Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
le vi dai
Xem chi tiết
Nguyễn Trần An Thanh
31 tháng 3 2016 lúc 13:33

1/ *Sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh của các nước Đông Nam Á đó là: 
+ Nguồn lao động rẻ ( do dân số đông ) 
+ Tài nguyên phong phú (giàu kim loại màu, dầu mỏ, gỗ...) 
+ Nhiều nông phẩm nhiệt đới ( lúa gạo, cao su, cà phê,cọ dầu, lạc...) 
+ Tranh thủ được vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ ( Đầu tư của Nhật Bản, Hoa Kì, các nước Tây Âu...) 

- Tuy vậy từ năm 1996 đã có dự báo về khủng hoảng kinh tế ở một số nước do sự mất cân đối trong đầu tư và mất cân đối trong phát triển các ngành kinh tế như: Phân bố nguồn đầu tư cho những ngành không làm ra lãi, tiêu dùng lạm vào vốn, chuyển đổi cơ cấu chậm, vay nhiều vốn không trả nợ được, phụ thuộc vào nước ngoài,... 
- Những năm 1997-1998 do khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế nhiều nước trong khu vực: Mức tăng trưởng giảm( In-đô, Thái Lan, Ma-lai). Riêng Việt Nam mức tăng trưởng không ảnh hưởng nhiều do nền kinh tế của chúng ta chưa quan hệ rộng với bên ngoài nên chịu tác động ở mức độ hạn chế hơn. 
Vì vậy có thể nói nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh xong chưa vững chắc.

2/ Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta : 
- Vị trí nội chí tuyến
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển , giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo 
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật

 Ảnh hưởng của vị trí đến môi trường tự nhiên :
- Làm cho nước ta vừa có đất liền , vừa có vùng biển rộng lớn 
- Nằm trong vùng nội chí tuyến , ở khu vực gió mùa nên tự nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm 
- Vừa gắn vào lục địa châu Á , vừa mở ra biển Đông nên tự nhiên nước ta mang tính biển sâu sắc , làm tăng cường tính chất gió mùa ẩm của tự nhiên nước ta .

Nguyễn Nguyên Minh Khánh
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
28 tháng 12 2016 lúc 17:50

Nguồn lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT – XH của mỗi quốc gia:
– Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước.
– Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn lực vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.
– Nguồn lực KT – XH, nhất là dân cư và lao động, nguồn vốn, KH – KT và công nghệ, chính sách và đường lối phát triển có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.

Nguyễn Trần Thành Đạt
28 tháng 12 2016 lúc 17:50

1. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên

a. Vị trí địa lí
a. 1. Lãnh thổ Việt Nam phần đất liền có diện tích 331.212 km 2 với tọa độ địa lí trên đất liền là: : Cực B: 23o 23’ B đến Cực N: 8o 34’ B
Cực T: 102o 09’ Đ đến Cực Đ: 109o 24’ Đ

– Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm đó đã làm cho thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi, Tây Phi và tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế.
– Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển làm cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu về kinh tế và văn hoá với nhiều nước trên thế giới.
– Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. Nền kinh tế của các nước trong khu vực đứng đầu là Xingapo, sau đó là Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia có nhiều chuyển biến đáng kể và ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu cũng như ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong nhiều năm liên tục trước cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào nửa sau thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực đạt khá cao. Vị thế của ASEAN ngày càng được khẳng định.
– Tuy nhiên, VTĐL cũng đặt nước ta trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai phải có những biện pháp phòng tránh hữu hiệu và trong khu vực có sự cạnh tranh gay gắt.
a.2. Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
– Ý nghĩa tự nhiên
+ Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Vị trí và lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, sự phong phú về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật.
+ Vị trí địa lý nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai
– Ý nghĩa kinh tế – xã hội và quốc phòng
+ Về kinh tế : Vị trí địa lý rất thuận lợi trong giao lưu với các nước và phát triển kinh tế.
+ Về văn hoá – xã hội: vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
+ Về an ninh, quốc phòng: nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước

Nguyễn Trần Thành Đạt
28 tháng 12 2016 lúc 17:50

b. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển KT – XH của quốc gia. Nó là điều kiện thường xuyên và cần thiết cho các quá trình sản xuất, là một trong những nhân tố tạo vùng quan trọng. Vì vậy, TNTN được xem như một tài sản quí của quốc gia.
b.1. Tài nguyên đất
– Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Ở trình độ phát triển kinh tế như hiện nay, tài nguyên đất giữ vị trí quan trọng. Việt Nam có khoảng 8,0 triệu ha đất nông nghiệp, bao gồm đất ở đồng bằng, ở các bồn địa giữa núi, ở đồi núi thấp và các cao nguyên
Hiện trạng sử dụng đất của nước ta ănm 2005 như sau: Đất nông nghiệp: 28,4%, đất lâm nghiệp: 43,6%, đất chuyên dùng: 4,2%, đất ở: 1,8% và đất khác 22%.
+ ĐB S. Hồng và ĐB S. Cửu Long chủ yếu là đất phù sa, ngoài ra còn có đất nhiễm mặn, nhiễm phèn ở vùng ven biển, cửa sông. Đây chính là 2 vựa lúa lớn nhất nước ta.
+ Vùng Tây Bắc và Đông Bắc chủ yếu là đất feralit với nhiều loại khác nhau đã góp phần làm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng của vùng.
+ Vùng Tây Nguyên chủ yếu là đất đỏ badan, rất thích hợp cho cây công nghiệp và cây ăn quả.
+ Các vùng duyên hải BTB, NTB và vùng ĐNB có đất feralit màu đỏ vàng trên núi, đất mùn trên núi, đất hiếm, đất phù sa cổ, đất mặn…
Trong những năm tới, khó có khả năng sử dụng hết tiềm năng quĩ đất, nhất là ở vùng đồi núi điều kiện khai tác khó khăn, nguồn vốn có hạn. Tuy vậy, việc mở rộng đất nông nghiệp phải được coi là một định hướng quan trọng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.
b.2 Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế – xã hội. Nhìn chung, ở nước ta nhiều loại khoáng sản phân tán theo không gian và phân bố không đều về trữ lượng. Một số khoáng sản với trữ lượng đáng kể như: boxit, vật liệu xây dựng, dầu khí, sắt v.v… tuy mới được khai thác bước đầu nhưng đã tỏ ra có hiệu quả.
– Khoáng sản năng lượng
+ Than: có trữ lượng lớn, phân bố nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, chiếm 90% trữ lượng cả nước.uyên liệu rất quan trọng của nước ta.
+ Dầu mỏ và khí đốt là nguồn năng lượng và nguyên liệu rất quan trọng của nước ta. Tổng trữ lượng khoảng 180 – 300 tỉ m3 và trữ lượng khai thác có thể đạt khoảng 1,5 – 2 tỉ tấn. Nước ta có các bể dầu khí lớn là bể trầm tích Sông Hồng, bể trầm tích Cửu Long, bể trầm tích Nam Côn Sơn, bể trầm tích Trung Bộ, bể Thổ Chu – Mã Lai.

