Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
1 tháng 4 2017 lúc 9:35

a) Dân cư

- Thuận lợi : dân số đông, trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

- Trở ngại : lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn…

b) Xã hội

- Thuận lợi :

+ Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ), các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó cũng là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.

- Trở ngại :

+ Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.

+ Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…


Bình luận (0)
Võ Đông Anh Tuấn
1 tháng 4 2017 lúc 9:35

a) Dân cư

- Thuận lợi : dân số đông, trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

- Trở ngại : lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn…

b) Xã hội

- Thuận lợi :

+ Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ), các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó cũng là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.

- Trở ngại :

+ Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.

+ Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 5 2019 lúc 12:04

Đông Nam Á có 11 quốc gia, dân số 556,2 triệu người (2005), diện tích khoảng 4,2 triệu km2, đặc điểm dân cư, xã hội có những khó khăn sau:

   - Thiếu nguồn lao động có trình chuyên môn kĩ thuật cao.

   - Kinh tế phát triển chưa ảnh hưởng tới việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

   - Đa số dân tộc phân bố không đều theo biên giới quốc gia, trở ngại quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 7 2017 lúc 11:30

- Số dân đông, mật độ dân số cao, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên khá cao (hiện nay có xu hướng giảm). Dân đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.

- Phân bố dân cư không đều, tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ badan, gây sức ép đến tài nguyên đất đai và khó khăn trong giải quyết việc làm, trong khi các vùng giàu tài nguyên ở miền núi thiếu lao động.

- Các quốc gia có nhiều dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn đỉnh chính trị, xã hội ở mỗi nước.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 3 2018 lúc 16:25

- Dân số đông, mật độ dân số cao, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế, gây khó khăn trong việc phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. 

- Phân bố dân cư không đều, dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sống lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ badan, gây sức ép lên tài nguyên đất, khó khăn trong việc giải quyết việc làm, trong khi ở miền núi giàu tài nguyên nhưng lại thiếu lao động để khai thác.

- Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều dân tộc. Một số dân tộc phân bố không theo biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 14:10

Tham khảo!

Phân tích ảnh hưởng

- Với quy mô dân số lớn, Đông Nam Á có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng lớn.

- Cơ cấu dân số trẻ đã mang đến cơ hội trong việc sử dụng nguồn lao động, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng dân số nhưng cũng đặt ra những thách thức về vấn đề giải quyết việc làm, an sinh xã hội, chăm sóc y tế,...

- Sự phân bố dân cư chưa hợp lí gây ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và khai thác các nguồn tài nguyên.

- Sự đa dạng về thành phần dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa, truyền thống.

- Sự gia tăng dân số tại các đô thị cũng đặt ra các vấn đề về giao thông, nhà ở, việc làm, môi trường,... cho các nước trong khu vực.

Bình luận (0)
Phạm Như Quỳnh
Xem chi tiết
tôi cô đơn
6 tháng 3 2021 lúc 12:07

Dân cư

– Thuận lợi: dân số đông, trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

– Trở ngại: lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thiếu; vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn nhiều khó khăn…

Xã hội

– Thuận lợi:

+ Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ), các nước Đông Nam Á tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.

+ Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa, xã hội của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng, đó cũng là cơ sở thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.

– Trở ngại:

+ Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.

 

Bình luận (0)
Trần Mạnh
5 tháng 3 2021 lúc 20:44

TK:

Bình luận (0)
Trần Mạnh
5 tháng 3 2021 lúc 20:45

TK phần 2 nhé

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 17:16

Tham khảo:
* Đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á:
Đông Nam Á có dân số đông và tăng nhanh, 668,4 triệu người (năm 2020), chiếm khoảng 8,6% dân số thế giới
Tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao
Cơ cấu dân số đang chuyển dịch theo hướng già hóa
Dân cư phân bố không đều, tập trung ở các đồng bằng, hạ lưu sông và vùng ven biển.
Mật độ dân số trung bình 148 người/km2 (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.
Đô thị hóa ở các quốc gia Đông Nam Á đang được đẩy mạnh, tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị chưa có.
Là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống.
* Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á: Tạo nên một nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc; tạo cho Đông Nam Á nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng gây nhiều sức ép về giải quyết việc làm, nhà ở,..

