Những câu hỏi liên quan
Ngọc_ Apple
Xem chi tiết
︵✰Ah
27 tháng 1 2022 lúc 14:03

Tham Khảo

 Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, ta có thể thấy được rằng cuộc sống hòa bình và tự do chúng ta đang được hưởng thụ ngày nay thật vô giá biết nhường nào. Đất nước được hòa bình, chúng ta không phải sống trong cảnh khói lửa đạn bom, không phải chịu nỗi đau mẹ mất con, con mất cha, vợ mất chồng. Đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất. Trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường. Người dân khắp mọi miền hăng say lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Hòa bình tự do là một món quà vô giá mà thế hệ cha ông đã phải hi sinh máu xương để đánh đổi. Vì vậy, thế hệ học sinh chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn.

Bình luận (0)
nguyen quoc phi
Xem chi tiết
Rykels
16 tháng 12 2021 lúc 20:40

Thế Lữ đến với phong trào Thơ mới ngay từ buổi đầu từ buổi đầu. Không hề có những tuyên bố lớn lao, hay định hướng rõ ràng cho tư tưởng, Thế Lữ âm thầm đóng góp những bài thơ và từng bước khẳng định vị trí của mình trong làng thơ. Có lẽ, đó là tính cách của Thế Lữ khi ông cho rằng nghệ thuật là phải thầm lặng. Trong nghệ thuật không nhất thiết phải kêu ca. Ông dùng sức mạnh của nghệ thuật để khẳng định xu hướng mới chứ không đi vào lí luận dài dòng. Và trong giai đoạn đầu ông đã thắng lớn, khẳng định mạnh mẽ sự tồn tại và phát triển của nền thơ mới, tạo động lực cho thế hệ sau tiếp tục phát triển đến thắng lợi hoàn toàn. Một trong những bài thơ tiêu biểu, đầy sức mạnh của ông trong giai đoạn ấy chính là Nhớ rừng.

 

Ở trong Nhớ rừng, Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.

Trở lại thời kì này, vào những năm đầu thế kỉ 20, tình cảnh đất nước thật điêu đứng. Sau những cuộc khai thác thuộc địa tàn khốc của thực dân Pháp khiến cho đất nước ta rơi vào tình trạng kiệt quệ, người dân vô cùng cực khổ, tình hình xã hội hết sức căng thẳng, tù túng. Những người trẻ tuổi như thế hệ của Thế Lữ luôn khao khát tìm lấy một hướng giải thoát nhưng đành bất lực trước thực tại. Thêm vào đó, trào lưu tư tưởng phương Tây không ngừng xâm nhập vào nước ta, tình thần tự do và khát vọng sống không ngừng sôi sục tiếp thêm sức mạnh cho nền văn học phát triển.

Chính vì vậy Thơ Mới có khuynh hướng thoát ly thực tại, thể hiện tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực trạng xã hội. Qua đó, Thơ Mới cũng đã bộc lộ sự phản kháng gay gắt trước thực tại tầm thường giả dối, tù túng giam hãm ước mơ con người.

Đầu thế kỉ 20, bối cảnh ở nước ta vô cùng bức bối. Pháp tăng cường vơ vét của cải và đàn áp khốc liệt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Trong khi đó, các luồng văn hóa mới mẻ phương Tây không ngừng xâm nhập vào nước ta hình thành một tầng lớp thành niên mới. Họ cảm thấy bức bách trong hoàn cảnh khủng bố ngột ngạt và không ngừng khao khát tìm kiếm một cuộc sống mới.

Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình, Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Chính bị giam cầm một cách vô lí, nó cảm thấy tiếc nhớ về quá khứ oanh liệt nơi núi rừng hùng vĩ và không ngừng mơ ước được tự do.

Mở đầu bài thơ, Thế Lữ dựng lên bức tranh con hổ trong vườn bách thú thấm đẫm tâm trạng buồn rầu:

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”.

Từ “gậm” thể hiện rõ ràng tâm trạng uất ức tột cùng của hổ. Ở đây lại là “gậm một khối căm hờn” . Nghĩa là nó tự nghiền ngẫm cái bi kịch của mình mà không hiểu tại sao lại như thế. Bởi không hiểu cho nên nó chán chường, mệt mỏi. Nó buông xuôi bấy lâu nay trong tư thế “nằm dài trong ngày tháng dần qua”.

