Cảm nhận của em về đoạn văn tác giả miêu tả cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng
Em hãy miêu tả lại không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng qua cảm nhận miêu tả của tác giả Vũ Bằng trong văn bản " mùa xuân của tôi " theo cách tổng phân hợp .
Có lẽ mùa xuân là đề tài gợi nhắc nhiều xúc cảm đối với văn nghệ sĩ. Vũ Bằng là một trong số cây bút viết hay, viết sâu sắc về mùa xuân bằng giọng thơ tinh tế và đầy chất thơ. Với sở trường tùy bút và bút kí ông đã vẽ nên bức tranh mùa xuân đất bắc tuyệt vời qua “Mùa xuân của tôi”.
“Mùa xuân của tôi” là dòng tản mạn ghi chép lại những xúc cảm sâu lắng và ngọt ngào nhất của Vũ Bằng về mùa xuân, về những giao thoa của đất trời khi bước sang một năm mới, một mùa mới ấm áp. Với giọng văn nhẹ nhàng, dìu dặt, tác giả đã kéo người đọc về với những mùa xuân bình yên, tươi đẹp, căng tràn sức sống. Bởi rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất, thi vị và duyên dáng nhất trong một năm.
Trải dọc bài thơ chính là tấm chân tình của tác giả dành cho mùa xuân đất bắc. Sự hòa quyện với thiên nhiên, với đất trời, với con người.
Từ những câu văn đầu tiên, tác giả đã vẽ nên đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu gió lành lạnh” không nơi nào có được. Chính đặc trưng này làm nền tảng để tác giả có thể vẽ thêm nhiều vẻ đẹp khác nhau nữa. Những thanh âm như tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình quyện với sự ấm áp của nhang trầm, của không khí đoàn tụ gia đình khiến tác giả thổn thức nhớ thương. Có lẽ chính những điều ấm áp và bình dị đó khiến tác giả không nguôi khi nhớ về.
Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn đó. Tác giả đã viết “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu”. Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Xuân đến “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn những ngày đông giá”. Cái rét của mùa xuân là cái rét ngọt ngào từ không “căm căm” như mùa đông xứ Bắc nữa.
Vũ Bằng ới những cảm nhận tinh tế, ngôn ngữ giàu chất thơ và nhiều hình ảnh so sánh mới lạ đã khiến người đọc hồi tưởng về những mùa xuân đã qua, mùa xuân của quê hương, của lòng người mênh mang.
Và xuân đến, tháng giêng chính là biểu tượng tươi đẹp nhất, cũng là nơi hội tụ của những vẻ đẹp ngọt ngào. Như Xuân Diệu từng nói “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Trong văn Vũ bằng không ngọt ngào, hối hả như Xuân Diệu nhưng lại đằm thắm và da diết nhất khiến cho người đọc lâng lâng, mê đắm. Khi tháng giêng về cũng là lúc đất trời bắt đầu có sự chuyển giao kì diệu và đầy tinh tế. Nét đẹp tháng giêng đất bắc là nét đẹp dịu dàng mà đằm thắm, có sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên đất trời. Và có lẽ lòng người cũng đồng điệu theo những nhịp điệu của mùa xuân.
Thật vậy “mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi và đầy tươi mới nhất khi viết về mùa xuân,. Nó gợi nhắc cho người đọc về những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của mùa xuân tươi đẹp.
Đọc lại văn bản "Mùa xuân của tôi" và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Cảnh mùa xuân Hà Nội được tác giả gợi nhớ như thế nào?
Câu 2: Ko khí và cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng được miêu tả như thế nào? Tìm những câu văn giàu ý nghĩa và phân tích nghĩa.
Câu 3: Viết 1 đoạn văn từ 6-8 câu nêu cảm nghĩ của em về mùa xuân trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy
Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn miêu tả thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng trong bài “Mùa xuân của tôi” này.
• Ngôn ngữ sử dụng linh hoạt, luôn vận động, so sánh chuẩn xác, giàu màu sắc, liên tưởng phong phú khoáng đạt.
• Vũ Bằng đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trời đất không mang dáng vẻ lộng lẫy nhưng lại có một hương sắc riêng vừa man mác, vừa sâu lắng, nhịp sống đang hồi sinh, cây cỏ đâm hoa kết trái, cuộc sống đời thường đã trở lại.
Các bạn giúp mk mấy câu này với 1 tiếng nữa mk cần rồi;
Đoạn văn cuối của bài mùa xuân tôi yêu:
1. Ấn tưởng của tác giả về mùa xuân sau rằm tháng giêng đất bắc như thế nào?
2. Những hình ảnh chi tiết đó có gì khác với trước rằm tháng giêng?
3. Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả ở đoạn văn cuối?
