kể một chi tiết trong truyện cổ tích khoảng 400 chữ có mở bài kết bài bằng lời văn của em
viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích.
Tham khảo
Trong những câu chuyện cổ tích đã được đọc, được nghe, em thích nhất là chuyện Thạch Sanh. Truyện kể về về một đôi vợ chồng già, sau bao năm tháng mong ngóng, cũng sinh được một người con là Thạch Sanh. Thế nhưng, hạnh phúc ngắn ngủi, Thạch Sanh sớm phải mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống cảnh tứ cố vô thân, trong túp lều rách nát dưới gốc đa. Cả gia tài của chàng chỉ là một chiếc rìu sắt. Sau này, chàng được thiên thần dạy cho nhiều phép biến hóa thần thông. Thấy Thạch Sanh chăm chỉ, hiền lành, Lý Thông lừa chàng về sống cùng để làm việc cho hắn. Vốn khao khát tình thân, Sanh đồng ý ngay. Nào ngờ, lại bị hắn lừa đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Chưa hết, khi Thạch Sanh tiêu diệt được kẻ ác, thì Lý Thông lại lừa chàng thêm lần nữa để cướp công. Nhờ vậy, Lý Thông được vua ban thưởng hậu hĩnh, còn Thạch Sanh thì lại trở về sống lầm lũi dưới gốc đa. Một lần đi hội, Thạch Sanh nhìn thấy con đại bàng tinh bắt cóc một người con gái. Vội đuổi theo giải cứu hết mình. Khi đang loay hoay, chàng gặp Lý Thông, và đề nghị cùng hắn phối hợp giải cứu công chúa. Ngờ đâu, sau khi cứu được công chúa, Lý Thông gian xảo lại lần nữa cướp công chàng, cho lấp cửa hang lại. Bị nhốt, Thạch Sanh vẫn không nản chí, chàng cố tìm lối ra ngoài, nhờ vậy mà cứu được con trai vua Thủy Tề đang bị nhốt. Sau lần đó, chàng nhận được một món quà là cây đàn thần kì. Hoạn nạn qua đi, vừa trở lại nhà, thì Thạch Sanh lại bị nhốt vào ngục tối, do hồn Chằn Tinh và đại bàng tinh hãm hại. Đau buồn, chàng lấy đàn ra và trút hết nỗi lòng mình. Tiếng đàn bay xa, bay vào cung cấm, giúp công chúa bị câm có thể nói lại được. Nhờ vậy, Thạch Sanh có cơ hội minh oan cho mình, còn mẹ con Lý Thông gian ác bị vạch mặt. Chàng có cho mẹ con chúng được về quê, nhưng giữa đường chúng bị sét đánh chết. Sau này, Thạch Sanh trở thành phò mã. Khi chư hầu mười tám nước đem quân sang đánh, chàng đã thông minh, dũng cảm dùng chiếc đàn thần và niêu cơm thần để đánh bại sĩ khí của kẻ địch. Giúp quân ta chiến thắng mà không có ai phải hi sinh. Thế là, dưới sự tin phục của bao người, Thạch Sanh lên ngôi vua. Câu chuyện cổ tích Thạch Sanh không chỉ hay và hấp dẫn. Mà nó còn ẩn chứa những bài học quý giá về cách sống, cách làm người.
viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích.
Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:
Một trong những câu truyện truyền thuyết làm em nhớ mãi đó là truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Tương truyền rằng vào đời Hùng Vương thứ 18,Vua Hùng có một người con gái tên là Mị Nương. Nàng công chúa này không những đẹp về ngoại hình mà còn rất nết na, thùy mị. Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng. Vì yêu thương con nên vua cha đã tổ chức cuộc thi kén rể, mong chọn được một chàng rể xứng đáng với Mị Nương. Có rất nhiều người tài giỏi từ mọi miền đổ về thành Phong Châu để tham gia cuộc thi.
Trong số đó, nổi bật hơn cả là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh sống ở núi Tản Viên, cao to lực lượng lưỡng, sức mạnh siêu phàm. Chàng có thể bốc từng dãy núi, chuyển từng quả đồi hay khiến cho những dãy núi quả đồi mọc lên theo điều khiển của chàng. Thủy Tinh đến từ vùng nước sâu thẳm,tài năng cũng không thua kém gì Sơn Tinh, chàng có thể hô mưa, gọi gió.Việc chọn lựa một trong hai chàng trai này không phải là điều dễ dàng đối với vua trong trường hợp này. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: “ Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước , ta sẽ cho cưới con gái ta”. Hai chàng trai tâu hỏi lễ vật bao gồm những gì, vua bảo: “ Lễ vật bao gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”.