 

Thật đáng sợ thay khi mà ta mong mỏi một điều gì đó mà không tin rằng nó chưa hẳn là có thật. Và càng đáng sợ hơn khi bao quanh con hổ là chiếc lồng sắt vững chắc. Cái mà nó không thể phá được và sẽ giam cầm nó vĩnh viễn. Thế nhưng, dù bất lực nhưng cái oai hùng của nó vẫn không hề mất đi:

“Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”.

Trước mắt hổ, những gì quen thuộc cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Loài người kia dù đã đủ sức giam cầm nó nhưng nó không hề sợ mà còn tỏ ra khinh thường, khiêu khích, không ngừng đe dọa. Nó tự bào chữa cho tình thế của mình và xem đó chỉ là một rủi ro. Bởi lỡ bước sa cơ nên phải chịu cảnh “nhục nhằn tù hãm”. Dường như, vai trò và sức mạnh của nó đã hoàn toàn bị loài người đánh cắp.

Nó luôn tự kiêu về sức mạnh của mình và liên tục hồi tưởng quá khứ mỗi khi tâm trạng rơi vào trạng thái bế tắc như thế này:

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội…”

Chốn rừng thiêng xưa nơi hổ từng ngự trị là một khung cảnh ghê gớm. Qua nỗi nhớ của hổ, ta thấy rõ điều đó. Khung cảnh hiện lên với “bóng cả, cây già” thâm u,bí hiểm. Chốn sơn lâm với “tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi” làm kinh thiên động địa khiến muôn loài phải khiếp sợ mà lẩn tránh. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Ở đó, con hổ đã hiện lên với tư thế hiên ngang ngạo nghễ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp oai phong lẫm liệt giữa núi rừng hùng vĩ:

“Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong bóng tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật phải im hơi
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi”.

Từng sắc thái của hổ hiện lên trước mắt người đọc qua lớp ngôn từ sống động, đầy sức biểu cảm. Con hổ với tư thế tự do, kiêu hãnh, bước đi như sóng cuộn, mây vờn, lặng lẽ giữa bao la vũ trụ. Không có loài nào dám sánh bước cùng nó. Nó nhìn khắp không gian với đôi mắt thần sắc. Kể cả trong bóng tối cũng không gì che giấu nổi nó. Đó là một tư thế hoàn toàn tự chủ, thống trị cả ánh sáng lẫn màn đêm. Nó nhận thấy muôn loài đang run sợ, đáng thương như sắp đi vào cõi chết. Sức mạnh oai quyền của nó đủ sức lấn át mọi sự đối nghịch và sẵn sàng tiêu diệt tất cả.

Đó là uy quyền tuyệt đỉnh của vị chúa tể rừng xanh không gì địch nổi. Không gian thần bí với những loài cây không tên không tuổi mà con người chưa từng biết đến hay đặt chân đến. Nó tự hào về điều đó. Những gì nó biết và ngự trị vượt xa những gì con người đã biết và chiếm lĩnh. Đó là một bí mật mà nó không bao giờ muốn chia sẻ.

 

Chưa hết, hồi ức của hổ tiếp tục mơ về những tháng ngày lẫm liệt, gắn chặt với kỉ niệm không bao giờ quên:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Chín câu thơ là bốn bức tranh tuyệt đẹp về cảnh tượng đại ngàn và niềm vui sướng ngự trị của hổ. Nó say sưa thưởng thức và tự hào dù chỉ qua hồi tưởng. Những cảm xúc cuộn trào dữ dội, không ngừng làm cho nó say mê. Đó là những đêm vàng ánh trăng bên bờ suối êm đềm. Sau cuộc đi săn nó đắm mình trong ánh trăng huyền ảo. Đó là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, vũ trụ đi vào cơn quần vũ khủng khiếp. Đó là những bình minh rực rỡ ánh sáng và rộn rã tiếng chim ca ru mềm giấc ngủ. Đó là những chiều lênh láng máu sau rừng biểu hiện sức mạnh chinh phục và giết chóc của chúa sơn lâm.

