Những câu hỏi liên quan
Tuan
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
8 tháng 4 2022 lúc 20:52

em từng xem phim ma Thái Lan và em gặp được 1 con vật rất đáng yêu , đáng thương . Đó là con ma , con ma có mái tóc dài gần đến chân . Luôn mặc 1 cái áo trắng dài thướt tha đi đi lại lại trong đêm tối ...

.___.

Bình luận (0)
Xu 6 xí=))
8 tháng 4 2022 lúc 20:53

tham khảo:

Doraemon, tên thường gọi tại Việt Nam Doraemon, là nhân vật chính hư cấu trong loạt manga cùng tên của họa sĩ Fujiko F. Fujio. Không chỉ trở thành một biểu tượng văn hóa của Nhật Bản mà Doraemon còn được biết đến ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

Trong các tập truyện, Doraemon đều được vẽ với hình dáng tròn ủng như trái banh và bàn tay của cậu cũng vậy (Nobita đã lợi dụng điểm yếu này để cậu thường bị thua ở trò oẳn tù tì do chỉ ra được có nắm đấm). Cả người cậu có màu xanh lam, riêng phần trước ngực, nơi đeo túi thần kỳ và phần mặt thì có màu trắng. Ở vài tập truyện đầu tiên, hình dáng Doraemon được vẽ với đầu nhỏ nhưng thân hình lại to. Nhưng sau đó thì Doraemon trở nên cân đối hơn. Doraemon có một cái mồm rộng đến nỗi có thể nuốt vừa một cái chậu lớn. Các số đo của Doraemon đều liên quan tới con số 129,3 (chiều cao, cân nặng, tốc độ, ...), ngày sinh của cậu là 3/9/2112. Vì cậu là mèo máy robot của thế kỷ 22, nên các bộ phận của Doraemon đều có công nghệ cao như đầu Doraemon có cài đặt một máy tính xử lý thông tin thông minh bên trong, làm cho cậu có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật và nhận biết được mọi thứ xung quanh y như con người. Khuôn mặt Doraemon tròn, với chiếc mũi đỏ và 6 sợi ria mép dài bằng nhau. Doraemon rất ghét khi người ta gọi cậu là chồn hay hồ ly. Đặc biệt nhất chính là chiếc túi thần kỳ với công nghệ không gian 4 chiều, một kho chứa vô tận. Doraemon thường đeo nó ở trước bụng và cất giữ bảo bối. Chiếc túi đựng bảo bối thần kì của Doraemon dường như là túi không đáy, vì chẳng thể liệt kê ra được nó chứa đựng bao nhiêu thứ nữa.

Về tính cách, Doraemon là một cậu mèo máy vui tính, khá nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm. Cậu ta mắc chứng ám ảnh sợ chuột, đặc biệt là chuột nhắt. Hàng ngày, Doraemon luôn chăm sóc cho Nobita. Những khi có thời gian rảnh, cậu sẽ tận dụng thời gian đi mua bánh rán hay đi trò chuyện với các cậu mèo hàng xóm. Vì là một người bạn thân thiết của Nobita, Doraemon giúp đỡ cho cậu bé rất chu đáo. Tuy nhiên, nhiều khi, chú mèo máy cũng nổi nóng hay giận dỗi giống hệt cậu bạn mình. Khi đó, hai người thường cãi nhau, thậm chí giận dỗi cho đến lúc vấn đề được giải quyết, có một số lúc Doraemon còn bỏ về tương lai. Tuy nhiên, mèo Ú đều dễ dàng tha lỗi và vẫn hết lòng chăm sóc Nobita.

Vâng, Doraemon mang đến đều là những câu truyện hấp dẫn và ly kì, chẳng lạ gì khi nó đã trở thành đại sứ truyện tranh của Nhật Bản. Và cám ơn Doraemon, cám ơn nhân vật đã giúp tôi có một kỉ niệm khó quên.

Bình luận (0)
Huệ
Xem chi tiết

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại - hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống.

Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.

- Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ.

* Chứng minh qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở:

Học sinh có thể chọn một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình (các lớp 6,7,8,9) để qua đó chứng minh hai vấn đề chính:

- Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống (ghi lại cái đã có rồi): hiện thực cuộc sống luôn được thể hiện rõ nét (ví dụ: xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷỉ XVIII hiện lên với những mặt trái của nó - xã hội vô nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp chà đạp con người, số phận bi thảm của người phụ nữ… trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân trong Lão Hạc của Nam Cao; không khí sôi nổi, hào hứng trong lao động xây dựng cuộc sống mới trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận; cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan trong Bài thơ về tiểu đội xe không kínhcủa Phạm Tiến Duật…)…

- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ)Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ; qua Lão Hạc, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp; Làng của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bổi đầu chống Pháp; Bến quê của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người.

