Cho biết: 8O và 15P. Xác định số hạt mang điện có trong P2O5 ?
A. 46 hạt
B. 92 hạt
C. 140 hạt
D. 70 hạt
Tổng số hạt cơ bản của phân tử X2O là 92, trong đó số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 28. X là
(biết 8O) A. 11Na B. 19K C. 3Li D. 47Ag
29. Hợp chất A có công thức: X3Y2 có tổng số hạt cơ bản là 150 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 50. CT của A là A. Ca3N2 B. Mg3N2 C. Ca3P2 D. Mg3P2
30. Hợp chất B có công thức: X2Y có tổng số hạt cơ bản là 140 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 44. Số hạt mang điện trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử Y là 22. CT của B là
A. Na2O B. Na2S C. K2O D. K2S
31. Hợp chất C có công thức: X3Y2 có tổng số hạt cơ bản là 222 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 74. Tổng số hạt mang điện trog X
2+ nhiều hơn tổng số hạt mang điện trong X3-
là 21. CT
của C là A. Ca3N2 B. Mg3N2 C. Ca3P2 D. Mg3P2
32. Một anion XO4
2-
có tổng số hạt là 146, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng hạt không mang điện
là 50. Tên nguên tử X là A. P B. S C. 24Cr D. 25Mn
33. Tổng số hạt cơ bản của phân tử MClO3 là 182, trong đó tổng số hạt mang điện hơn tổng hạt không mang điện
là 68. M là A. Li B.Na C. K D. Rb
Mong giải và chi tiết cách giải. Tks
29. Hợp chất A có công thức: X3Y2 có tổng số hạt cơ bản là 150 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 50. CT của A là A. Ca3N2 B. Mg3N2 C. Ca3P2 D. Mg3P2
---
\(\left\{{}\begin{matrix}6P_X+4P_Y-\left(3N_X+2N_Y\right)=50\\6P_X+4P_Y+3N_X+2N_Y=150\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}6P_X+4P_Y=100\\3N_X+2N_Y=50\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}3P_X+2P_Y=50\\3N_X+2N_Y=50\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow P_X+P_Y=N_X+N_Y\\ \)
Xét thấy chỉ có trường hợp: PX=12 =NX; PY=7=NY là thỏa mãn
=> Chọn B
30. Hợp chất B có công thức: X2Y có tổng số hạt cơ bản là 140 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 44. Số hạt mang điện trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử Y là 22. CT của B là
A. Na2O B. Na2S C. K2O D. K2S
---
\(\left\{{}\begin{matrix}4P_X+2P_Y+2N_X+N_Y=140\\4P_X+2P_Y-\left(2N_X+N_Y\right)=44\\2P_X-2P_Y=22\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}4P_X+2P_Y+2N_X+N_Y=140\\4P_X+2P_Y-\left(2N_X+N_Y\right)=44\\P_X=11+P_Y\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}4P_X+2P_Y=92\\2N_X+N_Y=52\\P_X=11+P_Y\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}44+6P_Y=92\\2N_X+N_Y=52\\P_X=P_Y+11\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_Y=Z_Y=8\\P_X=Z_X=19\end{matrix}\right.\)
=> X là Kali còn Y là Oxi
-> CTHH K2O
1.Nguyên tử A có tổng số hạt là 46. Hạt không mang điện bằng 8/15 hạt mang điện. Hãy xác định số p,e,n trong nguyên tử A.
2.Nguyên tử Y có tổng số hạt là 39. Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Xác định các hạt trong nguyên tử Y.
Hợp chất X có dạng A2B5, tổng số hạt proton trong phân tử là 70. Số hạt mang điện trong A nhiều hơn số hạt mang điện trong B là 14. Xác định số proton của A và B.
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}2Z_A+5Z_B=70\\2Z_A-2Z_B=14\end{matrix}\right.\\\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}Z_A=15=SốP\\Z_B=8=SốP\end{matrix}\right. \)
Cho biết tổng số hạt p, e, n trong 2 nguyên tử của 2 nguyên tố A và B là 78,trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số hạt mang điện của nguyên tử nguyên tố A nhiều hơn số hạt mang điện của B là 28 hạt. Xác định số p trong 2 nguyên tố A và B. Giúp mình với ạ, các bn viết luôn vì sao ra kết quả như vậy giúp mình với, nhất là đoạn cuối cùng vì sao số p của A.. hoặc B ra như vậy, lấy mấy nhân mấy hay chia mấy á, cảm ơn nhiều ạ
Đặt tổng số hạt p, n, e của A và B lần lượt là p, n, e
`=>` \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=78\\p+e-n=26\\p=e\end{matrix}\right.\Leftrightarrow p=e=n=26\)
`=>` \(\left\{{}\begin{matrix}p_A+p_B=26\\2p_A-2p_B=28\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p_A=20\\p_B=6\end{matrix}\right.\)
Vậy A là Canxi (Ca); B là Cacbon (C)
trong oxit của một kim loại R hóa trị I tổng số hạt cơ bản là 140. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt . Biết nguyên tử oxi rong oxit là nguyên tử oxi 16 8
a. Xác định kim loại R và công thức oxit trên
b. Cho 18.8g oxit trên vào 181.2 ml nước nguyên chất thu được dung dịch X . Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X
Em cảm ơn ạ.
