Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Gấuu
26 tháng 8 2023 lúc 10:31

Phân bố dân cư không đồng đều, phần lớn dân cư và đô thị tập trung chủ yếu ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây

Một chút lý do về điều kiện tự nhiên:

Miền Đông:

Vị trí địa lí: Giáp biển,thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế

Địa hình: Chủ yếu núi thấp và đồng bằng màu mỡ như Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam

Khí hậu: ôn đới và cận nhiệt

Sông ngòi: là hạ lưu của nhiều sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang,..

Khoáng sản: Đa dạng, dễ khai thác

Miền Tây:

Vị trí địa lí: Nằm sâu trong lục địa, đi lại khó khăn

Địa hình: Nhiều dãy núi cao hùng vĩ như Himalaya,...

Có các cao nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa lớn

Khí hậu: ôn đới lục địa, khắc nhiệt, ít mưa => tạo nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn

Sông ngòi: sông ít, hiếm,...

Khoáng sản: Đa dạng, khó khai thác

Nguyễn  Việt Dũng
6 tháng 11 2023 lúc 21:02

Tham khảo
 

- Nhận xét: Nhìn chung dân cư Trung Quốc phân bố rất chênh lệch, không đồng đều, cụ thể:

+ Vùng phía Đông tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số trung bình 500 người/km2 (Thanh Đảo, Tế Nam, Thượng Hải, Hàng Châu,…), có nơi lên đến 1000 người/km2 (Bắc Kinh, Thiên Tân). Đây là vùng tập trung nhiều siêu đô thị từ 10 triệu người trở lên (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu), và hàng loạt các đô thị từ 5 đến dưới 10 triệu người.

+ Vùng phía Tây dân cư thưa thớt, mật độ dân số trung bình chỉ ở mức dưới 50 người/km2, thấp hơn vùng phía đông từ 10-20 lần. Vùng này không có các đô thị lớn mà chỉ có vài đô thị nhỏ dưới 5 triệu người (La Xa, U-rum-si, Tây Ninh, Lan Châu).

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 6 2018 lúc 6:36

Nhận xét: dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật độ cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. Vùng phía tây và phía bắc, dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có mật độ dưới 1 người/km2.

Giải thích: Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,...). Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt,...).

Minh Lệ
Xem chi tiết

Nhận xét chung: Phân bố các đô thị ở Hoa Kỳ là không đồng đều

- Các đô thị lớn (trên 10 triệu người trở lên)  và các đô thị vừa (từ 5 triệu - 10 triệu người) phân bố ở duyên hải Đông Bắc, ven vịnh Mê-hi-cô, ven Thái Bình Dương, xung quanh vùng Hồ Lớn.

- Các đô thị nhỏ (dưới 5 triệu người) thì thường có ở vùng nội địa trung tâm, vùng núi phía Tây Bắc.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 2 2017 lúc 16:45

- Nhận xét: dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật độ cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. Vùng phía tây và phía bắc, dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có mật độ dưới 1 người/km2.

- Giải thích: Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,...). Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt;...).

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 7 2019 lúc 7:06

* Nhận xét:

   - Miền Tây chủ yếu là chăn nuôi: Cừu, ngựa. (0,25 điểm)

   - Miền Đông: Là vùng nông nghiệp chính, phát triển mạnh. (0,25 điểm)

   - Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường. (0,25 điểm)

   - Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông. (0,25 điểm)

   * Giải thích:

   - Miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình thấp; có các đồng bằng châu thổ’ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ và đây là nơi có hạ lưu của các con sông lớn, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, có điều kiện kinh tế-xã hội: Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp,… (0,75 điểm)

   - Miền Tây là các dãy núi cao, sơn nguyên, khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt không thích hợp cho nông nghiệp. Chủ yếu là đồng cỏ nên có thể chăn nuôi. (0,25 điểm)

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Dung
7 tháng 6 2017 lúc 7:25

Dân cư Trung Quốc phân bố không đồng đều:
+ Đông đúc : chủ yếu phía Đông, tập trung với mật độ cao ở các đông bằng rộng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu, Hồng Kông…). Do miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên, đây cũng là nơi tập trung hầu hết các hạot động kinh tế của TQ, nhất là công nghiệp, dịch vụ.
+ Thưa thớt : chủ yếu là phía Tây và Tây Bắc, nhiều vùng rộng lớn mật độ < 1người/km2. Do miền Tây có nhiều điều kiện tự nhiên khó khăn, hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.

