Những câu hỏi liên quan
Nhi Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
8 tháng 12 2017 lúc 17:21

Hôm nay, cũng như mọi ngày tôi đi học trên đường đi tôi gặp một bà lão, bà nói: "Cháu ơi giúp bà qua đường với". Tôi nhìn đồng hồ đã 7 giờ kém 5 phút tôi suy nghĩ một lúc và nói "Vâng cháu sẽ đưa bà qua đường". Sau khi đưa bà lão sang đường bà cám ơn tôi, lúc đó tôi đã cảm nhận được việc tốt mà tôi đã làm. Thế là tôi chạy thẳng đến lớp khi đến cổng trường đã đóng, tôi xin bác bảo vệ cho vào cửa, lúc ấy bác bảo vệ không chịu cho tôi vào, tôi đã kể lại việc bà lão nói "nhờ cháu giúp bà qua đường" và tôi đã giúp. Bác mới hiểu và cho tôi vào.

- Lời dẫn trực tiếp: "Cháu ơi... với"!

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
8 tháng 12 2017 lúc 17:22

Con người không thể thiếu đức tính kiên trì và ý chí nghị lực nếu muốn thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” mà ông cha ta truyền lại đã khẳng định điều đó. “Chí” là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực và sự kiên trì. “Nên” là sự thành công trong mọi việc. “Có chí thì nên” khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ việc gì, nếu có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công bởi vì tất cả những thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Tính kiên trì sẽ giúp chúng ta không nản chí trước những thất bại và biết rút kinh nghiệm từ những thất bại đó để làm nên thành công sau này. Nếu chỉ có một lần thất bại đã nản lòng, nhụt chí thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình. Tóm lại, mỗi học sinh nên hiểu được lợi ích của đức tính kiên trì và bắt đầu rèn luyện ý chí, nghị lực ngay từ những việc nhỏ trong học tập để sau này trở thành những người có ích cho xã hội.

Bình luận (1)
 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
8 tháng 12 2017 lúc 17:24

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều câu thành ngữ mà ông chả ta đã để lại nhằm nhắn nhủ, răn dạy, và truyền lại những kinh nghiệm, kiến thức cho chúng ta về cuộc sống. Trong các câu thành ngữ đó, em thích nhất là câu thành ngữ "một duyên hai nợ" và "năm nắng mười mưa" trong câu thơ:
"Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công"
Theo quan niệm dân gian, duyên luôn là một điều tốt đẹp, còn nợ là gánh nặng, là trách nhiệm mà con người ta phải gánh trong cuộc đời. Câu thành ngữ "một duyên hai nợ" muốn ám chỉ người phụ nữ phải một mình đảm đang công việc gia đình để nuôi chồng con. Trong khi đó, câu thành ngữ "năm nắng mười mưa" muốn nói đến những nỗi khó khăn chồng chất khó khăn mà người phụ nữ ấy phải gánh phải. Cả hai câu thành ngữ đều muốn nói lên và ca ngợi đức hi sinh của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam luôn quật cường, âm thầm hi sinh, chăm lo cho gia đình.

Bình luận (1)
Jang Min
Xem chi tiết
Thời Sênh
5 tháng 12 2018 lúc 21:32

Hôm nay, cũng như mọi ngày tôi đi học trên đường đi tôi gặp một bà lão, bà nói: "Cháu ơi giúp bà qua đường với". Tôi nhìn đồng hồ đã 7 giờ kém 5 phút tôi suy nghĩ một lúc và nói "Vâng cháu sẽ đưa bà qua đường". Sau khi đưa bà lão sang đường bà cám ơn tôi, lúc đó tôi đã cảm nhận được việc tốt mà tôi đã làm. Thế là tôi chạy thẳng đến lớp khi đến cổng trường đã đóng, tôi xin bác bảo vệ cho vào cửa, lúc ấy bác bảo vệ không chịu cho tôi vào, tôi đã kể lại việc bà lão nói "nhờ cháu giúp bà qua đường" và tôi đã giúp. Bác mới hiểu và cho tôi vào.

Lời dẫn trực tiếp: "Cháu ơi... với"!

Lời dẫn gián tiếp: "Nhờ cháu giúp bà qua đường".

