hãy cho biết tính chất vật lí , tính chất hoá học của một chất gồm các tính chất
Hãy chọn phát biểu đúng.
A. Các chất đồng vị có cùng tính chất vật lí.
B. Các chất đồng vị có cùng tính chất hoá học.
C. Các chất đồng vị có cùng cả tính chất vật lí lẫn tính chất hoá học.
D. Các chất đồng vị không có cùng tính chất vật lí và tính chất hoá học.
Cho các Tính chất của khí carbon dioxide sau :
Chất khí, không màu.,Không mùi, không vị, làm đục dung dịch nước vôi trong
Hãy chỉ ra tính chất vật lí, tính chất hoá học của khí carbon dioxide?
Tham khảo:
- Tính chất vật lí: không có sự tạo thành chất mới:
+ Thể (rắn, lỏng, khí)
+ Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng
+ Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác
+ Tính nóng chảy, sôi của một chất
+ Tính dẫn nhiệt, dẫn điện
- Tính chất hóa học: có sự tạo thành chất mới
+ Chất bị phân hủy
+ Chất bị đốt cháy
Cho các tính chất sau :
(1) Tính chất vật lí;
(2) Tính chất hoá học ;
(3) Tính chất cơ học.
Hợp kim và các kim loại thành phần tạo hợp kim đó có tính chất nào tương tự ?
A. (1)
B. (2) và (3)
C. (2)
D. (l) và (3)
Em hãy nêu một số tính chất vật lí và tính chất hóa học của một chất mà em biết?
Sắt:
Tính chất vật lí: tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính dẻo, ánh kim.
Tính chất hóa học: tác dụng với oxi trong không khí
trình bày đặc điểm 3 thể của chất thế nào là tính chất vật lí tính chất hoá học của chất cho ví dụ
Bài 1. Em hãy viết công thức cấu tạo nêu tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng, điều chế ( nếu có) của me ta, etilen, axetilen.
Lật sgk ra mà coi đi thằng lười, lật sgk còn nhanh hơn lên đây hỏi
Bài 1. Em hãy viết công thức cấu tạo nêu tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng, điều chế ( nếu có) của me ta, etilen, axetilen.
1. Tính chất vật lí là gì? Tính chất hoá học là gì?
2. Những phát biểu nào sau đây mô tả tính chất vật lí, tính chất hóa học?
a) Nước sôi ở 100oC.
b) Xăng cháy trong động cơ xe máy.
c) Lưu huỳnh là chất rắn, có màu vàng.
d) Con dao sắt bị gỉ sau một thời gian tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí.
e) Ở nhiệt độ phòng, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị.
1. Tính chất vật lí là gì?
Tính chất vật lý là tính chất ko làm thay đổi thành phần hóa học của vật chất
Tính chất hoá học là gì?
Tính chất hóa học là tính chất có thể thay đổi thành phần hóa học của một chất
2. Những phát biểu nào sau đây mô tả tính chất vật lí, tính chất hóa học?
Tính chất vật lí:
a) Nước sôi ở 100oC.
c) Lưu huỳnh là chất rắn, có màu vàng
e) Ở nhiệt độ phòng, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị
Tính chất hóa học:
b) Xăng cháy trong động cơ xe máy
d) Con dao sắt bị gỉ sau một thời gian tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí
1.Tính chất vật lý là bất kỳ đặc tính nào có thể nhận biết hoặc quan sát được mà không làm thay đổi đặc tính hóa học của mẫu
Tính chất hóa học là những tính chất chỉ có thể được quan sát và đo lường bằng cách thực hiện một phản ứng hóa học, do đó làm thay đổi cấu trúc phân tử của mẫu.
2.Tính chất vật lý : a , c , e
Tính chất hóa học: b , d
1.
tính chất vật lí là những tính chất có thể đo, ước lượng được. tồn tại ở 1 trạng thái hay thể rắn, lỏng, khí
tính chất hóa học là những chất của vật thay đổi sau khi tiếp xúc với chất khác, biến đổi từ chất này thành chất khác
2.
những tính chất vật lí:
a) Nước sôi ở 100oC.
c) Lưu huỳnh là chất rắn, có màu vàng.
e) Ở nhiệt độ phòng, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị.
những tính chất hóa học:
b) Xăng cháy trong động cơ xe máy.
d) Con dao sắt bị gỉ sau một thời gian tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí.
Câu 1: Trong số các câu sau, câu nào đúng nhất khi nói về khoa học hoá học?
A. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất vật lí của chất.
B. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất hoá học của chất.
C. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
D. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất và ứng dụng của chất
Câu 2: Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?
A. Hoa đào. B. Cây cỏ. C. Quần áo. D. Núi đá vôi.
Câu 3: Vật thể nào dưới đây là vật thể tự nhiên?
A. Cái bàn. B. Cái nhà. C. Quả chanh. D. Quả bóng.
Câu 4: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết?