Với tài năng đặc biệt của mình,Sơn Tinh dễ dàng chuẩn bị đầy đủ lễ vật cùng với đoàn tùy tùng đem sính lễ đến trước rước Mị Nương. Thủy Tinh đến sau, không rước được Mị Nương đồng thời nhận thấy sính lễ yêu cầu có phần dễ kiếm ở vùng núi nơi Sơn Tinh đang cư trú hơn là vùng biển nơi mình đang ở nên nổi giận đùng đùng. Thủy Tinh hô mưa gọi sấm, kêu cả rồng nước lên để đánh với Sơn Tinh. Nước ngập cả ruộng đồng nhà cửa, xóm làng và làm cả thành Phong Châu như đang nổi lềnh bềnh trên nước. Thế nhưng Sơn Tinh không hề sợ hãi hay nao núng, chàng bốc từng dãy đồi, chuyển từng quả núi và cùng nhân dân chống lại Thủy Tinh. Cả hai vị thần đều ngang tài ngang sức, không phân thắng bại, chỉ có thời gian là thử thách lớn nhất của hai người. Sau mấy tháng trời, Thủy Tinh đã kiệt sức nhưng Sơn Tinh sức vẫn vững vàng nên Thủy Tinh đành phải rút lui.
Từ đó, hằng năm vì muốn cướp lại Mị Nương và trả thù Sơn Tinh nên Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng kết cục năm nào cũng như nhau, Sơn Tinh đánh nhau kiệt sức nhưng vẫn thắng không nổi Sơn Tinh
Em rất thích đọc câu truyện này vì nó thể hiện ý chí kiên cường của người Việt Nam chống chọi với lũ lụt hằng năm. Truyện còn giải thích vì sao hằng năm lại có hiện tượng lũ lụt ở nước ta, đồng thời ca ngợi 18 đời các Vua Hùng dựng nước và giữ nước.
Tham khảo :
Tuổi thơ của chúng ta ai chẳng được nghe kể về những câu chuyện cổ tích thú vị và Thạch Sanh là một truyện rất hay mà em luôn nhớ rõ.
Chuyện kể về đôi vợ chồng già nhưng chưa có con, họ rất tốt bụng, hay giúp đỡ người khác. Thấy thương cảm Ngọc Hoàng phái Thái tử đầu thai làm con, gọi là Thạch Sanh. Hai vợ chồng tuổi cao sức yếu đã sớm qua đời chỉ còn Thạch Sanh vừa khôn lớn phải sống một mình cạnh gốc đa hành nghề kiếm củi.
Một hôm người hàng rượu Lý Thông thấy Thạch Sanh khỏe như voi nên đã gạ kết nghĩa anh em. Thạch Sanh cảm động, vui vẻ đồng ý.
Bấy giờ có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, chuyên ăn thịt người, mỗi năm phải cúng mạng người cho nó. Lần này đến lượt Lý Thông, hắn bèn lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ thay mình. Thạch Sanh thật thà nhận lời, đến đêm thì chằn tinh xuất hiện, bằng tài nghệ chàng dễ dàng hạ nó. Nó chết để lại một bộ cung tên bằng vàng. Chàng chặt đầu nó và nhặt bộ cung tên xách về. Lý Thông thấy vậy liền cướp công, nhà vua phong hắn chức Quận công.
Vua mở hội kén rể cho công chúa, đột nhiên nàng bị đại bàng bắt đi. Thạch Sanh thấy đại bàng quắt người bèn lấy cung bắn nó bị thương, lần theo vết màu tìm được hang ổ. Lý Thông lại tìm đến nhờ Thạch Sanh dẫn đường đi cứu công chúa. Khi cứu được người, hắn ta sai người lấp hang nhốt chàng hòng cướp công. Ở trong hang, chàng lại cứu được con vua Thủy Tề, nhà vua tặng cho cây đàn thần. Chàng lại trở về gốc đa.
Hồn chằn tinh và đại bàng báo thù Thạch Sanh bằng cách ăn cắp của cải mang đến gốc đa, chàng bị bắt vào ngục.
Công chúa từ khi về cung bỗng bị câm, không ai chữa khỏi được. Trong ngục tối Thạch Sanh lấy đàn ra gảy, công chúa lập tức khỏi bệnh. Chàng được minh oan, mẹ con Lý Thông được tha cho về quê làm ăn nhưng trên đường về bị sét đánh hóa thành thạch bọ hung.
