Em hãy tìm những biểu hiện yêu lao động, lười lao động và nối với ô chữ tương ứng.
Em hãy cùng các bạn trong nhóm tìm những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động rồi ghi vào vơr theo hai cột
Yêu lao động | Lười lao động |
- Dọn dẹp nhà cửa - Nấu cơm - Đọc sách | - Không trực nhật lớp - Rong chơi cả ngày - Ngủ dậy muộn đến trưa. |
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
a. Em hãy nêu những lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn người lao động trong các tranh trên.
b. Em hãy kể thêm các biểu hiện của sự biết ơn đối với người lao động.
a. - Lời nói: Dùng từ cảm thán cuối câu: ạ, nhé.
- Hành động: vui vẻ, nhẹ nhàng, lễ phép.
b. Biểu hiện của sự biết ơn: Giúp cô lao công xếp lại bàn ghế với thái độ vui vẻ; cúi chào bác bảo vệ trường mỗi khi vào và khi ra trường.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Em hãy nêu biểu hiện của yêu lao động qua các bức tranh trên.
- Hãy nêu thêm các biểu hiện khác của yêu lao động mà em biết.
Các biểu hiện là:
Ảnh 1: Bạn học sinh chủ động đề nghị xóa bảng giúp cô giáo
Ảnh 2: Bạn nữ đang nỗ lực để chăm sóc vườn rau
Ảnh 3: Bạn gái đang chủ động lau nhà phụ giúp bố mẹ
Ảnh 4: Bạn chủ động xin phép ra dọn vệ sinh đường làng
Những biểu hiện khác có thể kể đến ví dụ như là nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc của mình,...
Hãy ghi chữ Đ vào ô trống trước những ý kiến em cho là đúng.
a) Cơm ăn, áo mặc, sách vở, … đều nhờ lao động mới có được. | |
b) Chỉ người nghèo mới phải lao động. | |
c) Lao động đem lại cho con người niềm vui. | |
d) Làm biếng chẳng ai thiết, siêng việc ai cũng chào mời. | |
đ) Lười lao động là đáng chê cười. |
+ | a) Cơm ăn, áo mặc, sách vở, … đều nhờ lao động mới có được. |
b) Chỉ người nghèo mới phải lao động. | |
+ | c) Lao động đem lại cho con người niềm vui. |
+ | d) Làm biếng chẳng ai thiết, siêng việc ai cũng chào mời. |
+ | đ) Lười lao động là đáng chê cười. |
Nhận xét các ý kiến dưới đây:
a. Lười lao động là đáng chê cười.
b. Chỉ người nghèo mới phải lao động.
c. Lao động đem lại cho con người niềm vui.
d. Cần quý trọng những người yêu lao động.
e. Trẻ em có bổn phận làm những việc phù hợp với khả năng.
a. Điều đó là đúng bởi lao động chính là nghĩa vụ của mỗi con người.
b. Điều đó là không đúng bởi bất kể ai cũng phải lao động, người giàu cũng giống người nghèo.
c. Điều đó là đúng bởi lao động sẽ giúp con người không bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực, lao động giúp mọi người bận bịu, không có thời gian để ý những suy nghĩ ấy.
d. Điều đó là đúng bởi người lao động luôn luôn được mọi người tôn trọng vì họ đã tạo ra giá trị cho xã hội
e. Điều đó là đúng bởi trẻ em nên hình thành thói quen lao động từ sớm để có tính nhanh nhẹn, tự giác, tự lập.
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
Câu hỏi:
a. Bạn nào trong tranh biết yêu lao động?
b. Kể thêm các biểu hiện của yêu lao động mà em biết.
a) Bạn ở tranh 2,3
b) - Chủ động chăm chỉ dọn nhà
- Chủ động chăm chỉ dọn lớp
- Tưới rau cho ông bà
Hãy ghi chữ Đ vào ô trống trước những việc cần làm để tỏ lòng kính trọng và biết ơn người lao động.
a) Chào hỏi lễ phép những người lao động. | |
b) Nói trống không với người lao động. | |
c) Tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi. | |
d) Quý trọng sản phẩm, thành quả lao động. | |
đ) Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng. | |
e) Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay |
Đ | a) Chào hỏi lễ phép những người lao động. |
b) Nói trống không với người lao động. | |
Đ | c) Tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi. |
Đ | d) Quý trọng sản phẩm, thành quả lao động. |
Đ | đ) Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng. |
e) Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay. |
Nhắc nhở bạn bè, em nhỏ có biểu hiện lười lao động trong học tập và sinh hoạt.
Thực hành trên lớp.
Hãy nêu những ví dụ biểu hiện lao động tự giác và sáng tạo (hoặc lao động thiếu tự giác, thiếu sáng tạo) trong xã hội mà em biết.
Tham Khảo
Những biểu hiện lao động tự giác là sáng tạo:
+ Tự giác học tập, làm bài tập.
+ Thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường.
+ Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.
+ Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động.
+ Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm.
- Những biểu hiện không tự giác, thiếu sáng tạo:
+ Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.
+ Ngại khó, ngại khổ.
+ Lười suy nghĩ, gặp chăng hay chớ.
+ Thiếu trách nhiệm với bản thân xã hội, gia đình.
Những ví dụ biểu việc lao động tự giác và sáng tạo trong xã hội mà em biết :
- Tự giác làm bài tập.
- Khi gặp bài tập khó, họ đã suy nghĩ mọi cách để ra đáp án chính xác.
- Tự xây dựng kế hoạch trong học tập , lao động.
-.........
Những ví dụ biểu hiện lao động thiếu tự giác, thiếu sáng tạo :
- Không dám bước tiếp.
- Tự ti, mặc cảm.
- Lười suy nghĩ bài tập được giao trên lớp.
- Không lập kế hoạch trong học tập, và lao động.
-...........
- Tự giác học tập
- Tự giác rời máy tính khi ngồi quá lâu
-. Tự giác làm những việc làm trong nhà
- nghĩ khi chúng ta không làm đc bài
2)+ Không tự tin giao tiếp mặc cảm
+ Luờ biếng không chịu nghĩ kĩ