Bình luận (1)
minh nguyet
5 tháng 12 2018 lúc 21:42

Bạn tham khảo bài này:

Một hôm, tôi về quê chơi với bà. Tôi rất yêu bà tôi vì hà là người luôn dành cho cháu tất cả những gì tốt nhất và bà là một người hiền từ, nhân hậu. Tôi và bà như thường lệ, sáng nào cùng ra vườn hái quả vào nhà để ăn. Hôm đó bà dẫn tôi ra vườn và kể cho tôi nghe chuyện ngày xưa của bà và mẹ tôi. Tôi lại nhớ đến câu nói của mẹ rằng ở ngay chính tại khu vườn này có một cái hầm. Tôi băn khoăn không biết đúng hay sai nên liền hỏi bà. Bà bảo với tôi rằng: “Đúng ngày xưa ở đây có một cái hầm rất lớn để mọi người chui xuống ẩn nấp khi có báo hiệu nhưng sau chiến tranh bà phá rồi cháu ạ!". Sau đó tôi bảo bà: "Bà ơi! Mẹ cháu nói hoa quả của bà rất ngọt và thơm". Bà chỉ cười mỉm và dắt tôi vào nhà khi trời đã gần trưa nắng.

* Cách dẫn trực tiếp là:

Bà bào với tôi rằng: "Đúng ngày xưa... cháu ạ!".

* Cách dẫn gián tiếp là:

Mẹ cháu bảo rằng ở... cái hầm.

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 8 2017 lúc 10:46

- Nội dung : đề tài học sinh tự chọn

- Hình thức: một đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.

Bình luận (0)
Bạch Tuyết Nguyễn
Xem chi tiết
Thời Sênh
4 tháng 12 2018 lúc 20:49

trường từ vựng "trường học"

Những ngày cuối năm học, quang cảnh sân trường trở nên rộn ràng và mới lạ. Hàng cây bằng lăng khoe sắc tím trong ánh nắng hè rộn rã. Cây phượng vĩ góc sân trường đã chớm nở những chùm hoa đỏ rực xen lẫn tiếng ve râm ran gọi hè. Trong lớp học, tiếng mở sách vở khe khẽ những bạn học sinh đang tập trung ôn bài. Tiếng thầy cô giảng bài đầy nhiệt huyết vẫn vang vọng khắp trong cácphòng học. Một bầu không khí rộn ràng, khẩn trương, tất cả để chuẩn bị cho kì thi kết thúc năm học diễn ra đạt kết quả cao.

Bình luận (0)
Xuki BB
Xem chi tiết
Xuki BB
12 tháng 12 2019 lúc 20:08

bạn nào thấy thì giúp mình với TT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vo Ngoc Bao Trinh
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
24 tháng 12 2019 lúc 15:02
Mở bài:

-          Giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyễn Thành Long.

-          Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó có đoạn trích được dẫn ở đề bài mang lại cho người đọc nhiều cảm nhận về nhân vật anh thanh niên.

Thân bài:

-          Phần 1 : Cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích

+ Một người yêu mến công việc dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn trong khung cảnh vắng vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc làm. Cho nên với anh: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?

+ Một người có lòng yêu mến con người. Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?.

+ Một người ham học hỏi, rất quan tâm đến đời sống nội tâm. Sống một mình trên đỉnh núi, anh không cảm thấy cô đơn vì lúc nào bên cạnh anh cũng có sách. Ngoài giờ làm việc, ngoài lúc phải chăm sóc vườn hoa, đàn gà, anh dành thời gian để đọc sách. Khi cô kĩ sư, ông họa sĩ… đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cái cách đọc sách của anh tinh tế, nghiêm túc và đúng đắn biết bao.

+ Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Việc phái đoàn không quân – phòng không đến thăm và khen ngợi anh đã cho thấy rõ điều đó.

+ Nhân vật anh thanh niên được xây dựng bằng một nghệ thuật đặc sắc. Nó được miêu tả và thể hiện qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ; được bộc lộ qua lời đối thoại của nhân vật; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.

+ Vì thế, hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời gian nói chung.

-          Phần 2: Nó gợi đến hình ảnh những người như cô Phương Định, Nho, Thao trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).

