Đinh Hoàng Yến Nhi
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.(Lỗ Tấn, Cố hương)Việc tác giả so sánh hi vọng với con đường có hàm ý gì? A. Hi vọng cũng lâu dài và gian khó như những con đường trên mặt đất. B. Hi vọng không có thực cũng như trên mặt đất vốn không có đường. C. Hi vọng không dễ dàng và tự nhiên mà có, nhưng nế...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 11 2017 lúc 15:18

Chọn đáp án: B

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 12 2017 lúc 7:34

Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa biết thực hư thế nào, nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được

Bình luận (0)
Nguyễn Duy Khang
Xem chi tiết
👉Vigilant Yaksha👈
4 tháng 1 2021 lúc 11:33

Anh tham khảo

Truyện ngắn “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn là một câu chuyện nhiều xúc động được tác giả viết nhân một chuyến về thăm lại quê hương sau hơn 20 năm xa cách. Khi trở lại nơi đã từng sinh ra ông, nơi chôn rau, cắt rốn tác giả vô cùng xúc động khi quê hương ông đã có vài thứ thay đổi dù không nhiều lắm. Nhưng ông cũng nhận ra rằng cái thay đổi đó chỉ là hình dáng bên ngoài mà thôi, còn bản chất những con người sống ở nơi đây thì không hề thay đổi mà thậm chí còn ngày càng nghèo nàn, lạc hậu, lạc hậu tới mức trở nên ấu trĩ, mụ mị cả người.

Truyện ngắn kết thúc bằng một câu nói vô cùng sâu sắc và để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc “Trên đời này làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

Con đường mà tác giả nói tới trong câu chuyện về quê hương của mình thực ra chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, nó như là một suy nghĩ mới, cách sống mới, như ngọn đuốc của nền văn minh nhằm khai sáng văn hóa, xóa đi thói ấu trĩ, mụ mị của những con người ở vùng quê lạc hậu.

Tác giả mong ước sẽ có một con đường như thế, con đường tư tưởng. Nó xuất hiện trong suy nghĩ, hy vọng của tác về tương lai mới, mang đến cuộc sống mới cho những đứa trẻ như bé Thủy Sinh những đứa trẻ ngây thơ, vô tội nhưng phải chịu một cuộc sống khốn khổ, lam lũ do những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ cứ bám víu lấy đời cha mẹ chúng, rồi đến đời bọn chúng, kiến cho cái nghèo cái khổ cứ bám lấy đeo đẳng không dứt.Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi.Con đường là tác giả mơ ước chính là con đường của sự văn minh, hạnh phúc, muốn có con đường này thì chính những con người nơi đây phải tự xây dựng cho mình, phải thay đổi suy nghĩ của mình, tạo thành lối suy nghĩ mới rồi dần dần thành suy nghĩ chính thống ăn sâu bám rễ, giống như việc hình thành một con đường. Khi xưa trái đất chỉ toàn là rừng núi, hoang vu chưa có những con đường nhưng khi con người phát triển thì họ đã hình thành những con đường đi cho riêng mình sao cho thuận tiện, phục vụ lợi ích sinh hoạt giao lưu, thông thường của con người.

“Trên đời vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Ông đã khẳng định một chân lý rằng cái gì cũng có thể làm được, có thể thay đổi hình thành chỉ cần con người ta có ý chí muốn thay đổi, muốn phát triển, thì nhất định sẽ thành công.

Câu nói này cũng khẳng định lòng tin của tác giả vào một sự đổi mới nào đó sẽ đến với quê hương của ông. Lỗ Tấn tin tưởng rằng con đường văn hóa, văn minh con đường tri thức hạnh phúc đó sẽ xuất hiện, để những người dân nơi quê hương của ông thoát khỏi lạc hậu, nghèo nàn, u mê. Chính sự nghèo nàn, u mê đã khiến cho những người dân quê hương ông trở nên xấu xí, tham lam như hình ảnh nàng “Tây Thi đậu phụ” mà tác giả miêu tả. Một người phụ nữ tham lam, tay nhanh có tính tắt mắt, tham lam, thường hay đồ của nhà người khác chạy về nhà mình mà không biết ngại như việc bà này giật lấy đôi tất mà mẹ tác giả dắt ở cạp quần chạy về nhà, hay vài ba cái chén, đôi đũa được bà ta thì thấy trong đống tro rồi cũng tiện tay mang về nhà…Sự nghèo khó, lạc hậu đã khiến cho hình ảnh người đàn bà này trở nên vô cùng tham lam, xấu tính.

