Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
6 tháng 6 2017 lúc 16:20

- Hậu quả do nhiệt độ toàn cầu tăng:

+ Băng tan ở hai cực sẽ diễn ra, mực nước biển tăng làm ngập một số vùng đát thấp; nhiều diện tích đất canh tác ở các châu thổ màu mỡ bị ngập dưới nước biển,...

+ Thời tiết thay đổi thất thường: nóng, lạnh, khô, ẩm,... diễn ra một cách cực đoan, tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt sản xuất nông, lâm, ngư,... (Thời tiết nóng nhất vào năm 1998; mùa hè năm 2003, thời tiết nóng một cách đột ngột, có khi lên đến 40C ở Pháp và một số nước châu Âu; lũ lụt xảy ra liên tiếp ở Trung Quốc, Ấn Độ,...)

- Hậu quả của thủng tầng ôdôn đối với đời sống trên Trái Đất:

Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người và các hệ sinh thái trên trái đất.

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung thư da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thủy tinh thể, quáng gà và các bệnh về mắt.

+ Ảnh hưởng đến mùa màng: tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá hủy diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản bị thất thu.

+ Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh: hầu hết các thực vật phù du, cá con, tôm, các loại ốc sống gần bề mặt nước (đến độ sâu 20m) rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng sinh thái của biển

Bình luận (0)
NGUYỄN HÀ GIANG
Xem chi tiết
Anti Spam - Thù Copy - G...
9 tháng 3 2021 lúc 21:42

1/

Tầng khí quyểnĐặc điểm
Tầng đối lưu

-Mật độ không khí dày đặc.

-Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

-Nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sấm sét,...

Tầng đối lưu

-Mật độ không khí loãng.

-Có lớp ôdôn.

Các tầng cao của khí quyển

-Mật độ không khí cực loãng.

-Xuất hiện các hiện tượng cực quang, sao băng,...

-Tầng đối lưu có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, vì:

+Là nơi cung cấp không khí cho động, thực vật và con người hít thở.

+Là nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa,...

2/

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM TỔ ĐỊA - GDCD HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ – LỚP 6 TUẦN 4

-Các loại gió chính hoạt động trên Trái Đất: gió Tín phong (mậu dịch), gió Tây ôn đới, gió Đông cực.

3/

-Độ nóng lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí.

-Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào các yếu tố:

+Tùy theo vị trí gần biển hay xa biển: vì lục địa có đặc điểm mau nóng, mau nguội và biển có đặc điểm lâu nóng, lâu nguội nên vào mùa hạ nhiệt độ cao => đất liền nóng và biển sẽ mát hơn nhưng khi vào mùa đông nhiệt độ thấp => đất liền lạnh và biển sẽ ấm hơn.

+Tùy theo độ cao: vì càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

+Tùy theo vĩ độ: vì nhiệt độ không khí giảm dần từ Xích đạo về hai cực.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 6 2019 lúc 10:44

Đáp án D

Hậu quả của nhiệt độ Trái Đất tăng lên là băng tan nhanh

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 8 2017 lúc 8:28

Đáp án C.

Giải thích: SGK/15, địa lí 11 cơ bản.

Bình luận (0)
Hoàng Thục Uyên
Xem chi tiết
minh nguyet
28 tháng 4 2021 lúc 20:42

1.

 

Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.

– Băng tuyết bao phủ quanh năm.

– Khí hậu lạnh giá, gió bão nhiều và mạnh nhất thế giới.

– Thực vật không thể tồn tại.

– Động vật: những loài chịu lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, chim biển, …

– Giàu tài nguyên khoáng sản: than, sắt, đồng,…

2.

làm cho nc biển dâng lên...

Bình luận (0)
phuong ha nguyen minh
Xem chi tiết
Phương Dung
19 tháng 12 2020 lúc 18:41

- Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa) Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất. Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

- Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

Bình luận (0)
Kudo Shinichi
20 tháng 12 2020 lúc 16:47

lớp vỏ rắn chắc ngoài cùng của Trái Đất có độ dày khoảng từ 5 đến 70 km

lớp vỏ TĐ chiếm 1% thể tích và 15% khối lượng

lớp vỏ TĐ là nơi tồn tại của con ng và mọi sinh vật. Đó cũng là nơi xảy ra các hoạt động, hành động của mọi sự vật trên hành tinh

Bình luận (0)
Vu Thi Huyen
Xem chi tiết
kiều văn truyền
12 tháng 10 2016 lúc 20:30

đây là lịch sử nhé bạn

Bình luận (0)
Công Thành Hồ
5 tháng 5 2017 lúc 19:15

đó là địa lí mà

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 21:26

Câu 1: Đặc điểm của đới nóng trên trái đất:

Đới nóng là một trong ba đới chính trên trái đất, nằm giữa đới cận nhiệt đới và đới ôn đới.