Mở bài : "Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ." - Đó chính là câu nói nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi trong Tiếng nói văn nghệ. Nó hoàn toàn chính xác . Chúng ta hãy kiểm chứng nó qua 1 số tác phẩm VH trong chương trình ngữ văn THCS

Kết bài : Những tác phẩm trên đã phản ánh rất chính xác thực tại của người dân cũng như tâm tư tình cảm của họ nhưng ko chỉ vậy nhà văn còn hướng chúng ta đến chân lí mới đẹp hơn. ĐÓ chính là cái mới, cái đẹp ,cái thiện mà nhà văn gửi gắm đến chúng ta

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Huệ
27 tháng 9 2020 lúc 21:07

Thank you

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết

?????????????????

Bình luận (0)
Phạm Ngọc Tấn
17 tháng 2 2016 lúc 22:37

Bạn viết văn cảm nhận về người anh đấy à

Bình luận (0)
Bùi Nguyễn Minh Hảo
8 tháng 4 2016 lúc 22:01

giống tóm tắt nhưng hơi dài

Bình luận (0)
nguyễn thị kim liên
Xem chi tiết
nguyễn thị kim liên
25 tháng 12 2020 lúc 19:25

Trả lời giúp mình vs.

 

Bình luận (1)
Vũ Hà Linh
Xem chi tiết
Phạm Thị Thùy Linh
30 tháng 5 2019 lúc 21:55

1 , Câu a : Câu đơn

Câu b : Câu đơn

Câu c : Câu nghép

Bình luận (0)
Phạm Thị Thùy Linh
30 tháng 5 2019 lúc 21:57

Trả lời 2 :

Câu đơn  : chỉ có 1 nòng cốt câu ( do một cụm C - V tạo thành )

Câu ghép : Do nhiều vế câu ghép lại với nhau để tạo thành một câu

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
25 tháng 12 2023 lúc 22:55

Các em chọn cuốn sách mình đã đọc và yêu thích sau đó có thể vẽ tranh, làm thơ để minh họa cho cuốn sách này.

Tham khảo một số sản phẩm của các bạn học sinh:
loading...

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

Ví dụ biến thân cây mía thành đường; biến mủ cây cao su thành cao su; biến đất sét thành gốm, từ đất đá, cát sản xuất ra xi măng, thủy tinh, gạch, ngói,từ đá vôi tao ra vôi sống,...

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
2 tháng 5 2017 lúc 22:02

Đọc toàn bộ tác phẩm, ta có thể thấy rõ nét chân dung về con người, tính cách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, cụ thể như:
+ Trần Quốc Tuấn là một con người trung quân ái quốc, thể hiện qua lời bàn bạc của ông với vua Trần.
+ Là con người có tấm lòng yêu dân, quan tâm đến dân, thể hiện ra lời khuyên giảm tô thuế, miễn hình phạt… cho dân chúng.
+ Tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước.
+ Trần Quốc Tuấn là một vị tướng tài, giỏi mưu lược. Không những thế, ông còn là một người đức độ, có những phẩm chất đáng trân trọng.

Bình luận (0)
Đức Huy
Xem chi tiết
Lương Gia Phúc
11 tháng 6 2018 lúc 20:48

  Với chiều cao và cân nặng giống nhau: cùng có số đo 129,3 (nặng 129,3 kg: cao 129,3 cm), trôngDoraemon khá ngộ nghĩnh, đáng yêu. 
Hình ảnh hoàn hảo nhất củaDoraemon xuất hiện vào tập 11, với đầy đủ cấu tạo bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, chú mèo máy lại bị coi là một sản phẩm lỗi của nhà máy sản xuất rô-bốt chứ không được hoàn thiện như cô em Dorami. Chính vì thế, nhiều tình huống, ta bắt gặp chú mèo máy lúng túng với việc tìm bảo bối. 

Trước đây, Doraemon từng có nước da màu vàng và đôi tai mèo. Tuy nhiên, trong một buổi ngủ trưa, chú đã bị chuột gặm mất đôi tai. Điều đó dẫn đến nỗi sợ chuột và nước da xanh. (do nhìn thấy hình ảnh của mình trong gương). Tuy nhiên, trong tập 2112: Đôrêmon ra đời, màu vàng của Doraemon là nước sơn, và chúng bị tróc hết ra khi cậu khóc nhiều, đồng thời, đôi tai cụt là do bị một chú chuột máy gặm. 
Bài nữa đây; 
Chú mèo máy của thế kỉ 22, sinh ngày thứ bảy, 3 tháng 9 năm 2112, cao 129,3 cm, cân nặng 129,3 kg, vòng bụng 129,3 cm, khi nhảy cao ( gặp chuột ) 129,3 cm.Trước bụng Doraemon có một cái túi không gian bốn chiều đựng rất nhiều bảo bối thần kỳ và các vật linh tinh khác trong đó như chén,đũa,... Doraemon thích ăn bánh rán (dorayaki) và rất sợ chuột. Doraemon là một chú mèo máy thông minh, tốt bụng. Với cái túi thần kì chứa các bảo bối của thế kỉ 22 và nhất là lòng dũng cảm, quý mến bạn bè, Doraemon vẫn là vị cứu tinh cho Nobita cùng nhóm bạn, thậm chí cho cả nhân loại lúc hiểm nguy, và có ý nghĩa khuyến khích độc giả nhỏ tuổi biết ước mơ và thích ước mơ. Hình thể của Doraemon ở những tập đầu hơi mập mạp một chút. Ở những tập sau, hình thể của Doraemon đã được sửa lại cho cân đối hơn.

