bạn nào giúp mik cái bài tập 2 sách giáo khoa ngữ văn trang 219 (bảng phân tích nhận vật Nhuận Thổ). Gíup mik nhanh nhé mai mik nộp bài r
bạn nào giúp mik cái bài tập 2 sách giáo khoa ngữ văn trang 219 (bảng phân tích nhận vật Nhuận Thổ). Gíup mik nhanh nhé mai mik nộp bài r
Nhà văn Lỗ Tấn sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh đối lập tương phản để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ. Khi còn nhỏ Nhuận Thổ là một cậu bé khoẻ mạnh, lanh lợi khuôn mặt tròn trĩnh nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tẹo, cổ đeo vòng bạc, biết nhiều trò vui bẫy chim, canh tra, đâm dưa là một tiểu anh hùng trong mắt nhân vật tôi. Sau nhiều năm xa cách Nhuận Thổ là một cố nông già nua, đông con, nghèo khó, nước da bánh mật trước kia giờ trở thành vàng sạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm, đội một chiếc mũ lông chiên bé tẹo, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người có ro cúm rúm, bàn tay vừa thô kệch vừa nặng nề nứt nẻ như vỏ thông. Sự thay đổi của Nhận Thổ cũng như các nhân vật như lời phê phán trách móc xã hội Trung Hoa thối nát lúc bấy giờ của tác giả
tóm tắt truyện ngắn cố hương
Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống. Nhân vật tôi đau xót nhạn ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự tàn tạ, đần độn của Nhuận Thổ, người bạn thân thiết của “tôi” thời thơ ấu. Từ đó, người kể chuyện đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Từ đó, ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng.
Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.
Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống. Nhân vật tôi đau xót nhạn ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự tàn tạ, đần độn của Nhuận Thổ, người bạn thân thiết của “tôi” thời thơ ấu. Từ đó, người kể chuyện đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Từ đó, ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng.
Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.
Nhân vật tôi trở về thăm quê sau 20 năm, ngậm ngùi xót xa trước cảnh làng quê tiêu điều hoang vắng, lại thêm sự chứng kiến của người dân quê nhất là gặp lại người bạn củ Nhận Thổ thuở nhỏ càng làm cho nhân vạt tôi cảm thấy xót xa day dứt khi ròi bỏ làng quê đưa cả gia đình đi sinh sống nơi khác. nhân vật tôi chỉ còn biết gửi gắm những ước mơ, khát vọng vào thế hệ trẻ mai sau của họ hàng. mong họ sẻ sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tóm tắt văn bản Cố Hương
Truyện kể lại chuyến về quê cuối cùng của nhân vật tôi sau 20 năm xa cách để dọn nhà đến nơ khác làm ăn sinh sống. Về quê, nhân vật tôi đau xót nhận ra sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là sự thay đổi của những con người nơi đây. Người bạn thơ ấu Nhuận Thổ lúc nhỏ vốn là người tinh nghịch, vui vẻ giờ trở nên đần động, mụ mẫm, sống chịu trong cảnh khốn cùng. Còn thím Hai Dương nàng Tây Thi đậu phụ giờ trở nên tham lam tìm mọi cách để vơ vét của cải. Từ những thay đổi của làng quê cũng như con người nơi đây nhân vật tôi đã khơi dậy những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa thối nát lúc bấy giờ. Rời quê hương với tâm trạng buồn bã nhân vật tôi suy nghĩ và hy vọng về thế hệ con cháu của mình, về những người nông dân của một xã hội đi lên
Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống. Nhân vật tôi đau xót nhạn ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự tàn tạ, đần độn của Nhuận Thổ, người bạn thân thiết của “tôi” thời thơ ấu. Từ đó, người kể chuyện đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Từ đó, ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng.
Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.
Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật người kể chuyện (tôi) để dọn nhà đi nơi khác làm ăn sinh sống. Nhân vật tôi đau xót nhạn ra những thay đổi ghê gớm của làng quê, đặc biệt là sự tàn tạ, đần độn của Nhuận Thổ, người bạn thân thiết của “tôi” thời thơ ấu. Từ đó, người kể chuyện đã lật xới lên những vấn đề bức xúc của xã hội Trung Hoa trì trệ lúc bấy giờ. Từ đó, ông chỉ cho mọi người thấy xã hội phân chia giai cấp là do con người tạo ra. Để không còn thảm cảnh ấy nữa nhất thiết phải xây dựng một xã hội mới, trong đó con người với con người là bình đẳng.
Khi cùng gia đình tạm biệt làng quê cũ, nhân vật tôi hi vọng mọi người sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.
Trong truyện "Cố Hương", Lỗ Tấn có viết: "Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi". Em hãy cảm nhận về câu ấy bằng 1 đoạn văn.