A. Nước cất. B. Nước mưa. C. Nước lọc. D. Đồ uống có gas.
Câu 5: Trạng thái hay thể (rắn, lỏng hay khí), màu, mùi, vị, tính tan hay không tan trong nước (hay trong một chất lỏng khác), nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, tính dẫn nhiệt, dẫn điện,... là
A. tính chất tự nhiên. B. tính chất vật lý.
C. tính chất hóa học. D. tính chất khác.
Câu 6: Khả năng biến đổi thành chất khác, ví dụ như khả năng bị phân hủy, bị đốt cháy,... là
A. tính chất tự nhiên. B. tính chất vật lý.
C. tính chất hóa học. D. tính chất khác.
Câu 7: Tính chất nào của chất trong số các chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm?
A. Màu sắc. B. Tính tan trong nước.
C. Khối lượng riêng. D. Nhiệt độ nóng chảy.
Câu 8: Trong nguyên tử các hạt mang điện là:
A. Nơtron, electron. B. Proton, electron.
C. Proton, nơtron, electron. D. Proton, nơtron.
Câu 9: Vỏ nguyên tử được tạo nên từ loại hạt nào sau đây?
A. Electron. B. Proton.
C. Proton, nơtron, electron. D. Proton, nơtron.
Câu 10: Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi hạt
A. proton và electron. B. nơtron và electron.
C. proton và nơtron. D. proton, nơtron và electron.
Câu 11: Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có cùng
A. số nơtron trong hạt nhân.
B. số proton trong hạt nhân.
C. số electron trong hạt nhân.
D. số proton và số nơtron trong hạt nhân.
Câu 12: Cho C2H5OH. Số nguyên tử H có trong hợp chất
A. 1. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 13: Hợp chất natri cacbonat có công thức hóa học là Na2CO3 thì tỉ lệ các nguyên tố theo thứ tự Na : C : O là
A. 2 : 0 : 3. B. 1 : 2 : 3.
C. 2 : 1 : 3. D. 3 : 2 : 1.
Câu 14: Ba nguyên tử hiđro được biểu diễn là
A. 3H. B. 3H2. C. 2H3. D. H3.
Câu 15: Cách viết 2C có ý nghĩa:
A. 2 nguyên tố cacbon. B. 2 nguyên tử cacbon.
C. 2 đơn vị cacbon. D. 2 khối lượng cacbon.
Câu 16: Kí hiệu biểu diễn hai nguyên tử oxi là
A. 2O. B. O2. C. O2. D. 2O2
Câu 17: Cách biểu diễn 4H2 có nghĩa là
A. 4 nguyên tử hiđro. B. 8 nguyên tử hiđro.
C. 4 phân tử hiđro. D. 8 phân tử hiđro.
Câu 18: Công thức hóa học nào sau đây là công thức của hợp chất?
A. Fe. B. NO2. C. Ca. D. N2.
Câu 19: Chất thuộc đơn chất có công thức hóa học là
A. KClO3. B. H2O. C. H2SO4. D. O3.
Câu 20: Muối ăn (NaCl) là
A. hợp chất. B. đơn chất. C. nguyên tử. D. hỗn hợp.
Câu 21: Dãy chất chỉ gồm các đơn chất?
A. H2, O2, Na. B. CaO, CO2, ZnO.
C. HNO3, H2CO3, H2SO4. D. Na2SO4, K2SO4, CaCO3.
Câu 22: Dãy chất sau đây đều là hợp chất?
A. Cl2, KOH, H2SO4, AlCl3. B. CuO, KOH, H2SO4.
C. CuO, KOH, Fe, H2SO4. D. Cl2, Cu, Fe, Al.
Câu 26: Sắt có hóa trị III trong công thức nào?
A. Fe2O3. B. Fe2O. C. FeO. D. Fe3O2.
Câu 27: Nguyên tử P có hoá trị V trong hợp chất nào?
A. P2O3. B. P2O5. C. P4O4. D. P4O10.
Câu 28: Nguyên tử N có hoá trị III trong phân tử chất nào?
A. N2O5. B. NO2. C. NO. D. N2O3.
mình cần gấp nha xin các bạn giúp mình:((
Câu 1: C
Câu 2: C. Quần áo
Câu 3: A. Qủa chanh
Câu 4: A.Nước cất
Câu 5: B.Tính chất vật lí
Câu 6:C.Tính chất hóa học
Câu 7: A.Màu sắc
Câu 8: B. Proton, Electron
Câu 9: A. Electron
Câu 10:C. Proton, Nơtron
Câu 11: B. Có cùng số proton trong hạt nhân
Câu 12: A.1
Câu 13: C. 2:1:3
Câu 14: A.3H
Câu 15: B. Hai nguyên tử carbon
Câu 16: 2O
Câu 17: 4 phân tử hiđro
Câu 18: B.NO2
Câu 19: D.O3
Câu 20: A.hợp chất
Câu 21: dãy A
Câu 22: Dãy B
Câu 26: Sắt có hóa trị III trong công thức A
Câu 27: Nguyên tử P có hóa trị V trong hợp chất B
Câu 28: Nguyên tử N có hóa trị III trong phân tử D