Lê Hoàng Mỹ Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 6 2018 lúc 6:07

HƯỚNG DẪN

a) Khái quát chung về Bắc Trung Bộ

- Gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy núi Bạch Mã.

- Diện tích, dân số.

b) Nhận xét

- Mật độ dân số: Ở mức trung bình so với các vùng khác trong cả nước (khoảng 100 - 200 người/km2).

- Dân cư phân bố không đều (giữa khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng, giữa đồi và núi, giữa các đồng bằng với nhau, giữa thành thị và nông thôn, trong phạm vi một tỉnh).

- Phân hoá thành hai vùng rõ rệt:

+ Khu vực dân cư đông đúc nhất: Đồng bằng ven biển (501 - 1000 người/km2).

+ Khu vực dân cư thưa thớt nhất: Đồi núi phía tây (nhiều nơi mật độ dưới 50 người/km2).

c) Giải thích

- Phân bố dân cư của Bắc Trung Bộ là kết quả tác động của nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Nguyên nhân quyết định sự phân bố dân cư là trình độ phát triển và tính chất nền kinh tế. Cụ thể:

+ Do trình độ phát triển kinh tế của vùng ở mức trung bình so với các vùng khác nên mật độ dân số không cao.

+ Trong nội bộ vùng, khu vực đồng bằng ven biển (phía đông) có nền kinh tế phát triển nhất: phát triển cây lương thực, thực phẩm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản; phát triển công nghiệp (các trung tâm và các điểm công nghiệp như Thanh Hoá, Vinh, Đồng Hới, Huế...). Vì thế, ở đây có mật độ dân số cao nhất.

- Ngoài ra, còn phải kể đến nhân tố tự nhiên như địa hình, đất đai. Khu vực đồi núi phía tây là địa hình núi hiểm trở; đất đai bị xâm thực, xói mòn, bạc màu... kinh tế chậm phát triến. Vì thế, dân cư ở đây rất thưa thớt.

Lê Phan Bảo Khanh
1 tháng 9 2023 lúc 11:37

Tham khảo

a) Khái quát chung về Bắc Trung Bộ

- Gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy núi Bạch Mã.

- Diện tích, dân số.

b) Nhận xét

- Mật độ dân số: Ở mức trung bình so với các vùng khác trong cả nước (khoảng 100 - 200 người/km2).

- Dân cư phân bố không đều (giữa khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng, giữa đồi và núi, giữa các đồng bằng với nhau, giữa thành thị và nông thôn, trong phạm vi một tỉnh).

- Phân hoá thành hai vùng rõ rệt:

+ Khu vực dân cư đông đúc nhất: Đồng bằng ven biển (501 - 1000 người/km2).

+ Khu vực dân cư thưa thớt nhất: Đồi núi phía tây (nhiều nơi mật độ dưới 50 người/km2).

c) Giải thích

- Phân bố dân cư của Bắc Trung Bộ là kết quả tác động của nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Nguyên nhân quyết định sự phân bố dân cư là trình độ phát triển và tính chất nền kinh tế. Cụ thể:

+ Do trình độ phát triển kinh tế của vùng ở mức trung bình so với các vùng khác nên mật độ dân số không cao.

+ Trong nội bộ vùng, khu vực đồng bằng ven biển (phía đông) có nền kinh tế phát triển nhất: phát triển cây lương thực, thực phẩm, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản; phát triển công nghiệp (các trung tâm và các điểm công nghiệp như Thanh Hoá, Vinh, Đồng Hới, Huế...). Vì thế, ở đây có mật độ dân số cao nhất.

- Ngoài ra, còn phải kể đến nhân tố tự nhiên như địa hình, đất đai. Khu vực đồi núi phía tây là địa hình núi hiểm trở; đất đai bị xâm thực, xói mòn, bạc màu... kinh tế chậm phát triến. Vì thế, dân cư ở đây rất thưa thớt.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 1 2019 lúc 8:34

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét

- Mật độ dân số vào loại thấp nhất so với cả nước.

