I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho hai điện trở R1= 12W và R2 = 18W được mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương đương R12 của đoạn mạch đó có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây:
A. R12 = 12W B. R12 = 6W C. R12 = 30W D. R12 = 18W
Câu 2: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Mối quan hệ giữa hiệu điện thế hai đầu mổi điện trở và điện trở của nó được biểu diễn như sau:
A. = . B. = . C. = . D. A và C đúng
Câu 3: Người ta chọn một số điện trở loại 2W và 4W để ghép nối tiếp thành đoạn mạch có điện trở tổng cộng 16W. Trong các phương án sau đây, phương án nào là sai?
A. Dùng 2 điện trở 4W và 2 điện trở 2W. B. Chỉ dùng 4 điện trở loại 4W.
C. Dùng 1 điện trở 4W và 6 điện trở 2W. D. Chỉ dùng 8 điện trở loại 2W.
Câu 4: Hai điện trở R1= 5W và R2=10W mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 4A. Thông tin nào sau đây là sai?
A. Điện trở tương đương của cả mạch là 15W.
B. Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là 8A.
C. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 60V.
D. Hiệu điện thế hai đầu điện trở R1 là 20V.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp?
A. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng nhỏ.
B. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn sẽ càng lớn nếu điện trở vật dẫn đó càng lớn.
C. Cường độ dòng điện ở bất kì vật dẫn nào mắc nối tiếp với nhau cũng bằng nhau.
D. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua vật dẫn không phụ thuộc vào điện trở các vật dẫn đó.
Câu 6: Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp, gọi I là cường độ dòng điện trong mạch. U1 và U2 lần lượt là hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở, U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, hệ thức nào sau đây là đúng?
A. I = . C. = .
B. U1 = I.R1 D. Các phương án trả lời trên đều đúng.
Câu 7: Điện trở R1= 10W chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó là U1= 6V. Điện trở R2= 5W chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của nó là U2= 4V. Đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp chịu được hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai đầu của đoạn mạch này là:
A. 9V. B. 12V. C. 10V. D.8V
Câu 8: Điện trở R1= 30W chịu được dòng điện lớn nhất là 2A và điện trở R2= 10W chịu được dòng điện lớn nhất là 1A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở này vào hiệu điện thế nào dưới đây?
A. 40V. B. 70V. C.80V. D. 120V
Câu 9: Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:
A. Cơ năng. B. Hoá năng. C. Nhiệt năng. D. Năng lượng ánh sáng.
Câu 10: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun-Lenxơ?
A. Q = I².R².t B. Q = I.R².t C. Q = I.R.t D. Q = I².R.t
Câu 11: Nếu nhiệt lượng Q tính bằng Calo thì phải dùng biểu thức nào trong các biểu thức sau?
A. Q = 0,24.I².R.t B. Q = 0,24.I.R².t C. Q = I.U.t D. Q = I².R.t
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của định luật Jun- Lenxơ?
A. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
B. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
C. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ nghịch với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
D. Nhiệt lượng tỏa ra trong một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.
Câu 13: Cầu chì là một thiết bị giúp ta sử dụng an toàn về điện. Cầu chì hoạt động dựa vào:
A. Hiệu ứng Jun – Lenxơ B. Sự nóng chảy của kim loại.
C. Sự nở vì nhiệt. D. A và B đúng.
Câu 14: Hai dây đồng chất lần lượt có chiều dài và tiết diện gấp đôi nhau (l1=2l2; S1= 2S2). Nếu cùng mắc chúng vào nguồn điện có cùng hiệu điện thế U trong cùng một khoảng thời gian thì:
A. Q1 = Q2. B. Q1 = 2Q2. C. Q1 = 4Q2. D. Q1=
Câu 15: Một bếp điện có hiệu điện thế định mức U = 220V. Nếu sử dụng bếp ở hiệu điện thế U’ = 110V và sử dụng trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra của bếp sẽ:
A. Tăng lên 2 lần. B. Giảm đi 2 lần C. Tăng lên 4 lần . D. Giảm đi 4 lần.
Câu 16: Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R=80W và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I=2,5A.. Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1giây là:
A. 200J. B. 300J. C. 500J. D. 400J.
Câu 17: Cho hai điện trở mắc nối tiếp, mối quan hệ giữa nhiệt lượng toả ra trên mỗi dây và điện trở của nó được viết như sau:
A. = . B = . C = . D A và C đúng
Câu 18: Hai dây dẫn đồng chất được mắc nối tiếp, một dây có chiều dài l1= 2m, tiết diện S1= 0,5mm². Dây kia có chiều dài l2= 1m, tiết diện S2= 1mm². Mối quan hệ của nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi dây dẫn được viết như sau:
A. Q1 = Q2. B. 4Q1 = Q2. C. Q1 = 4Q2. D. Q1 = 2Q2.
Câu 19: Điện trở suất được sắp xếp theo thứ tự: Bạc, đồng, nhôm, Vonfam, kim loại nào dẫn điện tốt nhất ?
A. Vonfam. B. Bạc. C. Nhôm. D. Đồng.
Câu 20: Dây dẫn có chiều dài l, tiết diện S và làm bằng chất có điện trở suất r , thì có điện trở R được tính bằng công thức .
A. R = r . B. R = . C. R = r . D. R = .
Câu 21: Cho hai điện trở mắc song song, mối quan hệ giữa nhiệt lượng toả ra trên mỗi dây và điện trở của nó được biểu diễn như sau:
A. = . B. = . C. Q1. R2 = Q2.R1 D. A và C đúng
Câu 22: Điện trở suất là điện trở của một dây dẫn hình trụ có:
A.Chiều dài 1 m tiết diện đều 1m2 . B. Chiều dài 1m tiết diện đều 1cm2 .
C. Chiều dài 1m tiết diện đều 1mm2 . D. Chiều dài 1mm tiết diện đều 1mm2.
Câu 23: Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l = 100cm , tiết diện 2mm2, điện trở suất r=1,7.10 -8 Wm. Điện trở của dây dẫn là:
A. 8,5.10 -2 W. B. 0,85.10-2W. C. 85.10-2 W. D. 0,085.10-2W.
Câu 24: Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở suất của dây dẫn sẽ:
A. Giảm 16 lần. B. Tăng 16 lần . C. không đổi. D. Tăng 8 lần.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: Một bóng đèn có ghi 12V – 6W.
a. Nêu ý nghĩa của các con số ghi trên bóng đèn.
b. Tính cường độ dòng điện định mức và điện trở của đèn.
Bài 2: Một gia đình dùng điện dùng 3 bóng đèn loại 220V - 30W, 1 bóng đèn loại 220V - 100W, 1 nồi cơm điện loại 220V - 1kW, 1 ấm điện loại 220V - 1kW, một TV loại 220V - 60W, 1 bàn là loại 220V - 1000W. Hãy tính tiền điện gia đình cần phải trả trong một tháng (30 ngày), biết mỗi ngày thời gian dùng điện của: đèn là 4h, nồi cơm điện là 1h, ấm điện là 30 phút, TV là 6h, bàn là là 1h. Mạng điện gia đình đó sử dụng có HĐT là 220V, giá tiền 1kW.h là 600đ nếu số điện dùng không quá 100kW.h và 1000đ nếu số điện dùng trên 100kW.h và không quá 150kW.h.
Bài 3: Trên một bóng đèn có ghi: 220V - 100W.
a. Tính điện trở của đèn.
b. Khi sử dụng mạch điện có hiệu điện thế 200V thì độ sáng của đèn như thế nào? Tính công suất của đèn khi đó.
c. Tnhs điện năng mà đèn sử dụng trong 10h. (Trong trường hợp ở câu b.).
Bài 4: Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế 120V, người ta mắc song song hai dây kim loại. Cường độ dòng điện qua dây thứ nhất là 4A, qua dây thứ hai là 2A.
a. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính.
b. Tính điện trở của mỗi dây và điện trở tương đương của mạch.
c. Tính công suất điện của mạch và điện năng tiêu thụ trong 5h.
d. Để có công suất của cả đoạn mạch là 800W người ta phải cắt bớt một đoạn của đoạn dây thứ hai rồi mắc song song với đoạn dây thứ nhất vào hiệu điện thế nói trên. Hãy tính điện trở của đoạn dây bị cắt đó.