Quan sát hình dưới đây và thực hiện yêu cầu sau:
1. Kể những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thế hệ.
2. Tại sao mọi người trong gia đình cần yêu thương, chia sẻ với nhau?
1.
- Ông đang chơi gấp máy bay cùng với cháu gái.
- Bố đang bê hoa quả ra bàn để cả gia đình cùng ăn.
- Cháu trai đang bê hộp khăn giấy để ra bàn.
- Mẹ đang bóp vai cho bà.
2. Theo em, khi quan tâm, chia sẻ, chăm sóc và yêu thương nhau, các thành viên trong gia đình sẽ cảm thấy vui vẻ, ấm áp và thoải mái hơn.
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
- Nhận xét việc làm của các nhân vật trong tranh.
- Nêu biểu hiện của bảo vệ của công.
- Kể thêm các biểu hiện của bảo vệ của công.
- Những việc làm của các bạn trong tranh trên:
Bức tranh 1: Các bạn học sinh đang tổng vệ sinh trường học
Bức tranh 2: Hai bạn đang ngắt hoa trong công viên
Bức tranh 3: Các bạn đang quét sơn bức tường.
Bức tranh 4: Các bạn đang ném đá vào biển báo giao thông.
Bức tranh 5: Các bạn đang nghịch bức tượng.
- Biểu hiện của bảo vệ của công: 1, 3.
- Biểu hiện khác của bảo vệ của công:, ngăn chặn nạn phá rừng, không xả rác nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi trên đường,...
I. RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI THI
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Sơn Tinh, Thủy Tinh Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. ( Nguyễn Khắc Phi, Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập 1) Câu 1. a. Viết lại và sắp xếp lại các sự việc sau theo đúng diễn biến cốt truyện - Hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thất bại. - Vua Hùng muốn tìm cho công chúa Mị Nương một người chồng thật xứng đáng. - Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật và thời hạn rước râu. - Sơn Tinh đến trước, dâng đủ lễ vật và rước Mị Nương về núi. - Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn và đều chứng tỏ đều xứng đáng làm rể vua Hùng. - Thủy Tinh ghen tức đem quân gây chiến đòi cướp Mị Nương nhưng bị Sơn Tinh đánh bại. - Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều phairuts quân chịu thất bại. b. Vẽ sơ đồ tóm tắt văn bản Câu 2. Từ nội dung của đoạn văn cuối cùng trong văn bản và hiểu biết thực tế, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-6 câu) nêu suy nghĩ của em về cuộc cuộc đấu tranh với thiên tai của nhân dân ta từ xưa đến nay, trong đoạn văn có sử dụng một trạng ngữ. Gạch chân dưới trạng ngữ đó Gợi ý : HS viết song có thể chấm theo bảng kiểm sau: Bảng kiểm đánh giá đoạn văn
|
II. SOẠN BÀI CA DAO SỐ 1 THUỘC BÀI 2- VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
1/ Đọc “Tri thức ngữ văn”/ sgk 60
- Vẽ sơ đồ về đặc điểm thể thơ lục bát gồm: số tiếng, số dòng, vần, nhịp
2/ Đọc hiểu bài ca dao số 1
Em hãy đọc kĩ các yêu cầu và hoàn thành các bài tập điền khuyết sau đây?
a. Em hãy chỉ rõ các đặc điểm của thể thơ lục bát được thể hiện trong bài ca dao thứ nhất
Đặc điểm thể thơ lục bát | Thể hiện trong bài ca dao |
Số dòng thơ/ số cặp câu lục bát | 36 dòng thơ/…… cặp câu lục bát |
Số tiếng trong từng dòng | Dòng lục: …. tiếng Dòng bát: ….. tiếng |
Nhịp thơ ( bài ca dao có nhịp chẵn không) | …. |
Cách gieo vần | Thành/ rành/….. |
Thanh điệu | Câu lục: btb Câu bát: ……. Dòng 7:…….. (biến thể) |
b. Em hãy đọc thầm bài thơ và các chú thích, sử dụng khả năng tưởng tượng, liên tưởng, khả năng cảm nhận, nhận xét để trả lời những câu hỏi sau
Câu hỏi (các em không phải chép câu hỏi, chỉ kẻ bảng, đánh số CH1…rồi trả lời) | Trả lời |
1. Qua 2 câu “Phồn hoa… quanh bàn cờ”, em tưởng tượng như thế nào về kinh thành Thăng Long xưa? Trong 2 câu này, 2 từ nào có khả năng giúp em tưởng tượng rõ nét nhất về kinh thanh Thăng Long? | - Tưởng tượng về kinh thành Thăng Long: + ……… +……….
|
2. Em hãy cho biết tác giả dân gian giới thiệu về kinh thành Thăng Long qua mấy cặp lục bát đầu? Cặp lục bát nào thể hiện tâm trạng, tình cảm của tác giả khi rời Thăng Long? | - ……..cặp lục bát đầu -> giới thiệu về kinh thành Thăng Long
- ………cặp lục bát cuối-> thể hiện tâm trạng, tình cảm của tác giả khi đối với kinh thành Thăng Long |
3. Trong những cặp lục bát đầu, tác giả sự dụng 2 biện pháp tu từ nào trong 3 biện pháp tu từ sau: so sánh, nhân hóa, liệt kê? Qua 2 biện pháp tu từ này cho em nhận xét gì về kinh thành Thăng Long | - BP …..