Anh tham khảo
Truyện ngắn “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn là một câu chuyện nhiều xúc động được tác giả viết nhân một chuyến về thăm lại quê hương sau hơn 20 năm xa cách. Khi trở lại nơi đã từng sinh ra ông, nơi chôn rau, cắt rốn tác giả vô cùng xúc động khi quê hương ông đã có vài thứ thay đổi dù không nhiều lắm. Nhưng ông cũng nhận ra rằng cái thay đổi đó chỉ là hình dáng bên ngoài mà thôi, còn bản chất những con người sống ở nơi đây thì không hề thay đổi mà thậm chí còn ngày càng nghèo nàn, lạc hậu, lạc hậu tới mức trở nên ấu trĩ, mụ mị cả người.
Truyện ngắn kết thúc bằng một câu nói vô cùng sâu sắc và để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc “Trên đời này làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
Con đường mà tác giả nói tới trong câu chuyện về quê hương của mình thực ra chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, nó như là một suy nghĩ mới, cách sống mới, như ngọn đuốc của nền văn minh nhằm khai sáng văn hóa, xóa đi thói ấu trĩ, mụ mị của những con người ở vùng quê lạc hậu.
Tác giả mong ước sẽ có một con đường như thế, con đường tư tưởng. Nó xuất hiện trong suy nghĩ, hy vọng của tác về tương lai mới, mang đến cuộc sống mới cho những đứa trẻ như bé Thủy Sinh những đứa trẻ ngây thơ, vô tội nhưng phải chịu một cuộc sống khốn khổ, lam lũ do những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ cứ bám víu lấy đời cha mẹ chúng, rồi đến đời bọn chúng, kiến cho cái nghèo cái khổ cứ bám lấy đeo đẳng không dứt.Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi.Con đường là tác giả mơ ước chính là con đường của sự văn minh, hạnh phúc, muốn có con đường này thì chính những con người nơi đây phải tự xây dựng cho mình, phải thay đổi suy nghĩ của mình, tạo thành lối suy nghĩ mới rồi dần dần thành suy nghĩ chính thống ăn sâu bám rễ, giống như việc hình thành một con đường. Khi xưa trái đất chỉ toàn là rừng núi, hoang vu chưa có những con đường nhưng khi con người phát triển thì họ đã hình thành những con đường đi cho riêng mình sao cho thuận tiện, phục vụ lợi ích sinh hoạt giao lưu, thông thường của con người.
“Trên đời vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Ông đã khẳng định một chân lý rằng cái gì cũng có thể làm được, có thể thay đổi hình thành chỉ cần con người ta có ý chí muốn thay đổi, muốn phát triển, thì nhất định sẽ thành công.
Câu nói này cũng khẳng định lòng tin của tác giả vào một sự đổi mới nào đó sẽ đến với quê hương của ông. Lỗ Tấn tin tưởng rằng con đường văn hóa, văn minh con đường tri thức hạnh phúc đó sẽ xuất hiện, để những người dân nơi quê hương của ông thoát khỏi lạc hậu, nghèo nàn, u mê. Chính sự nghèo nàn, u mê đã khiến cho những người dân quê hương ông trở nên xấu xí, tham lam như hình ảnh nàng “Tây Thi đậu phụ” mà tác giả miêu tả. Một người phụ nữ tham lam, tay nhanh có tính tắt mắt, tham lam, thường hay đồ của nhà người khác chạy về nhà mình mà không biết ngại như việc bà này giật lấy đôi tất mà mẹ tác giả dắt ở cạp quần chạy về nhà, hay vài ba cái chén, đôi đũa được bà ta thì thấy trong đống tro rồi cũng tiện tay mang về nhà…Sự nghèo khó, lạc hậu đã khiến cho hình ảnh người đàn bà này trở nên vô cùng tham lam, xấu tính.
Hình ảnh người bạn thân thời thơ ấu của tác giả như Nhuận Thổ cũng vậy, một cậu bé đã từng vô cùng thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng nay thì lụ khụ như ông già, con cái thì nheo nhóc, đẻ nhiều mà không nuôi được chúng nó cho tử tế, nên đã nghèo khổ lại càng nghèo khổ hơn.
Hình ảnh con đường mà tác giả nhắc tới cuối câu chuyện chỉ là một hình ảnh thoáng qua nhưng nó lại có vô vàn ý nghĩa. Nó mở ra một chân trời mới cho những con người ở vùng quê nghèo, lạc hậu và cũng để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ khó quên
Từ hình ảnh anh thanh niên trong văn bản lặng lẽ sa pa hãy viết khoảng 7-10câu trình bày suy nghĩ của em về quan điểm sống đúng đắn của thanh niên thời nay
Đề: Viết một đoạn văn( khoảng 70 từ) nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau: " Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sống đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căn buồm với gió khơi
Em tham khảo (Em có thể lọc các ý, ý nào không cần thiết có thể bỏ nhé!)
