theo mục đích của câu tục ngữ, thì rõ ràng đây là một thông điệp được đúc kết mà ông cha ta muốn gửi cho chúng ta thông qua một hình ảnh dễ thấy và dễ hiểu. Việc nhìn nhận nó theo góc nhìn đa chiều, về Văn học, về Hoá học,... là một điều rất tốt và thú vị vì nó cho chúng ta nhìn thấy được cách nhìn khác nhau về một sự việc. Tuy nhiên, đó không phải là lý do để chúng ta bảo rằng câu tục ngữ này chưa đúng chỉ vì nhìn qua góc nhìn của những lĩnh vực khác, bởi vì suy cho cùng, đó chỉ là một hình ảnh ẩn dụ để ông cha ta dạy cho chúng ta về cuộc sống, chứ không phải là dạy cho chúng ta về khoa học. Vì vậy, mình vẫn thấy nhìn theo góc nhìn Văn học, góc nhìn của cuộc sống sẽ hay hơn nhiều nếu ta gặp những câu tục ngữ như thế này...
Cảm ơn cô và các bạn đã đọc, lâu rồi em mới viết văn lại nên có thể nhiều chỗ chưa được hay, mong mọi người thông cảm ạ...
Theo góc độ của hóa :
Thí nghiệm của dân chuyên Hóa như sau: “NH3 + HCl => NH4Cl, phản ứng này tạo ra khói trắng hoàn toàn không cần tới lửa. Cụ thể khi lấy một ít xenlulozo nhúng với HNO3, sử dụng H2SO4 đặc làm chất xúc tác với điều kiện dùng ông sinh hàn hồi lưu.
Theo góc độ của văn :
Câu thành ngữ “Không có lửa làm sao có khói” muốn nói rằng mọi chuyện xảy ra trên đời này đều có nguyên nhân của nó, không có tự nhiên mà thế này hay thế kia. Đó là Văn học nhận định còn Hóa học thì có gì đó không đúng. Điển hình như trên mạng nhiều người lan truyền cho nhau một phản ứng hóa học không có lửa cũng có khói
Góc độ của bạn văn:
Không có lửa thì lửa sẽ không đốt cháy để tạo ra khói.
Góc độ của bạn hóa:
Lấy một ít xenlulozơ nhúng với HNO3, sử dụng H2SO4 đặc làm chất xúc tác với điều kiện dùng ống sinh hàn hồi lưu. Để 2 chất phản ứng với nhau trong khoảng từ 5-6 tiếng sẽ tạo ra chất xenlulozơ trinitrat
Mít, Tèo và Tí ngồi nói chuyện với nhau về sinh nhật của mình. Mít nói rằng:
- Ngày sinh của tớ không vượt quá 12. Tớ sẽ nói nhỏ ngày sinh cho Tèo và nói nhỏ tháng sinh cho Tí.
Sau khi Mít nói nhỏ với từng bạn xong thì Tèo suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Tí không thể biết được ngày sinh nhật của Mít.
Tí cũng suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Tèo cũng không biết được sinh nhật của Mít đâu.
Hai bạn cứ suy nghĩ một lúc rồi lại thay phiên lặp đi lặp lại hai câu trên. Cho tới một lúc Tí nói:
- Bây giờ tớ và Tèo có thể biết được sinh nhật của Mít rồi. Hay thật! Đó là câu chuyện dài nhất mà chúng tớ có thể có trước khi tìm ra sinh nhật của Mít.
Hỏi sinh nhật Mít là ngày nào?
Giải lời giải cho mình nhé !