Bình luận (0)
khanh cuong
11 tháng 6 2018 lúc 20:58

Ai cũng biết Tây Du Ký mô tả câu chuyện nhà sư Đường Huyền Trang lên đường sang Ấn Độ thỉnh kinh có thật trong lịch sử Trung Hoa. 

Trong khi đó, Tôn Ngộ Không - đại đệ tử của Đường Tăng lại là một nhân vật hư cấu với tài năng vượt trội. Và sẽ chẳng ai mảy may nghi ngờ nếu ta khẳng định, Tôn Ngộ Không chỉ là nhân vật hư cấu tưởng tượng của nhà văn Ngô Thừa Ân.

Tuy nhiên, sự thật có lẽ không hoàn toàn như vậy. Không ít những dấu vết lịch sử lại chỉ ra điều ngược lại, rằng Tôn Ngộ Không có thật ngoài đời và những gì được hư cấu chỉ là tài năng hay phép thuật của Tề Thiên Đại Thánh mà thôi.

Cụ thể, các nhà khảo cổ Trung Quốc từng phát hiện ra dấu tích khác lạ về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km). 

Trong các bức hình, người ta thấy cảnh một vị hòa thượng và “hầu hình nhân” (một sinh vật có hình hài giống khỉ) đang nghiêm trang chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm. Bốn bức hình khác khắc họa chi tiết về chuyến thỉnh kinh của 2 thầy trò hòa thượng, khá giống với truyện Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân.

Dân gian xưa còn đồn thổi về một người đàn ông tên Thạch Bàn Đà (quê ở Tiên Dương, Trung Quốc). Vì có hình thù xấu xí, thô kệch, kỳ quái nên Thạch Bàn Đà có biệt danh là “hầu hình nhân”. 

Thạch Bàn Đà có võ nghệ cao cường, thông minh nhanh nhẹn và hay giúp đỡ người xung quanh, diệt trừ thú dữ. Năm 629, khi Huyền Trang đi thỉnh kinh ngang qua Tiên Dương, Thạch Bàn Đà được cảm hóa, nguyện theo tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên lấy kinh. 

Với những dữ kiện này, phải chăng khỉ "đá" Tôn Ngộ Không võ nghệ cao cường thực ra đã được Ngô Thừa Ân xây dựng trên nhân vật họ Thạch kia? Câu trả lời có lẽ sẽ còn là một ẩn số không lời đáp.

2. Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không là ai?

Bên cạnh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật gây nên nhiều bí ẩn nhất trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, đó là danh tính vị Bồ Đề Tổ Sư - thầy truyền thụ 72 phép biến hóa thần thông cho khỉ đá trong những hồi đầu của truyện. 

Tung tích, xuất thân của nhân vật này là ai, có lẽ chúng ta không thể biết nếu chỉ dừng ở mức đọc hoặc xem Tây Du Ký. Danh xưng Bồ Đề Tổ Sư thực ra cũng chỉ mang nghĩa là một vị thầy tịnh tu đắc đạo dưới gốc cây bồ đề mà thôi.

Có lẽ từ đây mà nhiều người nảy sinh hoài nghi và đưa ra một giả thuyết, thầy dạy Tôn Ngộ Không ban đầu chính là Thông Thiên Giáo chủ, một sư đệ của Thái Thượng Lão Quân. 

Giả thuyết này dựa trên sự kết hợp giữa Tây Du Ký với một tác phẩm khác là Phong thần diễn nghĩa. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân đều là đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ. 

Hai người này pháp lực vô biên, theo hai phái khác nhau của Đạo giáo là Triệt giáo (Thông Thiên Giáo chủ) và Xiển giáo (Thái Thượng Lão Quân), giữa họ luôn tồn tại sự đối kháng và mâu thuẫn lẫn nhau.Vì thế, phải chăng Thông Thiên Giáo chủ đã thu nhận Tôn Ngộ Không về dạy dỗ, chỉ cho 72 phép thần thông - cảnh giới cao nhất về phép thuật song lại chẳng mấy chú tâm tới việc dạy nhân cách cho khỉ đá. Để rồi sau này, Ngộ Không tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, đại náo thiên cung làm long trời lở đất.