Tất cả diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ đến đáng sợ. Con hổ chiếm giữ một sức mạnh phi thường ngang tầm trời đất. Ta có cảm tưởng như chính con hổ đã tạo ra quy luật trong một thế giới riêng nào đó mà ở đó nó định đoạt tất cả. Không có đối thoại, không có đối lực, tất cả đều tuân phục một cách triệt để. Thế nhưng, câu thơ cuối đã trả người đọc về với thực tại. Tất cả bây giờ chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ hùng tráng, lẫm liệt để hồi cố nhằm lấy lại nghị lực mà sống tiếp. Thực tại khép lại giấc mơ huy hoàng:

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nếu ở trên kia nó ngạo nghễ bao nhiêu thì giờ đây nó lại chán chường bấy nhiêu. Hai từ “than ôi!” như là tiếng kêu thống thiết , bất lực trước thực tại và tiếc nuối chốn cũ rừng xưa đã mãi mãi không còn. Bây giờ, nó quay về đối điện và khinh miệt thực tại:

“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”.

Trước mắt hổ, khung cảnh vườn bách thú thật tầm thường và giả dối. Tất cả đã bị ngụy tạo một cách vụng về, không che giấu nổi sự thấp kém của nó. Hổ khinh mạn điều đó khi so sánh với chốn rừng thiêng bí hiểm, âm u. Cảnh vật giả tạo, phù phiếm khiến nó thất vọng. Tất cả tầm thường, không một chút tương xúng nào với nó. Càng nhìn ngắm, nó càng ngao ngán.

Bởi thế, nó không nguôi nhung nhớ vì cảnh vật trước mắt càng làm cho nó thêm chán ghét. Ít ra, khi giam cầm nó cũng phải có cái gì đó đáng để cho nó khâm phục hoặc tự hào. Nhưng ở đây, sự đối lập quá lớn, quá tàn nhẫn. Điều đó khiến cho những mâu thuẫn trong nó không ngừng trỗi dậy trong tiếng kêu than thảm thiết:

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Câu thơ “Nơi ta không còn được thấy bao giờ!” xác nhận sự bất lực hoàn toàn của con hổ. Giờ đây, nó đã xác nhận phải sống với thực tại thấp kém này và tự nhắc nhở mình thôi mong nhớ hay hi vọng. Chiếc khung lòng mỏng manh nhưng giam giữ quá chặt. Kể cả sức mạnh như nó cũng không thể nào phá nổi. Nó chỉ khẩn xin một điều rằng những giấc mơ kia dẫu chỉ là mơ mộng thôi nhưng cứ tiếp tục đến để hồn của hổ được an ủi, được vỗ về mà tiếp tục sống hết những tháng ngày còn lại.

 

Qua tâm sự của con hổ, Thế Lữ cũng đã kín đáo thể hiện khát vọng tự do và tinh thần yêu nước của mình và thế hệ thanh niên yêu nước lúc bấy giờ. Tuy không tìm được lối thoát, cuối cùng cũng rơi vào bế tắc nhưng bài thơ đã thể hiện được sức sống của dân tộc trong thời kì nô lệ, luôn khát vọng vươn lên dù bất cứ trong hoàn cảnh nào. Niềm mơ mộng có sức mạnh cổ vũ tinh thần con người tiếp tục sống và đợi chờ cơ hội vượt thoát để làm nên cuộc cách mạng vĩ đại sau này.

Nếu xét về lý tưởng, Thế Lữ đã không có đóng góp gì đáng kể. Nhưng qua bài thơ Nhớ rừng người đọc nhận rõ đước sức mạnh sử dụng ngôn từ của ông. Nó giống như một đoàn quân ồ ạt xông tới, tung hoành mạnh mẽ. Người đọc không cần làm gì thêm, cứ thản nhiên đón nhận. Một thành công nữa của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tưởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng. Đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

Bình luận (2)
yoongi min
Xem chi tiết
︵✰Ah
25 tháng 1 2022 lúc 20:19

Tham Khảo 

Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, ta có thể thấy được rằng cuộc sống hòa bình và tự do chúng ta đang được hưởng thụ ngày nay thật vô giá biết nhường nào. Đất nước được hòa bình, chúng ta không phải sống trong cảnh khói lửa đạn bom, không phải chịu nỗi đau mẹ mất con, con mất cha, vợ mất chồng. Đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất. Trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường. Người dân khắp mọi miền hăng say lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Hòa bình tự do là một món quà vô giá mà thế hệ cha ông đã phải hi sinh máu xương để đánh đổi. Vì vậy, thế hệ học sinh chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn.