Hình ảnh người bạn thân thời thơ ấu của tác giả như Nhuận Thổ cũng vậy, một cậu bé đã từng vô cùng thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng nay thì lụ khụ như ông già, con cái thì nheo nhóc, đẻ nhiều mà không nuôi được chúng nó cho tử tế, nên đã nghèo khổ lại càng nghèo khổ hơn.

Hình ảnh con đường mà tác giả nhắc tới cuối câu chuyện chỉ là một hình ảnh thoáng qua nhưng nó lại có vô vàn ý nghĩa. Nó mở ra một chân trời mới cho những con người ở vùng quê nghèo, lạc hậu và cũng để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ khó quên

Bình luận (2)
mỹ trinh Bùi thị
Xem chi tiết
Ngọc Quỳnh
6 tháng 11 2021 lúc 18:41

         Cuộc sống không phải lúc nào cũng toàn là màu hồng. Bởi vậy, con người ta phải tự mình trải qua mọi gian khó để vượt lên hoàn cảnh. Nhưng nếu có người soi đường chỉ lối, hướng dẫn ta thì điều đó lại hoàn toàn dễ dàng, chúng ta chỉ cần tuân theo là có thể chiến thắng. Bàn về điều này, nhà văn Lỗ Tấn có viết:''Cũng như con đường.....thành đường thôi''. Đối với thế hệ học sinh hiện nay, liệu con đường đi trên mặt đất có dễ dàng, suôn sẻ?

       Ý kiến trên gợi cho ta nhiều suy ngẫm. Trước hết, ta hiểu''con đường'' ở đây mang ý nghĩa tả thức, chỉ đường đi trên mặt đất nhưng được dùng theo phương thức ẩn dụ cho con đường đời, là hướng đi, là lí tưởng, cách sống, nói rộng ra là con đường đời của mỗi người. '' Kì thực....có đường'' nghĩa là con đường không tự nhiên có mà là do nhiều người đi mãi, đi nhiều mà thành. ''Ngta đi mãi....thôi'' tức là lối đi cũ, cách làm cũ, hoàn toàn dễ dàng, quen thuộc, có nhiều người thực hiện. Như vậy, bằng cách nói hình ảnh, ý kiến đã gợi 1 lựa chọn, 1 cách thức để làm nên thành công trong cuộc đời con người, đó là lối đi có sẵn, có nhiều thuận lợi trong cuộc đời.

        Lối đi đã được người ta đi mãi thành đường là lối đi an toàn, thuận lợi vì đã có người đi trước, có thể rút kinh nghiệm để thành công đến đích sớm. Tuy nhiên sẽ 0 có nhiều cơ hội để tìm ra cái mới, 0 có cơ hội để chinh phục và khám phá mọi khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy chúng ta cần biết tận dụng cái lợi của con đường đó nhưng không nên hoàn toàn lệ thuộc, ỷ lại vào những người đi trước.

         Trong c/s, kk, thử thách là điều 0 thể tránh khỏi nên cần có những con ng dám dấn thân, dũng cảm, xung kích, tiên phong đi đầu nhưng để có thành công dễ dàng thì cũng cần biết kế thừa kinh nghiệm của người đi trước và phát huy khả năng khám phá, sáng tạo của bản thân. 

           Với danh nghĩa là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi tự cảm thấy con đường đi đến thành công trog học tập chỉ suôn sẻ, dễ dàng như con đường trên mặt đất đối với những ng chặm chỉ, biết tự khám phá, sáng tạo, tự tìm cho mình cách học, cách làm theo cách riêng, để lại dấu ấn riêng trong lòng mọi người. 