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 16:09

Tham khảo!

Tác động của đặc điểm dân cư

- Thuận lợi:

+ Dân số đông tạo nên thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Cơ cấu dân số trẻ, tạo nên nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn.

+ Sự đa dạng về dân tộc tạo nên sự phong phú trong văn hóa, tập quán sản xuất.

+ Đô thị là nơi thu hút dân cư và lao động, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hạn chế:

+ Quy mô dân số lớn đang là sức ép đối với nhiều nước trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và giải quyết việc làm.

+ Một số quốc gia đang trong quá trình già hoá dân số, đặt ra các vấn đề về an sinh xã hội và chăm sóc y tế,... Điều này đòi hỏi các quốc gia trong khu vực cần có những chính sách dân số và phát triển kinh tế phù hợp.

+ Một số đô thị không cung cấp đủ việc làm, nơi ở, các dịch vụ cơ bản, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng bị quá tải.

Bình luận (0)
Phương Huyền
Xem chi tiết
Phát Kaito
10 tháng 3 2017 lúc 22:43

ĐNA có dân số đông,lao động dồi dào, dân số trẻ, tăng khá nhanh, sự phân bố dân cư gắn liền với đặc điểm kinh tế nông nghiệp với ngành chính là trồng trọt, trong đó trồng lúa nước chiếm vị trí hàng đầu.Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng châu thổ và ven biển.Nét chung: cùng trồng lúa nước, sử dụng trâu bò làm sức kéo, gạo là lương thực chính, ít dùng thịt, sữa, làm nương, trò chơi, điệu múa..., người nông dân sống thành làng, bản...
Nét riêng: tính cách, tập quán, văn hóa từng dân tộc không trộn lẫn.
ĐNA có các biển vịnh ăn sâu vào đất liền cho các luồng di dân giữa đất liền và hải đảo, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các quốc gia. Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước ĐNA tạo thuận lợi và khó khăn Thuận lợi:
+ Dân đông -> kết cấu dân số trẻ -> nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn.
+ Phát triển sản xuất lương thực (trồng lúa gạo).
+ Đa dạng về văn hóa -> có sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên thu hút khách du lịch.
- Khó khăn:
+ Ngôn ngữ khác nhau -> giao tiếp khó khăn, có sự khác biệt giữa miền núi, cao nguyên với đồng bằng nên sự chênh lệch về phát triển kinh tế.
Các nước trong khu vực có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong sản xuất và sinh hoạt, có nét chung là: trồng lúa, dùng trâu bò, sống thành làng bản; có nét riêng là vừa có sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước ĐNA có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa vững chắc. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chính, tuy nhiên ở một số nước công nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng,sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển kinh tế cho nền kinh tế bị tác động từ bên ngoài, phát triển kinh tế nhưng chưa chú ý đến bảo vệ môi trường. Nông nghiệp vẫn đóng góp tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu GDP.
Từ 1990 đến 1996: Kinh tế phát triển nhanh do:
+ Tận dụng nguồn nhân công rẻ do dân số đông.
+ Tài nguyên phong phú đặc biệt là khoáng sản.
+ Có nhiều nông phẩm nhiệt đới (lúa gạo, cao su...)
+ Tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài có hiệu quả.
- Năm 1998: tăng trưởng âm do khủng hoảng tài chính Để hòa nhập với nền kinh tế thế giới, đẩy nhanh tốc độ phát triển, đảm bảo sự ổn định, bền vững về kinh tế, đòi hỏi các quốc gia ĐNA phải có định hướng, chiến lược phát triển phù hợp với tiềm năng, nhạy bén thời cuộc.

Bình luận (0)