Thời điểm mà tác giả miêu tả đoàn thuyền chính là lúc hoàng hôn. Không gian đẹp đẽ kia cũng chỉ trong chốc lát mà thôi mà tiếp theo đó chính là màn đêm bao phủ giữa khoảng cách không gian rất tài tình , "sóng đã cài then, đêm sập cửa" thể hiện sự dứt khoát khi chuyển giao giữa hoàng hôn và đêm đen. Ngoài ra tác giả còn rất tinh tế khi tạo ra sự đối lập giữa thiên nhiên và con người qua câu thơ. Khi mà cả đất trời đã chìm vào giấc ngủ, nghỉ ngơi và thư giãn thì những người dân lao động lại phải ra khơi, bắt đầu cho cuộc lao động miệt mài. Nhưng không chỉ thế, trong câu "đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi", từ "lại" đã thể hiện một cách rất rõ nét rằng đây không phải là lần đầu tiên đi đánh cá mà đây là một việc thường xuyên và đã được lặp đi, lặp lại một cách đều đặn, thường xuyên không phải của con thuyền mà là cả đoàn thuyền. Mà qua đó, ta có thể thấy được tinh thần đoàn kết, phấn khởi lao động, khí thể khẩn trương của người dân làng chài và tinh thần ấy cũng được thể hiện qua những câu hát khỏe khoắn, những câu hát mà dường như có thể hòa vào trong gió, thổi căng cánh buồm đẩy con thuyền thẳng tiến ra khơi...
So sánh hình ảnh thủy sinh trong quá khứ và hiện tại nêu lý do " Cố Hương "
Con kiểm tra lại đề bài nhé! Tác giả chỉ đề cập đến hình ảnh Nhuận Thổ, chị Hai Dương trong quá khứ và hiện tại, hoặc có nhắc đến hình ảnh Thuỷ Sinh nhưng là để đối chiếu giữa thế hệ đi trước (Nhuận Thổ) với thế hệ hiện tại (Thuỷ Sinh) khi cùng độ tuổi.
Con tham khảo phần so sánh hình ảnh Nhuận Thổ trong quá khứ và hiện tại nhé:
Trong kí ức của nhân vật “tôi”, Nhuận Thổ ba mươi năm về trước còn là một chú bé 10 tuổi khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên,... cổ đeo vòng bạc sáng loáng...
Nhuận Thổ lúc nhỏ là một chú bé nhanh nhẹn, hoạt bát, am hiểu cuộc sống, thời tiết, cảnh vật ruộng đồng nơi miền biển.
Nhưng thời gian đã làm con người thay đổi, Nhuận Thổ trở thành người khắc khổ ù lì, không phải là Nhuận Thổ của những năm về trước. Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm... đội cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một cái áo bông mỏng dính, người “co ro cúm rúm”.
Nhuận Thổ trước đây chỉ “bẽn lẽn” vì đến nơi lạ thì nay trở nên sợ sệt; bàn tay “hồng hào, lanh lẹn, mập mạp cứng rắn” ngày xưa trở thành “nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông” và dáng vẻ thì khắc khổ, ù lì “như một pho tượng đá”.
Nguyên nhân gây ra nỗi khổ và sự thay đổi của Nhuận Thổ không chỉ là con đông, mùa mất mà còn là thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đầy đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi.
Hình ảnh Nhuận Thổ của hiện tại là hình ảnh của một người nông dân bị bần cùng hoá, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực nên biến dạng cả về hình dáng bên ngoài lẫn tính cách bên trong. Nhuận Thổ là hình ảnh tiêu biểu cho con người nơi miền quê xơ xác với trăm nỗi khổ đè nặng.
Thật đau xót hơn khi nhân vật nhận ra được nỗi khổ nhưng lại không nói ra được hết “nỗi khổ của mình”.
Gặp nhân vật “tôi”, Nhuận Thổ “vừa hớn hở vừa thê lương”, không nói ra lời “môi mấp máy, nhưng không nói ra tiếng” rồi “cung kính” bằng hai tiếng “bẩm ông”. Nhân vật tôi “điếng người” trước cách xưng hô của ngươi bạn thuở nhỏ và nhận ra “một bức tường khá dày ngăn cách” giữa hai người, ở đây địa vị xã hội đã ngăn cách con người, vì tôn ti trật tự của nó đã không cho phép con người sống như mình vốn có.
Phải chăng, Nhuận Thổ đã sống lâu trong nỗi khổ, đã bị các thế lực quan lại, cường hào đầy đoạ đến nỗi sự sợ sệt, khúm núm trở thành bản tính. Nỗi khổ của Nhuận Thổ còn nằm ở gánh nặng tinh thần, ở sự mê tín và quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp.
Tìm hàm ý trong câu văn của nhà thơ Lỗ Tấn qua việc ông so sánh "Hy vọng" với "Con đường" trong đoạn văn sau:
" Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất: kf thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
< Trích Cố Hương >
Tìm hàm ý trong câu văn của nhà thơ Lỗ Tấn qua việc ông so sánh "Hy vọng" với "Con đường" trong đoạn văn sau:
" Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất: kf thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
= > Tuy hy vọng chưa thể nói là thực hay hư nhưng nếu cố gắng sẽ đạt được