a) CT oxit : R2O
\(\left\{{}\begin{matrix}2\left(2Z_R+N_R\right)+2.8+8=140\\4Z_R+8.2-\left(2N_R+8\right)=44\end{matrix}\right.\)
=> \(\left\{{}\begin{matrix}Z_R=19\\N_R=20\end{matrix}\right.\)
Vì ZR =19 => R là K
=> Oxit cần tìm là K2O
b) \(n_{K_2O}=0,2\left(mol\right)\)
\(K_2O+H_2O\rightarrow2KOH\)
\(n_{KOH}=2n_{K_2O}=0,4\left(mol\right)\)
=> \(C\%_{KOH}=\dfrac{0,4.56}{18,8+181,2}.100=11,2\%\)
trong hợp chất A2B, trong phân tử A2B có tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. nguyên tử khối của A nhiều hơn của B là 23. số hạt cơ bản trong A nhiều hơn B là 34. xác định công thức hóa học của hợp chất A2B
bài 1: cho nguyên tử A có tổng số hạt là e,p,n bằng 46 hạt. Biết trong hạt nhân nguyên tử A có số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Tìm tên nguyên tử A
bài 2: nguyên tử B có tổng số hạt là 21 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt ko mang điện. Tìm tên nguyên tử B ( giúp mình giải chi tiết với, ko cũng đc ạ)
Bài 1 :
Tổng số hạt là e,p,n bằng 46 hạt :
\(2p+n=46\left(1\right)\)
Hạt nhân nguyên tử A có số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt.
\(-p+n=1\left(2\right)\)
\(\left(1\right),\left(2\right):p=15,n=16\)
\(A:Photpho\)
Bài 2 :
Tổng số hạt là 21 hạt :
\(2p+n=21\left(1\right)\)
Số hạt mang điện gấp đôi số hạt ko mang điện
\(2p=2n\left(2\right)\)
\(\left(1\right),\left(2\right):p=n=7\)
\(B:Nito\)
2. Nguyên tử nguyên tố đồng (Cu) có tổng số hạt cơ bản là 92, trong đó số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 24. Xác định Z, E, N, A và viết kí hiệu nguyên tử đồng.
3. Nguyên tử nguyên tố bạc (Ag) có tổng số hạt cơ bản là 155, trong đó số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 33. Xác định Z, E, N, A và viết kí hiệu nguyên tử bạc.
4. Nguyên tử nguyên tố kali (K) có tổng số hạt cơ bản là 58, trong đó số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 18. Xác định Z, E, N, A và viết kí hiệu nguyên tử kali.
5. Nguyên tử nguyên tố brom (Br) có tổng số hạt cơ bản là 115, trong đó số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 25. Xác định Z, E, N, A và viết kí hiệu nguyên tử brom.
6. Nguyên tử nguyên tố nhôm (Al) có tổng số hạt cơ bản là 40, trong đó số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 12. Xác định Z, E, N, A và viết kí hiệu nguyên tử nhôm.
7. Nguyên tử nguyên tố sắt (Fe) có tổng số hạt cơ bản là 82, trong đó số hạt không mang điện ít hơn số hạt mang điện là 22. Xác định Z, E, N, A và viết kí hiệu nguyên tử sắt.
8. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 40, trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện tích dương là 1. Xác định Z, E, N, A và viết kí hiệu nguyên tử X.
9. Nguyên tử nguyên tố asen (As) có tổng số hạt cơ bản là 108, trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện tích dương là 9. Xác định Z, E, N, A và viết kí hiệu nguyên tử asen.
10. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34, trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện tích âm là 1. Xác định Z, E, N, A và viết kí hiệu nguyên tử X.
anh làm chi tiết câu 2 thôi nhé, tại vì dài quá
2.
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=92\\p=e\\p+e-n=24\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}2n=68\\p=e\\p+e+n=92\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}n=34\\p=e=z=29\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow A=z+n=29+34=63\left(u\right)\)
\(KHNT:^{63}_{29}Cu\)
3.
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=155\\p=e\\p+e-n=33\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=z=47\\n=61\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow A=z+n=47+61=108\left(u\right)\)
\(KHNT:^{108}_{47}Ag\)
4.
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=58\\p=e\\p+e-n=18\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=z=19\\n=20\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow A=z+n=19+20=39\left(u\right)\)
\(KHNT:^{39}_{19}K\)
5.
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=115\\p=e\\p+e-n=25\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=z=35\\n=45\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow A=z+n=35+45=80\left(u\right)\)
\(KHNT:^{80}_{35}Br\)
6.
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=40\\p=e\\p+e-n=12\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=z=13\\n=14\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow A=z+n=13+14=27\left(u\right)\)
\(KHNT:^{27}_{13}Al\)
7.
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=82\\p=e\\p+e-n=22\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=z=26\\n=30\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow A=z+n=26+30=56\left(u\right)\)
\(KHNT:^{56}_{26}Fe\)
8.
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=40\\p=e\\n-p=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=z=13\\n=14\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow A=z+n=13+14=27\left(u\right)\)
\(KHNT:^{27}_{13}Al\)
9.
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=108\\p=e\\n-p=9\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=z=33\\n=42\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow A=z+n=33+42=75\left(u\right)\)
\(KHNT:^{75}_{33}As\)
10.
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=34\\p=e\\n-e=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=z=11\\n=12\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow A=z+n=11+12=23\left(u\right)\)
\(KHNT:^{23}_{11}Na\)
Phân tử M2X có tổng các loại hạt là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 7, tổng số hạt trong M nhiều hơn tổng số hạt trong X 10 hạt. Xác định công thức phân tử của hợp chất đã cho.