Bình luận (0)
Thành trung
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
22 tháng 1 2021 lúc 18:56

Tham khảo:

 Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, em nhận thấy cuộc sống hòa bình tự do ngày nay mà chúng ta đang có được thực sự rất quý giá. Lịch sử đất nước đã chứng kiến hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm. Thế hệ cha ông ta đã ngã xuống để đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất, đề trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường, nhân dân được yên ấm xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, hưng thịnh. Vì vậy, là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần ý thức được sự đáng quý của nền hòa bình, tư do này, và cố gắng xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn. Xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, chính là sự tri ân đáng trân trọng nhất gửi đến thế hệ cha anh kiên cường của dân tộc.

Bình luận (0)
minh nguyet
22 tháng 1 2021 lúc 22:46

Tham khảo:

Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, ta có thể thấy được rằng cuộc sống hòa bình và tự do chúng ta đang được hưởng thụ ngày nay thật vô giá biết nhường nào. Đất nước được hòa bình, chúng ta không phải sống trong cảnh khói lửa đạn bom, không phải chịu nỗi đau mẹ mất con, con mất cha, vợ mất chồng. Đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất. Trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường. Người dân khắp mọi miền hăng say lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Hòa bình tự do là một món quà vô giá mà thế hệ cha ông đã phải hi sinh máu xương để đánh đổi. Vì vậy, thế hệ học sinh chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn.

Bình luận (0)
Thành trung
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
22 tháng 1 2021 lúc 18:57

     Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, em nhận thấy cuộc sống hòa bình tự do ngày nay mà chúng ta đang có được thực sự rất quý giá. Lịch sử đất nước đã chứng kiến hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm. Thế hệ cha ông ta đã ngã xuống để đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất, đề trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường, nhân dân được yên ấm xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, hưng thịnh. Vì vậy, là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần ý thức được sự đáng quý của nền hòa bình, tư do này, và cố gắng xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn. Xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, chính là sự tri ân đáng trân trọng nhất gửi đến thế hệ cha anh kiên cường của dân tộc

Bình luận (0)
Hồng Lê
Xem chi tiết
Như Nguyễn
9 tháng 5 2016 lúc 18:40

Nhớ rừng là một bài thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nó cũng là một bài in được dấu ấn đậm và bền trong nhiều thế hệ bạn đọc – Tác giả của nó – thi sĩ Thế Lữ, là một nhà thơ tài năng, người có công đầu trong phong trào Thơ mới. Có thể nói ông đã nhập thân hoàn toàn vào hình tượng con hổ trong bài, mượn con hổ để bộc lộ tâm sự của một thanh niên trí thức trước cuộc đời tù túng, nô lệ.

Một khía cạnh rõ nét của tâm sự ấy, là nỗi “tủi nhục” vì hiện trạng của thân phận:

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đỏ chơi,


 
Chịu chung bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Nỗi tủi nhục đến cao độ, chuyển thành phẫn uất, căm hờn. Bị mất tự do trong “cũi sắt”, đành thúc thủ bất lực “nằm dài trông ngày tháng dần qua”, lại còn bị “lũ người kia”, tác giả muốn ám chỉ ai đây? Phải chăng bọn thực dân người nước ngoài xa lạ nhào cợt, khinh thường:

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thâm

Xưa kia ta từng là “chúa tể của muôn loài”, “oai linh” ta ngự trị cả núi cao rừng sâu. Nay bị nhốt củi, cùng thân phận “làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi” bị coi cá mè một lứa với bầy gấu dở hơi, cặp báo nông nổi! Nhục nhã, uất hận biết bao.

Cùng với “niềm uất hận ngàn thâu” ấy, là thái độ khinh ghét. Và khinh cũng đến cao độ như căm hờn, con hổ này không có gì lưng chừng, nửa vời cà. Nó ghét tất cả những cảnh tượng môi trường xung quanh, từ:

Những cảnh sửu sang, tầm thường, giả dối.

Cho đến:

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

 Len dưới nách những mô gò thấp kém.