– Các khoáng sản khác:
+ Kim loại đen: sắt (Thạch Khê – Hà Tĩnh), mangan và crom(Cổ Định – Thanh Hóa).
+ Kim loại màu: quặng bôxit, thiếc, đồng có trữ lượng lớn.
+ Phi kim loại phong phú, quan trọng nhất là các mỏ apatit, sét, vật liệu xây dựng….
b.3. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước tương đối dồi dào, có ý nghĩa quan trọng không chỉ cung cấp nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt mà cả cho việc phát triển thủy điện, giao thông vận tải…
– Nguồn nước mặt:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2360 con sông, cứ 20km lại có một cửa sông, sông ngòi nhiều nước và giàu phù sa.
+ Lượng nước mưa hàng năm trung bình 1800 – 2000mm.
+ Mạng lưới sông suối, kênh rạch chằng chịt cung cấp lượng nước mặt lớn.
– Nguồn nước ngầm với trữ lượng đã được thăm dò là 3,3, tỉ m3/ năm và phân bố không đều.
– Nguồn thủy năng: Nước ta có tiềm năng thủy điện lớn, khoảng 30triệu KW, với sản lượng 260 – 270 tỉ KWh. Phần lớn nguồn thủy năng tập trung ở hệ thống sông Hông (37%) và hệ thống sông Đồng Nai(19%).
b.4. Tài nguyên biển
Tài nguyên biển nước ta gồm nguồn lợi hải sản phong phú và nguồn khoáng sản (dầu khí) giàu có.
– Dầu khí là tài nguyên hàng đầu, góp phần đáng kể và ngành công nghiệp dầu khí còn non trẻ. Tổng trữ lượng khoảng 180 – 300 tỉ m3 và trữ lượng khai thác có thể đạt khoảng 1,5 – 2 tỉ tấn. Nước ta có các bể dầu khí lớn là bể trầm tích Sông Hồng, bể trầm tích Cửu Long, bể trầm tích Nam Côn Sơn, bể trầm tích Trung Bộ, bể Thổ Chu – Mã Lai.
– Nguồn lợi hải sản được đánh giá vào loại phong phú nhất khu vực. Ngoài cá là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác như tôm, cua, mực, rong biển…. Riêng cá biển có khoảng hơn 2000 loài khác nhau, trong đố 100 loài có giá trị kinh tế với trữ lượng khoảng 3 triệu tấn, hàng năm cho phép khai thác từ 1,2 – 1,4 triệu tấn.
Tôm là nguồn hàng xuất khảu quan trọng của nước ta. Tôm phân bố rộng khắp ở khu vực gần bờ từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, đặc biệt vùng ven biển Nam Bộ từ Vũng Tau đến Rạch Giá chiếm hơn 70%.
Mực với khả năng khai thác khoảng 30 – 40 ngàn tấn/ năm và tập trung nhiều ở vùng biển Trung Bộ.
Biển nước ta là một nguồn lợi lớn để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Bên cạnh việc phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản, chúng ta còn phát triển cá ngành khác như khai thác khoáng sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển…
b.5. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng nhất. Hiện nay, độ che phủ của rừng đang ở mức báo động. Rừng chỉ còn chiếm 38% diện tích cả nước (2005). Đất đai nhiều vùng bị sói mòn, diện tích đất trồng, đồi trọc tăng lên đáng kể. Nhiều hệ sinh thái rừng, nhất là ở khu vực ven biển, đầu nguồn và cửa sông bị phá hoại nặng nề. Nguồn gen động vật, thực vật bị giảm sút mạnh.
● Suy giảm tài nguyên rừng
– Rừng là tài nguyên bị suy giảm nghiêm trọng nhất cả về số lượng lẫn chất lượng (Năm 1943, diện tích rừng là 14,3 triệu ha, tỉ lệ che phủ là 43,8% đến năm 1983 chỉ còn 7,2 triệu ha và tỉ lệ che phủ là 22%). Nam 2008, độ che phủ rừng tăng lên 38,7% nhưng chủ yếu là rừng non, mới trồng…
– Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng rừng vẫn còn tiếp tục suy giảm. Phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa đến tuổi khai thác. Diện tích rừng đã tăng từ 7,2 triệu ha (1983) lên 12,1 triệu ha (2003) nhưng rừng có chất lượng tốt đã giảm từ 10 triệu ha (1943) xuống còn 0,70 triệu ha (1990) và 0,20 triệu ha (1999).
● Suy giảm tính đa dạng sinh học
– Sự đa dạng sinh học của nước ta được thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
– Hiện nay đã có 63/800 loài chim, 85/250 loài thú, 40/350 loài bò sát lưỡng cư, 500/14 600 loài thực vật bị mất dần, trong đó có nhiều loại quý hiếm.
Nhiệm vụ trước mắt là thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010 nhằm đáp ứng yêu cầu phủ xanh được 43% diện tích và phục hồi lại sự cân bằng sinh thái ở Việt Nam.