4. Qua đó cho em hiểu gì về tâm hồn, tình cảm của nhà văn đối với cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân đất bắc?
5. Từ tình yêu thiên nhiên, yêu màu xuân, tác giả muốn gửi gắm tình cảm gì?
Đọc lại đoạn văn từ “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
a) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả.
b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?
Đoạn văn còn lại, tác giả đặc tả những điểm riêng biệt của trời đất, thiên nhiên, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng
- Cảnh sắc thiên nhiên:
+ Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong
+ Cỏ: không xanh mướt nhưng nức mùi thơm man mác
+ Mưa xuân: thay thế mưa phùn
+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng
- Không gian sinh hoạt:
+ Bữa cơm: trở về sự giản dị thường ngày, thịt mỡ, dưa hành đã hết
+ Cánh màn điều treo trên bàn thờ treo ở bàn thờ ông bà ông vải đã được hạ xuống
+ Các trò vui ngày Tết: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật
→ Hoạt động của con người dần trở về nhịp thường nhật, cảnh vật có chút biến chuyển, thay đổi nhưng vẫn đẹp và say đắm lòng người bởi sự mới mẻ
Việc tái hiện cảnh sắc, không khí mùa xuân để khẳng định tình yêu, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng tác giả, làm sống dậy nhiều nỗi niềm trong tâm hồn tác giả bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm
Câu 4 trang 177 Ngữ Văn 7 tập 1
Đọc lại đoạn văn từ "Đẹp quá đi" đến hết và tìm hiểu:
a) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả.
b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?
Refer:
a) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng:
- Hết tết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong.
- Cỏ không không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.
- Mưa xuân thay thế cho mưa phùn.
- Con người trở về bữa cơm giản dị.
- Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
- Giờ không còn thịt mỡ dưa hành mà thay vào đó là thịt thăn.
- Cánh màn điều hạ xuống.
- Các trò vui ngày tết cũng hết.
b) Tác giả đã miêu tả tinh tế sự chuyển biến của thiên nhiên trong một khoảng thời gian dài. Qua việc tái hiện những cảnh sắc, không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng với Hà Nội đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả khiến cho ngòi bút của ông tinh tế và nhạy cảm hơn.
Trong bài “Mùa xuân của tôi”, qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng như thế nào?
- Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy đã thể hiện tác giả là một người am tường những phong tuc tập quán, những nét văn hóa trong tâm hồn người xứ Bắc. Đồng thời thể hiện sự quan sát tinh tế những thay đổi của thiên nhiên.
Viết đoạn văn(4-6 câu)nêu cảm nghĩ của em về thiên nhiên,cảnh vật được miêu tả trong văn bản Rằm tháng giêng.
Tham khảo:
Bài thơ “Rằm tháng giêng” Bác đã vẽ ra bức tranh ngày xuân tuyệt đẹp và có nhiều điều trăn trở về vận mệnh ẩn sâu trong từng câu thơ. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác. Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lùng của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ cuối thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
của bn đây
Bài thơ “Rằm tháng giêng” Bác đã vẽ ra bức tranh ngày xuân tuyệt đẹp và có nhiều điều trăn trở về vận mệnh ẩn sâu trong từng câu thơ. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác. Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lùng của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng. Câu thơ cuối thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.
Hoàn thành câu văn sau bằng sự cảm nhận cua e, tự nội dung cua văn bản mùa xuân của tôi
Cảnh sắc và không khí của mùa xuân Hà nội- đất bắc hiện lên qua sự quan sát ........ và một........... tha thiết , nồng nàn.Bên cạnh đó, viết về không khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng , nhà văn còn muốn chia sẻ 1 điều thầm kín.......
c, em thích nhất câu văn hoặc đoạn văn nào trong văn bản mùa xuân của tôi? Vì sao?
cái chỗ ....... là mk tự điền vào hả bn Thư Nguyễn
Cảnh săc và ko khí của Mùa xuân Hà Nội-đất Bắc hiện lên qua sự quan sát hình ảnh,liên tưởng và một tình yêu tha thiết ,nồng nàn.Bên cạnh đó,viết về ko khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng Giêng ,nhà văn còn muốn chia sẻ một điều thầm kín lòng mong muốn đất nước đượchoàbình và thống nhất
Cảnh sắc và không khí của mùa xuân Hà nội- đất bắc hiện lên qua sự quan sát tinh tế và một tình yêu, nỗi nhớ tha thiết , nồng nàn.Bên cạnh đó, viết về không khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng , nhà văn còn muốn chia sẻ 1 điều thầm kín lòng mong đất nước được hòa bình, ấm no