Phát triển các loại hình giao thông vận tải sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi yếu tố nào?
A. Thay đổi các cơ sở kinh tế
B. Thay đổi phân bố các điểm dân cư
C. Thay đổi phân bố sản xuất
D. Các ý trên đúng
Nhân tố kt-xh nào sau đây ít ảnh hưởng nhất đến sự phát triển và phân bố của ngành GTVT A. Sự dân cư và các loại hình quần cư. B. Sự thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế. C. Sự phát triển, phân bố của ngành kinh tế quốc dân D. Việc phát triển công nghiệp của địa phương
Ai trl câu này giúp em với ạaaaaa. Chiều em thi r mà thấy phân vân đáp án quá:(((
sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải
Hãy tìm ví dụ chứng minh rằng những tiến bộ, của ngành vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.
- Những tiến bộ cùa giao thông vận tải làm cho tốc độ vận tải người và hàng hóa tăng lên, chi phí thời gian cho vận chuyển giảm xuống, đồng thời làm cho các chi phí vận chuyến giảm đáng kể, trong khi mức độ tiện nghi, an toàn tăng lên. Vì vậy, các cơ sở sản xuất đạt tại các vị trí gần các tuyến vận tải lên, các đầu mối giao thông vận tải cũng đồng nghĩa là gần nguồn nguyên liệu và gần nơi tiêu thụ. Việc giảm đáng kể chi phí vận tải ở nhiều nước đã có ảnh hưởng sâu sắc tới bức tranh phân bố của nhiều ngành sản xuất, nhất là các ngành đòi hỏi nhiều chi phí vận tải trong cơ cấu giá thành sản phẩm.
- Do sự tiến bộ của giao thông vận tải, nên dân cư không cần tập trung nơi công sở (nơi họ làm việc.) hay gần các trung tâm thành phố, nơi cung cấp các dịch vụ đa dạng. Họ có thể ở xa hơn tại các vùng ngoại thành, cách xa nơi làm việc hàng chục km mà vẫn đi về hàng ngày. Chính điều này làm cho các thành phố lớn có thể phát triển rộng trên không gian và phát triển nhanh. Còn ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, cũng nhờ có giao thông vận tải mà có thể di dân với quy mô lớn đến khai khẩn tài nguyên...
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ ko khí. Sự phân bố số lượng mưa trên TD
Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào các nhân tố sau:
- Vĩ độ: không khí ở vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao
-Ở tầng đối lưu của lớp vỏ khí, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên 100m giảm 0,6 độ C
- Vị trí gần hay xa biển: những nơi nằm gần biển không khí mát mẻ ấm áp hơn.
học tốt nha
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí :
+ Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
*Sựphân bố lượng mưa trên trái đất thường không đều, có nơi mưa rất nhiều, có nơi mưa rất ít. Điều này là do sự chi phố của những nguyên nhân như:
- Địa hình: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít, địa hình song song với hướng gió cũng rất ít mưa ...
- Khí áp:Khí áp hình thành trong lục địa gây ra thời tiết khô hạn, không mưa. khí áp hình thành trên biển chủ yếu là áp tháp thì có mưa , có khi là bão hoặc lốc. ..
- Bề mặt đệm: tại khu vực gân biển thường có lượng ẩm lớn hơn, mưa nhiều hơn khu vực nằm sâu trong lục địa, hoang mạc...
Ngoài ra còn do sự chi phối của các yếu tố khác như: dòng biển nóng, dòng biển lạnh...
Xét các yếu tố sau đây:
I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể .
III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.
IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:
A. I và II.
B. I, II và III.
C. I, II và IV.
D. I, II, III và IV
Dựa vào hình 8.6, hình 8.7, bảng 8.2 thông tin trong bài hãy:
- Trình bày đặc điểm xã hội của khu vực Mỹ Latinh.
- Nhận xét về sự thay đổi các chỉ tiêu xã hội của khu vực Mỹ Latinh.
- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế xã hội khu vực Mỹ Latinh.
Tham khảo!
- Đặc điểm xã hội khu vực Mỹ Latinh.
+ Chất lượng cuộc sống của người dân khu vực Mỹ Latinh đã được cải thiện.
+ Văn hóa của khu vực Mỹ Latinh rất độc đáo, đa dạng và có sức hấp dẫn cao, do có sự kết hợp của nhiều nền văn hóa trên thế giới và văn hóa bản địa.
+ Một số quốc gia khu vực Mỹ Latinh vẫn còn các vấn đề cần giải quyết như: chênh lệch mức sống, khoảng cách giàu nghèo….
