Hãy giải thích vị trí tương hỗ của các vecto quay U→ và I→ trong bảng 14.1 SGK.
Dựa vào hình 29.2 (SGK trang 107),14.1 (SGK trang 52) hãy xác định:
- Vị trí của các thành phố: Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.
- Những quốc lộ nội các thành phố này với Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Xác định các thành phố: Play – Ku , Buôn Ma Thuật, Đà Lạt trên hình 29.2
- Những quốc lộ nối các thành phố này với Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
- Quốc lộ 19: Kom Tum - Quy Nhơn.
- Quốc lộ 26: Buôn Ma Thuột - biến Nha Trang.
- Quốc lộ 14 và đường Hồ Chí Minh nối Plây Ku, Buôn Ma Thuột với TP. Hồ Chí Minh.
Dựa vào các hình 2.1, 14.1, 14.4, bảng 2.1, kiến thức đã học và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định vị trí địa lí và phạm vi các vùng biển Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
- Nêu tên và xác định trên bản đồ các huyện đảo của Việt Nam.
tham khảo
- Vị trí địa lí của Vùng biển Việt Nam:
+ Vùng biển của Việt Nam là một phần của Biển Đông.
+ Biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Phạm vi của vùng biển Việt Nam:
+ Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm 5 bộ phận là: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
+ Đối với vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất về đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước, được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng với tọa độ địa lí xác định.
+ Vùng biển miền Trung mở rộng ra Biển Đông, bao gồm nhiều đảo, quần đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà).
+ Vùng biển Nam Bộ bao gồm một phần vịnh Thái Lan, có nhiều đảo và quần đảo như Phú Quốc, Côn Sơn,...
* Nêu tên các huyện đảo của Việt Nam
- Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô - thuộc tỉnh Quảng Ninh
- Huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ - thuộc thành phố Hải Phòng.
- Huyện đảo Cồn Cỏ - thuộc tỉnh Quảng Trị.
- Huyện đảo Hoàng Sa - thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Huyện đảo Lý Sơn - thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
- Huyện đảo Trường Sa - thuộc tỉnh Khánh Hòa.
- Huyện đảo Phú Quý - thuộc tỉnh Bình Thuận.
- Huyện đảo Côn Đảo - thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc - thuộc tỉnh Kiên Giang.
Tham khảo
♦ Phạm vi:
- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông.
- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
♦ Vị trí:
- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.
+ Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).
+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông.
- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.
- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.
Các huyện đảo của Việt Nam:
- Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng);
- Huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng);
- Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh);
- Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);
- Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị);
- Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng);
- Huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang);
- Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);
- Phú Quý (Bình Thuận);
- Phú Quốc (Kiên Giang);
- Trường Sa (Khánh Hòa);
- Vân Đồn (Quảng Ninh).
Chép lại tên các tác phẩm (hoặc đoạn trích) và thể loại vào bảng theo mẫu trong SGK, đánh dấu × vào vị trí tương ứng ở các cột tiếp theo nếu thấy có yếu tố đó.
Nhìn vào bảng thống kê đã làm, em hãy nhận xét: Những yếu tố nào thường có chung ở cả truyện và ký.
Tên tác phẩm | Thể loại | Cốt truyện | Nhân vật | Nhân vật kể chuyện |
---|---|---|---|---|
Dế Mèn phiêu lưu kí | Truyện dài | + | + | + |
Sông nước Cà Mau | Truyện dài | + | + | + |
Vượt thác | Truyện dài | + | + | + |
Buổi học cuối cùng | Truyện dài | + | + | + |
Cô Tô | Kí | + | ||
Cây tre Việt Nam | Kí | + | + | |
Lòng yêu nước | Kí | |||
Lao xao | Kí | + |
Nhận xét:
+ Giống: Truyện ngắn và kí đều là những câu chuyện có người kể chuyện.
+ Khác: Truyện thường có đầy đủ nhân vật, cốt truyện còn thể kí có thể có hoặc không có nhân vật, cốt truyện.
Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy giải thích vì sao biển Đông là biển tương đối kín.
Tham khảo
- Biển Đông là biển tương đối kín vì:
+ Biển Đông được bao bọc bởi lục địa châu Á (ở phía bắc và phía tây) và các quần đảo Philippin, Malaixia và Inđônêxia (ở phía đông và đông nam)
+ Biển Đông chỉ thông ra Thái Bình Dương và các biển lân cận qua những eo biển hẹp.
Dựa vào bảng 11 (trang 41 – SGK) và hình 11.3 (trang 42 SGK), trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương.
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Xích đạo về cực. Nguyên nhân, càng lên vĩ độ cao, chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0o, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng ở địa cực).
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ đại dương vào đất liền. Nguyên nhân: càng xa đại dương, tính chất lục địa càng tăng dần.
Trong mạch điện vẽ trên hình 25.4 SGK, khóa K đang đóng ở vị trí a. Nếu chuyển K sang vị trí b thì điện trở R nóng nên. Hãy giải thích.
- Khi K ở chốt a), không có dòng điện qua R.
- Khi ngắt K khỏi chốt a), cường độ dòng điện qua ống dây giảm đột ngột về 0, khi đó trong ống dây xảy ra hiện tượng tự cảm. Suất điện động cảm ứng xuất hiện có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó,tức là chống lại sự giảm cường độ dòng điện qua L. Trong ống dây xuất hiện dòng điện cảm ứng cùng chiều với iL ban đầu.
- Khi đó chuyển khóa K sang chốt b, dòng điện cảm ứng này chạy qua R làm điện trở R nóng lên.
Dựa vào hình 7.1 (trang 25 - SGK) và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm).
So sánh và giải thích được xu hướng biến đổi một số tính chất của các nguyên tố theo vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Để so sánh được xu hướng biến đổi một số tính chất của các nguyên tố, ta cần nắm được: Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử:
+ Bán kính nguyên tử: giảm dần trong một chu kì, tăng dần trong một nhóm A.
+ Độ âm điện: tăng dần trong một chu kì, giảm dần trong một nhóm A.
+ Tính kim loại: giảm dần trong một chu kì, tăng dần trong một nhóm A.
+ Tính phi kim: tăng dần trong một chu kì, giảm dần trong một nhóm A.
- Giải thích:
+ Bán kính nguyên tử phụ thuộc vào lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng. Bán kính giảm là do lực hút tăng và ngược lại, bán kính tăng do lực hút giảm.
+ Độ âm điện phụ thuộc vào lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng.
+ Tính kim loại và phi kim phụ thuộc vào bán kính và lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng.
Dựa vào bảng 27.1 (SGK), hãy nêu các vùng phân bố chủ yếu của từng phân ngành và giải thích.
- Chế biến sản phẩm trồng trọt
+ Đường mía: Cơ sở sản xuất gắn với vùng nguyên liệu. Cây mía đòi hỏi nhiệt, ẩm rất cao và phân hoá theo mùa, thích hợp với đất phù sa mới ở đồng bằng, ở ven sông...), được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Đó cũng là nơi phân bố của ngành đường mía.
+ Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. Đây là hai vùng trồng chè lớn của cả nước.
+ Cà phê: Tây Nguyên. Cơ sở chế biến gắn với vùng trồng cà phê (Tây Nguyên là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước)
+ Rượu, bia, nước ngọt: sản xuất chủ yếu hướng vào phục vụ nhu cầu tại chỗ, nên tập trung ở các đô thị lớn.
- Chế biến sản phẩm chăn nuội
+ Sản phẩm sữa và từ sữa: tập trung ở nơi nuôi bò sữa và nơi tiêu thụ nhiều (các đô thị lớn).
+ Thịt và sản phẩm từ thịt: tập trung ở nơi tiêu thụ lớn (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh).
- Chế biến thủy, hải sản: tập trung chủ yếu ở vùng nguyên liệu (khai thác nuôi trồng, sản xuất) vì các sản phẩm tươi sống khó bảo quản khi vận chuyển đi xa.