-> kinh thành Thăng Long ……
|
Hơi dài nhưng mong đc giúp ạ ^_^
Đọc thông tin, thảo luận và làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:
1. Điều tra về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương, nêu các biểu hiện và tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đó rồi hoàn thành thông tin theo mẫu Bảng 47.1.
2. Dựa vào kết quả điều tra và những kiến thức đã học, em hãy đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương và cho biết việc phân loại rác thải từ gia đình giúp ích gì trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường.
Tham khảo!
1. * Tham khảo gợi ý tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương:
Môi trường ô nhiễm | Biểu hiện | Nguyên nhân |
Môi trường nước | Nước ở các khu kênh, mương có màu lạ (màu đen, nâu đỏ,…), có mùi hôi thối, xuất hiện váng, bọt khí, nhiều sinh vật sống trong nước bị chết,… | Do nước thải sinh hoạt, trồng trọt và các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn vào môi trường; do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật;… |
Môi trường đất | Đất bị khô cằn, có màu sắc không đều, có màu hơi vàng hoặc cam,… | Do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; do bị nhiễm mặn; do rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất;… |
Môi trường không khí | Không khí có mùi bất thường (hôi thối, mùi khai, hắc,…); bụi bẩn xuất hiện trên bề mặt các vật dụng; màu sắc không khí xung quanh xám hoặc như màu khói; giảm tầm nhìn;… | Do khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp; do đốt phế, phụ phẩm từ hoạt động nông nghiệp; do cháy rừng; do quá trình đun nấu trong các hộ gia đình;… |
2.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương: Cần xử lí chất thải từ sinh hoạt, trồng trọt và hoạt động công nghiệp; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời); trồng nhiều cây xanh; thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh hoạt; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường;…
- Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp nâng cao hiệu quả xử lí rác thải, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải, từ đó, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do rác thải được tái chế và xử lí tốt và tiết kiệm tài nguyên.
Thực hành theo các yêu cầu sau:
a) Tạo chương trình ở Hình 4.
b) Chạy thử chương trình với các bộ dữ liệu thử em đã đề xuất ở hoạt động làm của Mục 1 để phát hiện lỗi chương trình.
c) Thực hiện gỡ lỗi để chương trình tính đúng nghiệm của phương trình ax + b = 0 với mọi cặp số a, b.
a) Học sinh tự thực hiện tạo chương trình như Hình 4.
b) Chạy thử với bộ dữ liệu thử: a = 0, b = 2 và a = 0, b = 0.
c) Gỡ lỗi:
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
- Nhận xét việc làm của các bạn trong tranh.
- Nêu biểu hiện yêu lao động qua các bức tranh trên.
- Kể thêm các biểu hiện yêu lao động.
Bức tranh 1: Bạn nam đã từ chối lời mời của các bạn rủ đi chơi vì chưa quét sân trường xong và đây là một việc làm đáng được tuyên dương
Bức tranh 2: Bạn Bin đùn đẩy trách nhiệm của mình sang cho bạn khác
Bức tranh 3: Tin và Na tích cực tham gia quét dọn đường, phố nơi mình sinh sống.
Bức tranh 4: Quên không nhặt rau mà mẹ đã nhắc làm.
Bức tranh 5: Đã gần trưa mà bạn nam trong hình vẫn cố ngủ thêm.
Bức tranh 6: Biết dọn dẹp nhà cửa cho gọn gành sạch sẽ.
Biểu thức không có dấu ngoặc đơn, có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước rồi thực hiện các phép tính cộng trừ sau.
Thực hiện các yêu cầu sau:
a) Làm tròn số 1 234 đến hàng chục.
b) Làm tròn số 1 234 đến hàng trăm.
c) Làm tròn số 1 234 đến hàng nghìn.
a) Làm tròn số 1234 đến hàng chục ta được số 1230.
b) Làm tròn số 1234 đến hàng trăm ta được số 1200.
c) Làm tròn số 1234 đến hàng nghìn ta được số 1000.
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Thu về khi lá còn non
Gió hiu hiu lạnh làm con nhớ nhiều
Dáng mẹ gầy gò thân yêu
Áo nâu trăm mảnh sớm chiều gian nan
..................................................
Đời như chiếc bóng thu vàng
Chợ khuya quang gánh nhịp nhàng mẹ rao
Vang xa từng tiếng ngọt ngào
Dứt câu nghe lệ dâng trào...ai hay.
(Theo Võ Anh Tài - Chiếc bóng thu vàng)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Người mẹ trong đoạn thơ được tác giả miêu tả với những hình ảnh nào? Qua đó em cảm nhận người mẹ trong đoạn thơ là người như thế nào?
Câu 3: Đặt một câu có sử dụng phương châm lịch sự bày tỏ tình cảm của em đối với mẹ.
Câu 1:
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ : Lục bát.
Câu 2:
Người mẹ trong bài thơ trên được miêu tả qua những hình ảnh: dáng gầy gò, áo nâu trăm mảnh, chợ khuya quang gánh, tiếng ngọt ngào, lệ dâng trào.
Qua đó em cảm nhận được người mẹ trong bài thơ là người phụ nữ lam lũ, vất vả, đức hi sinh cao đẹp và giàu tình yêu thương con.
Câu 3:
Đặt câu: Thưa mẹ, con mãi khắc ghi công việc sinh thành và dưỡng dục của mẹ