+ Những cô thanh niên xung phong làm công tác trinh sát mặt đường trên đường mòn Trường Sơn trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt và đầy nguy hiểm.

+ Nhưng họ là những người rất lạc quan, thích đùa tếu, mỗi người một vẻ. Trong đó tiêu biểu nhất là Phương Định. Đó là một cô gái Hà Nội xinh đẹp, có tâm hồn nhạy cảm, lao động và chiến đấu gan góc, dũng cảm và cũng là người có ý thức, có tình cảm đẹp về tình đồng đội của những người thanh niên: Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ / Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

-          Phần 3: So sánh hai hình ảnh đã nêu trên

+ Họ là những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm văn học khác nhau. Họ khác nhau về giới tính, về môi trường sống, về công việc cụ thể. Nhưng họ là những người thanh niên của cùng một thời kì chiến tranh, cùng thể hiện vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy khốc liệt của Tổ quốc và cùng để lại những ấn tượng sâu đậm đối với người đọc ở các giai đoạn sau.

Kết bài:

Đây là một đoạn văn ngắn nhưng biểu hiện được những nét tiêu biểu cho nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, của nhân vật anh thanh niên. Tác giả Nguyễn Thành Long đã thành công trong việc khắc họa nét đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh cũng như trong giai đoạn hiện nay.

#Châu's ngốc

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Võ Phạm Hồng Linh
Xem chi tiết

Tham Khảo: 

Thành công vốn là thứ con người chúng ta ai rồi cũng sẽ đạt được tùy vào mức độ và sự cố gắng của từng người. Vậy có khi nào bạn tự hỏi: Thế nào là thành công? Thành công là cảm giác vui sướng, hạnh phúc, viên mãn khi chúng ta đạt được những mục tiêu, những lí tưởng mà chúng ta phấn đấu, mong muốn có được nó sau một quá trình nỗ lực, phấn đấu. Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội. Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp. Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình. Có rất nhiều tấm gương về thành công mà chúng ta cần học tập trong đó không thể không nhắc đến Bác Hồ, người đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ để mang lại thành công to lớn là dành được độc lập cho nước nhà. Tuy nhiên, tỏng cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. Mỗi chúng ta cần có suy nghĩ và hành động đúng đắn để cuộc sống của mình thêm tốt đẹp hơn và sớm đạt được thành công như chúng ta mong muốn.

Bình luận (0)
Xuki BB
Xem chi tiết
Tôi ghét Hóa Học 🙅‍♂️
Xem chi tiết
Sad boy
27 tháng 6 2021 lúc 11:53

THAM KHẢO

 

 

Trong báo chính trị tại đại hội đại biểu lần thứ 2 của đảng đã trích lại lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: " Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ây tiêu biểu cho 1 vị dân tộc anh hùng". Thật vậy, lời căn dặn của Người là hoàn toàn đúng. Để được sống trong hòa bình, hưởng một cuộc sống trọn vẹn như ngày hôm nay, đã có biết bao nhiêu người anh hùng dân tộc nagx xuống. Họ nguyện hi sinh, nguyện đổ máu trên thao trường, nguyện rời mái ấm, nguyện rời những người thân thương của mình để cống hiến, để đấu tranh đem lại hòa bình cho dân tộc. Việc làm của họ xuất phát từ trái tim, từ chính lòng yêu nước, từ chính ngọn lửa sục sôi, căm thù giặc trong họ. Các anh không cần sự đền ơn hay ghi nhớ công lao của tất cả chúng ta - những người được ở lại, những người được sống trong nền hòa bình. Nhưng truyền thống của người Việt Nam ta là gì "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta được sống yên bình như ngày hôm nay mà lại không biết nhớ đến những vị anh hùng đã hi sinh tính mạng mình. Thử hỏi xem việc làm ấy có đáng được trân trọng hay không? Là một học sinh, tôi luôn làm theo những lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh và nguyện dâng hiến sức nhỏ bé của mình để cống hiến cho nước nhà.

Bình luận (0)
Tôi ghét Hóa Học 🙅‍♂️
27 tháng 6 2021 lúc 10:26

3-5 câu thôi là ok rồi

Bình luận (0)