- Khí hậu nóng ẩm: Đới nóng có khí hậu nóng quanh năm với nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối lớn. Mùa đông ít hoặc không có, và mùa hè kéo dài.

- Rừng nhiệt đới: Đới nóng chứa rừng nhiệt đới rộng lớn với đa dạng cây cối và loài động vật. Đây là môi trường sống cho nhiều loài quý hiếm.

- Sự biến đổi trong mùa mưa: Một số vùng trong đới nóng có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, dẫn đến sự thay đổi trong việc trồng trọt và chăn nuôi.

- Các nguồn tài nguyên quý báu: Đới nóng chứa nhiều nguồn tài nguyên như than, dầu mỏ, và khoáng sản quý giá.

- Bão và rủi ro thảm họa: Được biết đến với sự xuất hiện thường xuyên của bão, vùng đới nóng có nguy cơ cao về rủi ro thảm họa như lũ lụt, lở đất và nạn đói.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 21:28

Câu 2: Năm thành phố đông dân nhất thế giới và hậu quả của gia tăng dân số:

Năm thành phố đông dân nhất thế giới là:

1.Tokyo, Nhật Bản
2.Delhi, Ấn Độ
3.Shanghai, Trung Quốc
4.Sao Paulo, Brazil
5.Mumbai, Ấn Độ

Sự gia tăng nhanh chóng của dân số trên thế giới gây ra một số hậu quả quan trọng:

- Áp lực lên tài nguyên: Gia tăng dân số đồng nghĩa với việc tăng cầu sử dụng tài nguyên như nước, thức ăn, năng lượng và đất đai, gây áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Ô nhiễm môi trường: Với việc gia tăng sản xuất và tiêu dùng, sự gia tăng dân số có thể gây ra sự tăng cường trong ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất.

- Mất rừng và suy thoái môi trường tự nhiên: Để đáp ứng nhu cầu của dân số đông đúc, rừng và môi trường tự nhiên thường bị mất đi và suy thoái.

- Áp lực đô thị hóa: Gia tăng dân số thường đi kèm với tăng cầu xây dựng đô thị, dẫn đến việc mất đất đai nông nghiệp và các vùng xanh.

- Khả năng quản lý cơ sở hạ tầng và dịch vụ: Dân số đông đúc đặt áp lực lên hệ thống giao thông, y tế, giáo dục và các dịch vụ cơ bản, làm cho việc quản lý và cung cấp dịch vụ trở nên khó khăn hơn.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 21:28

Câu 3: Phát triển bền vững và góp phần bảo vệ môi trường:

- Tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, ví dụ: sử dụng đèn LED, hạn chế tiêu thụ nước, và tái chế.

- Sử dụng giao thông công cộng hoặc đi xe đạp thay vì lái xe riêng.

- Hỗ trợ các hoạt động và tổ chức bảo vệ môi trường, như tham gia vào các hoạt động tình nguyện làm sạch môi trường.

- Sử dụng sản phẩm và dịch vụ có chứng chỉ môi trường hoặc hợp nhất với nguyên tắc bền vững.

- Giảm lượng rác thải bằng cách tái chế và phân loại rác đúng cách.

- Tăng cường nhận thức về môi trường và lan tỏa kiến thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Bình luận (0)
Quynh Anh
Xem chi tiết
Phương Dung
25 tháng 12 2020 lúc 20:02

Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.

- Lớp vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích, 0,5% khối lượng.

- Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên: không khí nước, sinh vật…và là nơi sinh sống của xã hội loài người.

- Vỏ Trái Đất do một số địa mảng kề nhau tạo thành, có 7 địa mảng lớn:

+ Mảng lục địa (là bộ phẩn nổi trên bề mặt nước biển.): Á – Âu, Phi, Ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực

+ Mảng đại dương (gồm các đảo và vùng trũng bị chìm ngập dưới mực nước biển): Thái Bình Dương.

- Các mảng di chuyển rất chậm.

+ Hai mảng có thể tách xa nhau : ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương.

+ Hai mảng xô vào nhau: ở chỗ tiếp xúc của chúng đá bị nén ép, nhô lên thành núi, sinh ra núi lửa và động đất.

Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

+ Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)

+ Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.

+ Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

Bình luận (1)
Phap VU
25 tháng 12 2020 lúc 20:01

Lớp vỏ TĐ có độ dày từ 5km đến70km.Chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng trái đấT,rắn chắc.Càng đi xuống sâu thì nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ là 1000 độ C.Lớp vỏ Trái đất là nơi chứa không khí,nước và các sinh vật,... Đồng thời,còn là nưi sinh hoạt và diễn ra đời sống của xã hội loài người

Bình luận (0)