Tiểu kết:

Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên có quan hệ mật thiết với trình độ phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ, cũng như phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư.
Thực trạng khai thác tài nguyên ở Việt Nam rất khác nhau. Trong khi tài nguyên biển chưa sử dụng được bao nhiêu thì nhiều loại tài nguyên khác lại bị khai thác quá mức.
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, vấn đề sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo về và tái tạo tài nguyên thiên nhiên đang được đặt ra nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững của Việt Nam hiện tại và trong tương lai.

Ngân Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Phương Thảo
13 tháng 2 2017 lúc 15:53

Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các họat động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất, Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.

Kết quả nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, FAO và các tổ chức quốc tế khác đều chỉ ra rằng, hiện khoảng hơn 80% lượng cá toàn cầu đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá toàn cầu bị khai thác quá mức (overexploited) hoặc bị khai cạn kiệt (depleted), trong khi nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt khi sản lượng đánh bắt giảm đến 90% trong những năm gần đây.

Bên cạnh thực trạng nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản biển, tài nguyên dầu khí và những nguồn tài nguyên biển không tái tạo khác đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững, nạn phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cũng ngày một tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Theo ước tính, cỏ biển đã mất 30 – 60% và rừng ngập mặn – chiếm 1/3 diện tích rừng thế giới – mất đến 70% và khoảng 11% các rạn san hô trên toàn cầu đã bị phá hủy hoàn toàn trước năm 1998. Trong vòng 20 năm qua, các nước Đông Nam Á đã mất đi 12% số rạn san hô, 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Các rạn san hô thường là môi trường sống của khoàng 1/4 các loài cá, đồng thời còn là nơi cư trú của các loài sinh vật biển khác. Sự mất dần của các rạn san hô và sẽ khiến lượng cá bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí còn dẫn đến sự tuyệt chủng của một số sinh vật biển do chúng không còn nơi để cư trú và sinh sản. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn gây phát sinh nhiều vấn đề kinh tế-xã hội do sự thiếu hụt thực phẩm cung cấp cho những cư dân sống ở các đảo và các vùng ven biển, kéo theo những cuộc di dân hàng loạt từ các vùng ven biển vào các vùng trung tâm…

Cùng với sự suy giảm, cạn kiệt nhiều nguồn lợi biển do khai thác, sử dụng không hợp lý và thiếu tính bền vững, môi trường biển ở nhiều khu vực trên trái đất đang chịu nhiều thách thức và các mối đe dọa trầm trọng khi dân cư ven biển ngày càng tăng, các họat động kinh tế ven biển ngày càng phát triển, nhiều cửa sông ven biển bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị thải ra cùng với nạn phá hủy rừng ngập mặn ngày càng tăng, và sự gia tăng về tần suất và mức độ ảnh hưởng của thiên tai bão lũ do biến đổi khí hậu ….

Trong một báo cáo của Trung tâm về các giải pháp đại dương (Center for Ocean Solutions) xuất bản vào tháng 5 năm 2009 với tựa đề “Hệ sinh thái và Con người của Thái Bình dương: Các mối đe dọa và Cơ hội hành động”, với sự tham gia của hơn 30 nhà khoa học thuộc các lĩnh vực tự nhiên, vật lý và xã hội, từ nguồn thông tin, dữ liệu phân tích tổng hợp của 3400 bài báo, báo cáo khoa học của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, báo cáo đã nêu chi tiết về các mối đe dọa chính đối với môi trường biển và đại dương, các ảnh hưởng của chúng và đưa ra lộ trình cùng với các biện pháp đối phó với những mối đe dọa này. Theo kết quả nghiên cứu tổng hợp từ báo cáo, trong các mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đối mặt tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ này gặp phải, tại các nước giàu cũng như nước nghèo, tại các quốc gia, quần đảo, khu vực đông hay thưa dân cư đều có một điểm rất chung ớ mức rất phổ biến và đang ở mức độ báo động đó là:

(I) Ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ đất liền và từ biển,

(II) Phá hủy nơi cư trú tự nhiên,

(III) Khai thác và đánh bắt cá quá mức,

(IV) Tác động của biến đổi khí hậu,

(V) Cuối cùng, các mối đe dọa đối với môi trường đó là: sự xâm nhập của các loài ngoại lai và các mối đe cộng hưởng của các mối đe dọa kể trên.

Nguyễn Việt Hùng
7 tháng 5 2017 lúc 6:28

ngành kinh tế quan trọng khu vực Đông Nam Á là ngành nào?

Hoang Huong
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
21 tháng 1 2017 lúc 12:51

- Nông nghiệp:
+ Lúa gạo phân bố ở các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển của hầu hết các quốc gia. Đây là cây lương thực chính nên được trồng ở những nơi có điều kiện thích hợp như khí hậu nóng ẩm, nước tưới dồi dào.
+ Cây công nghiệp là cao su, cà phê. mía... tập trung trên các cao nguyên do yêu cầu về đất, khí hậu khắt khe hơn.

Đỗ Gia Ngọc
24 tháng 1 2017 lúc 13:53

Bài 16 : Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

chúc bạn học tốt

Kitsune Ngô
Xem chi tiết
Kieu Anh
12 tháng 2 2017 lúc 20:03

Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?
Trả lời
Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa do có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP của từng quốc gia. Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước,...

Dựa vào bảng 16.3 (SGK trang 57), hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới. Vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó?


Trả lời
-Vẽ biểu đồ:
Xử lí số liệu: So với thế giới, lúa ở Đông Nam Á chiếm 26,2%, lúa của châu Á chiếm 71,3%. So với thế giới, cà phê của Đông Nam Á chiếm 19,2%, cà phê của châu Á chiếm 24,7%.
Biểu đồ cơ cấu sản lượng lúa, cà phê của

khu vực Đông Nam Á và châu Á so với thế giới năm 2000 :

- Giải thích: Các nước ở Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó do điều kiện tự nhiên thuận lợi: đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước tưới dồi dào và do truyền thống canh tác lâu đời (cây công nghiệp cũng đã được đưa vào các nước Đông Nam Á từ vài trăm năm nay).

Quan sát hình 16.1 (SGK trang 56), cho biết khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu?
Trả lời
- Các ngành công nghiệp chủ yếu: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, lọc dầu, thực phẩm.
- Phân bố chủ yếu: ở các vùng ven biển hoặc các đồng bằng châu thổ

Jelly Linh
Xem chi tiết
Quốc Đạt
7 tháng 2 2017 lúc 22:08

Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng

Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang thay đổi, phản ánh quá trình công nghiệp hóa của các nước.