Một chi tiết khác cũng rất đáng lưu ý, đó là việc khả năng thật sự của Tôn Ngộ Không gây rất nhiều tranh cãi. Trong nguyên tác, khi đi lấy kinh, thầy trò Đường Tăng gặp rất nhiều yêu quái và Tôn Ngộ Không thường xuyên phải nhờ tới các chư phật thần linh giúp đỡ. Trong số đó, có cả thú cưỡi của Thái Thượng Lão Quân. 

Như vậy, rõ ràng phép thuật của Thái Thượng Lão Quân phải vượt trội hoàn toàn so với khỉ đá.Vậy tại sao khi Ngộ Không đại náo thiên cung, Thái Thượng Lão Quân không hề có phản ứng, thậm chí kinh sợ trước phép thuật của vua khỉ?

3. Tôn Ngộ Không đã chết trong trận chiến phân tranh thật - giả?

Một trong những tình tiết ly kỳ nhất trong Tây Du Ký, đó là hồi truyện về hai Tôn Ngộ Không thật - giả lẫn lộn. Trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, từ sư phụ Đường Tăng cho tới ngay cả nhiều thần, Phật cũng không tài nào phân biệt được đâu là Ngộ Không thật, đâu là Ngộ Không giả. 

Cuối cùng, sau khi đi khắp đất trời, chỉ có Như Lai Phật Tổ là nhìn ra được yêu quái giả dạng Tôn Ngộ Không. Đó là con Lục Nhĩ Hầu hóa thân mà ra. 

Như Lai Phật Tổ giải thích, đây là con khỉ có sáu tai, nghe thông tường hết mọi chuyện trên trời đất, pháp lực ngang ngửa Ngộ Không, do vậy không ai có thể nhận ra. Kết thúc hồi, Ngộ Không thật đã dùng gậy như ý tiêu diệt Lục Nhĩ Hầu.

Tuy nhiên, không ít người hoài nghi về tính chính xác của phần truyện này. Một giả thuyết kì lạ đã được đưa ra khiến nhiều người vô cùng tò mò. Theo đó, người bị đánh chết phải chăng chính là Tôn Ngộ Không thật, còn Tôn Ngộ Không giả mới là người tiếp tục đi lấy chân kinh?

Giả thuyết này thoạt nghe thật vô lý, tuy nhiên nếu dựa vào các tình tiết truyện thì không phải không có căn cứ. Thứ nhất, Lục Nhĩ Hầu và Tôn Ngộ Không giống nhau y như đúc, pháp lực tương đương nên khả năng có sự nhầm lẫn khi phân định là rất lớn. Vậy nên nếu Lục Nhĩ Hầu nhân cơ hội đánh chết Ngộ Không thật thì cũng không có ai đối chứng. 

Thứ hai, khi cả hai đến gặp Đế Thính nhờ phân định thật giả, Đế Thính dùng tai nghe ra thật giả nhưng lại phán “Ta xem ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải chăng Đế Thính sợ Tôn Ngộ Không giả làm loạn, sợ một thế lực nào khác đằng sau Lục Nhĩ Hầu?Thứ ba, trong Tây Du Ký, Lục Nhĩ Hầu có năng lực biết tương lai, hiểu rõ quá khứ vạn vật xung quanh. Nếu con khỉ này lợi hại như vậy, biết trước cả tương lai, tại sao không biết được mình sẽ bị thu phục mà dám cùng Ngộ Không đến gặp Như Lai Phật Tổ.

Thứ tư, nếu so sánh trước và sau hồi truyện này, bạn sẽ thấy trước đây Tôn Ngộ Không không hoàn toàn nghe Đường Tăng. Hai người thường xuyên có mâu thuẫn và tranh cãi. Vậy mà sau đó, Ngộ Không lại rất vâng lời sư phụ của mình. Điều này làm dấy lên nghi ngờ phải chăng Tôn Ngộ Không đã bị đánh tráo ở đây và người đi lấy kinh thực tế chính là Lục Nhĩ Hầu kia.

Ba giả thuyết trên có thể đúng, có thể sai nhưng dẫu sao, chúng không làm giảm đi tình cảm mà chúng ta dành cho Tây Du Ký - một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng và vô cùng thân thuộc với tuổi thơ nhiều thế hệ từ hàng chục năm nay.

K MK NHA 

Bình luận (0)
khanh cuong
11 tháng 6 2018 lúc 21:02

MK GỬI RUI NHƯNG ĐANG CHỜ DUYỆT

Bình luận (0)