Nó khinh ghét tất cả cái môi trường áp đặt giả tạo mà “lũ người kia” đã thiết kế bày đặt ra. Nó nhận ra tất cả chỉ là trò nhái lại, là lối “học đòi” cái môi trường sống đích thực của nó xưa kia, cái “cảnh sơn lâm bóng cả, cây già – với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi” mà nó không thể nào quên được, mà nó mãi mãi nhớ thương. Phải chăng lẫm sự con hổ ở đây, một lần nữa lại phản chiếu tâm sự của chàng thanh niên Nguyễn Thế Lữ – người từng có thời hoạt động trong một “hội kín” yêu nước? Cái tâm sự bất bình, phủ định thứ văn minh “Tây Tàu nhô" nhăng” đang thay thế cho những “vẻ hoang vu” của “bóng cả cây già” “những đêm vàng bên bờ suối”, “những bình minh cây xanh nắng gội”… một cách hình dung, gợi nhớ đến những giá trị văn hoá cổ truyền của Tổ quốc?

Nhưng có lẽ luồng tâm sự xuyên suốt, điều canh cánh thường xuyên hơn cả trong lòng con hổ là nỗi nhớ – một nỗi nhớ vừa da diết xót xa, vừa mênh mang hoành tráng. Đó là nỗi “nhớ rừng” cao cả, thiêng liêng, đúng như đầu đề bài thư xác định. Ta dễ dàng nhận thấy hai đoạn thơ tả nỗi nhớ này lập trung, đậm đặc nhất – đoạn thứ hai và thứ ba trong bài – là hai đoạn có nhiều cảnh sắc huy hoàng hấp dẫn nhất, có nhạc điệu lôi cuốn say mê nhất. Nhớ làm sao bóng dáng xưa kia của ta “bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng” giữa “sơn lâm bóng cả, cây già – với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”, đẹp đẽ, uy nghi, hùng tráng biết bao! Nhớ làm sao.

… những đệm vùng bên bờ 'suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

… những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

 Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?

… những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca, giấc ngủ ta tưng bừng?

Những kỉ niệm mới lộng lẫy, hùng vĩ, nên thơ nên nhạc biết bao!

Có thể nói Thế Lữ đã chứa chất vào lời con hổ trong vườn này tâm sự của các thế hệ cùng lứa với nhà thơ. Và cũng không riêng gì một thế hệ. Ai là người Việt Nam còn chút lòng yêu nước, còn biết nghĩ, mà chẳng cảm nhận xót xa nỗi hờn mất nước? Ai đã từng đọc qua lịch sử dân tộc, có ít nhiều ý thức về nền “văn hiến” đã lâu “của đất nước, mà chẳng ngán ngẩm với thứ văn minh hào nhoáng pha tạp thời thực dân? Người Việt Nam chưa mất gốc nào mà chẳng ủ ấp hi vọng được “thênh thang (…) vùng vẫy”, được “ngự trị” trên “nước non hùng vĩ” của mình, tương tự chú hổ vườn thú kia vẫn không nguôi “giấc mộng vàng to lớn” của nó.

Bình luận (1)
Đoàn Thị Linh Chi
9 tháng 5 2016 lúc 18:45

- Cảnh con hổ ở trong vườn Bách thú : Tâm trạng căm hờn, uất hận, chán ghét, cay đắng, mất tự do, cảnh vật tầm thường, giả dối

mk chỉ biết z thui àh, nếu thiếu sót thì m.n bổ sung típ nha :)hihi

Bình luận (0)
Phan Trang
31 tháng 1 2017 lúc 21:57

Chán ghét cuộc sống thực tại

Nuối tiếc những quá khứ vàng son, oanh liệt

Bình luận (0)
Khánh Chi Trần
Xem chi tiết
nguyen hoang long
Xem chi tiết
Dark_Hole
11 tháng 3 2022 lúc 19:55

A

Bình luận (0)
『ʏɪɴɢʏᴜᴇ』
11 tháng 3 2022 lúc 19:55

A

Bình luận (0)
Lê Michael
11 tháng 3 2022 lúc 19:55
Bình luận (0)
Trà My
Xem chi tiết
duy nguyễn nhất
Xem chi tiết
ღ๖ۣۜBĭη➻²ƙ⁸ღ
18 tháng 3 2022 lúc 20:47

Câu 4: D

Câu 5: B

Bình luận (0)
Night___
18 tháng 3 2022 lúc 20:47

D

B

Bình luận (0)

D và B

Bình luận (0)