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam (%)
a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi. Sự thay đổi cơ cấu theo độ tuổi có ảnh hưởng gì đến việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính ở nước ta.
a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi
* Nhận xét
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm từ 42,5% (năm 1979) xuống còn 39,0% (năm 1989) và 33,5% (năm 1999).
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi ngày càng tăng từ 50,4% (năm 1979) lên 53,8% (năm 1989) và đạt 58,4% (năm 1999).
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên cũng ngày càng tăng từ 7,1% (năm 1979) lên 7,2% (năm 1989) và đạt 8,1% (năm 1999).
Kết luận: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.
* Nguyên nhân
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm do tỉ lệ sinh giảm, nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao.
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi tăng là do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng do chất lượng cuộc sống được cải thiện, cùng với sự tiến bộ của ngành y tế đã làm giảm tỉ lệ tử, tuổi thọ trung bình tăng.
* Ảnh hưởng
- Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, giảm gánh nặng dân số. Tuy nhiên, tỉ lệ dân số phụ thuộc ở nước ta vẫn còn cao nên các vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá,... cũng cần được quan tâm giải quyết.
- Cơ cấu dân số trẻ nên có lực lượng lao động dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao, nguồn dự trữ lao động lớn.
- Sự gia tăng nguồn lao động gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.
b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính
- Ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi: tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.
- Ở nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên: tỉ lệ nam ít hơn nữ.
- Tỉ lệ giới tính nước ta luôn có sự mất cân đối và đang tiến tới cân bằng hơn.
+ Tỉ lệ nữ nhìn chung cao hơn tỉ lệ nam. Năm 1979, tỉ lệ nam: 48,5%, tỉ lệ nữ: 51,5%; năm 1999, tỉ lệ nam: 49,2%, tỉ lệ nữ: 50,8%.
+ Tỉ lệ nam giới có xu hướng ngày càng tăng, tỉ lệ nữ giảm (dẫn chứng).
Trình bày tình hình phân bố dân tộc Việt (Kinh) và các dân tộc ít người nước ta. Hiện nay sự phân bố các dân tộc có gì thay đổi?
a) Tình hình phân bố dân tộc Việt (Kinh) và các dân tộc ít người ở nước ta
* Dân tộc Việt (Kinh)
Người Việt phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.
* Các dân tộc ít người: phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cá. Người Dao sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 - 1.000 m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
- Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc cư trú thành từng vùng khá rõ rệt, người Ê-dê Đắk Lắk, Gia-rai ở Kon Turn và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng,...
- Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh.
* Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi.
- Một số dân tộc ít người từ miền Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên.
- Một số dân tộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly, Sơn La sống hòa nhập với các dân tộc khác tại các địa bàn tái định cư.
- Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng cao, môi trường được cải thiện.
Câu 4: Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam:
A. Theo sự thay đổi của mạng lưới sông ngòi.
B. Theo sự thay đổi của sự phân bố các loại đất.
C. Theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
D. Theo sự thay đổi của sự phân hóa địa hình
Câu 5: Đại bộ phận châu Âu có khí hậu:
A. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
B. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.
C. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.
D. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.
Câu 6: Các sông quan trọng ở châu Âu là:
A. Đa-nuyp, Rai-nơ và U-ran.
B. Đa-nuyp, Von-ga và U-ran.
C. Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.
D. Đa-nuyp, Von-ga và Đôn.
Câu 4: Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam:
A. Theo sự thay đổi của mạng lưới sông ngòi.
B. Theo sự thay đổi của sự phân bố các loại đất.
C. Theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
D. Theo sự thay đổi của sự phân hóa địa hình
Câu 5: Đại bộ phận châu Âu có khí hậu:
A. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
B. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.
C. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.
D. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.
Câu 6: Các sông quan trọng ở châu Âu là:
A. Đa-nuyp, Rai-nơ và U-ran.
B. Đa-nuyp, Von-ga và U-ran.
C. Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.
D. Đa-nuyp, Von-ga và Đôn.
Câu 4: Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam:
A. Theo sự thay đổi của mạng lưới sông ngòi.
B. Theo sự thay đổi của sự phân bố các loại đất.
C. Theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
D. Theo sự thay đổi của sự phân hóa địa hình
Câu 5: Đại bộ phận châu Âu có khí hậu:
A. Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
B. Ôn đới hải dương và ôn đới Địa Trung Hải.
C. Ôn đới Địa Trung Hải và ôn đới lục địa.
D. Ôn đới Địa Trung Hải và cận nhiệt đới.
Câu 6: Các sông quan trọng ở châu Âu là:
A. Đa-nuyp, Rai-nơ và U-ran.
B. Đa-nuyp, Von-ga và U-ran.
C. Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.
D. Đa-nuyp, Von-ga và Đôn.