            Ngược lại, nếu học sinh chúng ta không biết dấn thân, không có khả năng tìm tòi, phát huy mà chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào người khác thì chắc chắn không thể thành công như mong đợi. Bill Gates từng nói: ''Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời''. Chính vì vậy, mỗi học sinh luôn phải cố gắng rèn luyện, phát huy tối đa năng lực thực sự của bản thân để tự mình làm nên thành công rực rỡ bởi người khác chỉ là người hướng dẫn, không nên ỷ lại vào họ bởi thành công là của riêng mình.

          Từ việc đọc và hiểu ý kiến trên, mỗi chúng ta cần sáng suốt lựa chọn lối đi để làm nên thành công cho chính mình, biết kế thừa kinh nghiệm của ng khác, phát huy khả năng của bản thân.  Đồng thời phê phán những người thiếu niềm tin, bản lĩnh, 0 có động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại.

          Tóm lại, ý kiến của nhà văn Lỗ Tấn là một lời khuyên đúng đắn, mỗi học sinh chúng ta cần phải có mục tiêu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Nếu trên đường đi gặp con đường bằng phẳng, thuận lợi thì là điều may mắn nhưng nếu không có thì chúng ta cũng sẽ tự vạch ra lối đi cho riêng mình, làm nên thành công cho riêng mình.

 

 

Bình luận (0)
Ánh Vũ Ngọc
Xem chi tiết
Thời Sênh
29 tháng 7 2018 lúc 6:49

Tìm hàm ý trong câu văn của nhà thơ Lỗ Tấn qua việc ông so sánh "Hy vọng" với "Con đường" trong đoạn văn sau:

" Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất: kf thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.

= > Tuy hy vọng chưa thể nói là thực hay hư nhưng nếu cố gắng sẽ đạt được

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
8 tháng 8 2017 lúc 4:10

Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, với các tác phẩm lớn như: Nhật kí người điên, AQ chính truyện,… Câu văn: “kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi…” trong tác phẩm “Cố hương”. Đây là một truyện ngắn hay và xúc động. Nó man mác một tình quê vơi đầy. Nó ghi lại một cách chân thực, cảm động ký ức tuổi thơ; phản ánh số phận những con người quê hương với bao nỗi buồn thương và hi vọng

Đáp án cần chọn là: A

Bình luận (0)
Bàn Thị Thảo Anh
6 tháng 4 lúc 7:06

A

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Hoàng Quỳnh Ngọc
29 tháng 12 2016 lúc 16:41

Hi vọng mơ ước tin tưởng vào tương lai tươi sáng của nhân vật Tôi, để thế hệ con cháu như Thuỷ Sinh và Hoàng sẽ được hưởng một cuộc sống hạnh phúc hơn. Hình ảnh con đường mang nghĩa thực, đường đi ko tự nhiên mà có, do nhiều người đi lại sẽ tạo nên. Con đường là hình ảnh đi đén tương lai,hạnh phúc,tự do,tươi sáng cũng ko tự nhiên mà có. Tất cả những điều ấy con người phải tự thân vận động, tự mình tạo ra phải thay đổi cái cũ kĩ lạc hậu vươn tơi những ước mơ hi vọng luôn như thế. Bản thân mỗi người phải ko ngừng luôn hi vọng và quyết tâm thức hiện những ước mơ cho bằng đc. Con đường là hình ảnh ẩn dụ,mang ý nghĩa triết lí sâu sắc, hình ảnh đi tới tương lai mới,tự do,bình đẳng, hạnh phúc. Vì vậy chúng ta phải cố gắng lỗ lực phấn đấu theo đuổi ước mơ của mình đến cùng, chỉ có như vậy chúng ta mới rèn luyện được bản thâ và trưởng thành hơn đc.

#chucbanlambaitotnhe#

Bình luận (0)
Đặng Nguyễn Thanh Trúc
Xem chi tiết
minh nguyet
31 tháng 3 2022 lúc 20:48

Em tham khảo ở đây:

Nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định:"Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường.Người ta đi mãi thì thành đường thôi" Nhà thơ Robert Frost lại viết:"Trong rừng có nhi

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 4 2019 lúc 13:04

Đáp án B

Bình luận (0)