Phương Huyền
Xem chi tiết
Phát Kaito
10 tháng 3 2017 lúc 22:43

ĐNA có dân số đông,lao động dồi dào, dân số trẻ, tăng khá nhanh, sự phân bố dân cư gắn liền với đặc điểm kinh tế nông nghiệp với ngành chính là trồng trọt, trong đó trồng lúa nước chiếm vị trí hàng đầu.Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng châu thổ và ven biển.Nét chung: cùng trồng lúa nước, sử dụng trâu bò làm sức kéo, gạo là lương thực chính, ít dùng thịt, sữa, làm nương, trò chơi, điệu múa..., người nông dân sống thành làng, bản...
Nét riêng: tính cách, tập quán, văn hóa từng dân tộc không trộn lẫn.
ĐNA có các biển vịnh ăn sâu vào đất liền cho các luồng di dân giữa đất liền và hải đảo, sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các quốc gia. Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước ĐNA tạo thuận lợi và khó khăn Thuận lợi:
+ Dân đông -> kết cấu dân số trẻ -> nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn.
+ Phát triển sản xuất lương thực (trồng lúa gạo).
+ Đa dạng về văn hóa -> có sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên thu hút khách du lịch.
- Khó khăn:
+ Ngôn ngữ khác nhau -> giao tiếp khó khăn, có sự khác biệt giữa miền núi, cao nguyên với đồng bằng nên sự chênh lệch về phát triển kinh tế.
Các nước trong khu vực có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc. Trong sản xuất và sinh hoạt, có nét chung là: trồng lúa, dùng trâu bò, sống thành làng bản; có nét riêng là vừa có sự đa dạng trong văn hóa dân tộc nên thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước ĐNA có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa vững chắc. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chính, tuy nhiên ở một số nước công nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng,sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển kinh tế cho nền kinh tế bị tác động từ bên ngoài, phát triển kinh tế nhưng chưa chú ý đến bảo vệ môi trường. Nông nghiệp vẫn đóng góp tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu GDP.
Từ 1990 đến 1996: Kinh tế phát triển nhanh do:
+ Tận dụng nguồn nhân công rẻ do dân số đông.
+ Tài nguyên phong phú đặc biệt là khoáng sản.
+ Có nhiều nông phẩm nhiệt đới (lúa gạo, cao su...)
+ Tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài có hiệu quả.
- Năm 1998: tăng trưởng âm do khủng hoảng tài chính Để hòa nhập với nền kinh tế thế giới, đẩy nhanh tốc độ phát triển, đảm bảo sự ổn định, bền vững về kinh tế, đòi hỏi các quốc gia ĐNA phải có định hướng, chiến lược phát triển phù hợp với tiềm năng, nhạy bén thời cuộc.

Phương Huyền
Xem chi tiết
Phương Huyền
Xem chi tiết
Hoàng Hương Giang
20 tháng 2 2017 lúc 22:15

Thuận lợi : +) dân đông \(\rightarrow\) kết cấu dân số trẻ \(\rightarrow\) nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn. +) p.triển sản xuất lương thực ( trồng lúa gạo ) +) đa dạng về v.hóa \(\rightarrow\) có sự đa dạng trong v.hóa dân tộc nên thu hút khách du lịch. Khó khăn: +) ngôn ngữ khác nhau \(\rightarrow\) giao tiếp khó khăn có sự khác biệt về miền núi cao nguyên vs đồng bằng nên sự chênh lệch về p.triển k.tế các nước trong khu vực có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc trong sản xuất và nông nghiệp có những nét chung là trồng lúa dùng trâu bò sống thành làng bản có nét riêng là vừa có sự đa dạng trong văn hóa d.tộc nên thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nc ĐNA có sự tăng trưởng k.tế nhanh nhưng chưa vững chắc. Nghành nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chính tuy nhiên ở 1 số nc công nghiệp trở thành nghành k.tế q.trọng sự thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển k.tế cho nền k.tế bị tác động từ bên ngoài p.triển k.tế nhưng chưachú ý đến bảo về m.trường. Nông nghiệp vẫn đóng góp tỉ lệ đáng kể trong cơ cấu GDP. Từ 1990 đến 1996 k.tế p.triển nhanh do tận dụng nguồn nhân công rẻ do dân số đông tài nguyên phong phú đặc biệt là khoáng sản có nhiều nông phẩm nhiệt đới tranh thủ vốn đầu tư của nc ngoài có hiệu quả. Năm 1998 tăng trưởng âm do khủng hoảng tài chính để hòa nhập vs nền k.tế thế giới đẩy nhanh tốc độ p.triển đảm bảo sự ổn định bền vững về k.tế đòi hỏi các quốc gia ĐNA phải có định hướng chiến lược p.triển phù hợp vs tiềm năng nhạy bén thời cuộc.