- Phân bố chênh lệch

+ Chênh lệch giữa vùng núi với trung du: vùng núi có mật độ dân số thấp, trung du có mật độ dân số cao hơn.

+ Chênh lệch ngay trong mỗi vùng: Núi cao có mật độ dân số thấp hơn nhiều so với vùng núi thấp và núi trung bình; vùng trung du gần đồng bằng Bắc Bộ (ví dụ: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình...) và kề biển (ví dụ một số nơi ở Quảng Ninh) có mật độ dân số cao hơn nơi gần kề với vùng núi.

+ Chênh lệch giữa khu vực Tây Bắc và khu vực Đông Bắc.

+ Chênh lệch trong từng tỉnh.

- Phân hoá rõ giữa:

+ Tây Bắc và Đông Bắc.

+ Trung du và miền núi.

+ Nơi kề với Đồng bằng sông Hồng và những nơi còn lại.

b) Giải thích

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

+ Những khu vực kinh tế phát triển thường là khu vực dân cư tập trung cao.

+ Những khu vực kinh tế chưa phát triển thì ngược lại.

- Điều kiện tự nhiên

+ Các khu vực núi cao: điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở, bị cắt xẻ mạnh, mức độ tập trung dân cư thấp.

+ Các khu vực thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, có nhiều mặt bằng tương đối rộng, các ngã ba sông... mức độ tập trung dân cư cao hơn.

Lê Phan Bảo Khanh
1 tháng 9 2023 lúc 11:36

Tham khảo

a) Đặc điếm phân bố

- Đây là vùng có mật độ dân số trung bình 207 người/km2 năm 2006 (thấp hơn mức trung bình cả nước 254 người/km2), thấp hơn nhiều so với các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

- Sự phân bố dân cư không đồng đều:

+ Trong toàn vùng: mật độ dân số dao động từ mức thấp nhất là dưới 50 người/km2 đến mức cao nhất là trên 2.000 người/km2 với 7 cấp độ khác nhau.

· Trên 2000 người/km2: tập trung ở các thành phố lớn nhất trong vùng là Thanh Hoá, Vinh, Huế.

· Từ 1.001 - 2.000 người/km2: tập trung ở ven các đô thị lớn như các thành phố Thanh Hoá, Vinh, Huế.

· Từ 501 - 1.000 người/km2: phân bố tập trung ở các đồng ven biển lớn như Thanh Hoá, Nghệ An và ở các đô thị như Đồng Hới, Đông Hà.

· Từ 201 - 500 người/km2: tập trung ở ven biển, dọc theo quốc lộ 1A như khu vực ven biển phía nam Thanh Hoá, phía bắc Hà Tĩnh, phía bắc Quảng Bình,...

· Từ 101 - 200 người/km2: thuộc vùng đồi trung du trước núi Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,...

· Từ 50 - 100 người/km2: tập trung trên phần lớn diện tích tỉnh Quảng Bình và phía tây nam các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

· Dưới 50 người/km2: chủ yếu là trên các vùng núi cao giáp biên giới Việt - Lào (thuộc Trường Sơn Bắc).

+ Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực:

· Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển (mật độ dân số phần lớn trên 200 người/km2), vùng đồi núi phía tây có mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 100 người/km2).

· Giữa thành thị và nông thôn: dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, mạng lưới đô thị còn mỏng nên quy mô dân số đô thị ít.

b) Giải thích

- Sự phân bố dân cư không đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:

+ Nhân tố tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, thiên tai, trong đó chủ yếu là địa hình (khu vực vùng núi cao hiểm trở dân cư thưa thớt hơn vùng đồng bằng ven biển).

+ Nhân tố kinh tế - xã hội: trong đó trình độ phát triển kinh tế, tính chất của nền sản xuất là nhân tố quyết định.

- Khu vực đông dân nhất là các thành phố, thị xã có nền kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.

- Các khu vực đồng bằng gắn với họat động trồng lúa nước, họat động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có mức độ tập trung dân đông hơn so với khu vực trồng hoa màu ở vùng đồi núi phía tây.