Lễ cưới công chúa và Thạch Sanh diễn ra long trọng. Hoàng tử các nước chư hầu thấy thế rất tức giận đem quân đến đánh. Thạch Sanh mang đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước chư hầu. Thiết đãi cơm niêu thần ăn mãi không hết khiến người người cúi lạy. Về sau, nhà vua không có con trai đã nhường ngôi cho Thạch Sanh, chàng và công chúa sống hạnh phúc bên nhau.
Đây là một câu chuyện kết thúc có hậu, và nó còn dạy cho em bài học: ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo - một bài học mà ông cha muốn truyền cho con cháu sau này.
Tham khảo
Trong dân gian ta, những nhân vật thông minh, tài trí luôn được yêu thích hơn cả. Vì vậy, câu chuyện Em bé thông minh đã thu hút em ngay từ lần đọc đầu tiên.
Câu chuyện xoay quanh những lần giải đố nhanh trí của cậu bé thông minh. Lúc ấy, nhà vua cử người đi khắp cả nước để tìm người tài giúp nước. Thế là, viên quan đã gặp cậu bé đang cùng cha cày ruộng. Viên quan đưa ra một câu hỏi hóc búa là “Con trâu kia một ngày cày được bao nhiêu đường?”. Cậu bé lập tức đố ngược lại ông ta rằng “Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước?”. Điều đó khiến viên quan tin rằng cậu chính là nhân tài, vội về bẩm tấu cho đức vua.
Nghe báo, vua mừng lắm, nhưng chưa tin hẳn, nên quyết định thử thách cậu bé. Ông sai người ban cho làng cậu ba thúng xôi nếp, ba con trâu đực, yêu cầu phải nuôi làm sao có nghé con nộp lên. Nhận lời đố, cậu bé không hoang mang, mà mời dân làng đồ xôi, thịt trâu ăn uống. Sau đó lên kinh gặp vua. Đến đó, cậu khóc lóc um sùm đòi vua bảo bố sinh em trai cho mình. Hành động ấy khiến vua tin tưởng tài trí của cậu.
Lần thử thách tiếp, nhà yêu cầu cậu làm thịt một con chim sẻ để làm cỗ. Ngay lập tức, cậu bé đưa cho viên quan một cái kim, nhờ vua rèn kim thành dao để mổ thịt chim. Lần này, thì vua thực sự tin tưởng vào tài trí hơn người của cậu bé rồi.
Đúng lúc ấy, nước láng giềng sang nước ta dò thám xem có người tài hay không, bằng một câu đố siêu hóc búa: xâu sợi chỉ qua đường ruột của vỏ ốc. Điều này cả triều đình đều bó tay. Ấy thế mà cậu bé nghĩ ra cách giải ngay, lại còn hát lên thành ca khúc nữa. Thật là thông minh, thật là tài tình. Lần này, cả triều đình và sứ giả, ai cũng nể phục trí tuệ của cậu bé.
Qua những thử thách thú vị, câu chuyện Em bé thông minh vừa khẳng định được trí tuệ dân gian, lại vừa đem đến những tiếng cười giải trí, thú vị cho người đọc.
Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích.
Một truyện cổ tích mà tôi muốn kể lại là câu chuyện "Thạch Sanh" - một trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam nổi tiếng. Câu chuyện bắt đầu với một cậu bé tên là Thạch Sanh, người có tất cả những đặc điểm của một đứa trẻ nghèo khó: không có cha, mẹ bị bệnh, và phải sống với người bà già độc ác.
Một ngày nọ, Thạch Sanh đến thăm mộ của cha mình và đã gặp được một vị thần tàu. Thần tàu đã cho Thạch Sanh một quả cầu bạc, nói rằng nếu Thạch Sanh bóp nó, sẽ có bất cứ ai mà anh ta muốn hiện ra. Thạch Sanh đã vận dụng quả cầu này để đánh lừa bà già nuôi mình, và cuối cùng là đánh bại được kẻ thù lớn nhất của mình - vị quan tham.
Thạch Sanh đã sử dụng quả cầu để có được tình yêu của công chúa. Khi công chúa bị bệnh, Thạch Sanh đã sử dụng quả cầu để hiện ra một bác sĩ tài ba và chữa trị cho công chúa. Nhưng sau khi Thạch Sanh và công chúa kết hôn, vị hoàng đế đã hối lỗi và muốn khôi phục quyền lực của mình. Ông ta đã ra lệnh giết Thạch Sanh, và công chúa đã phải chứng minh rằng Thạch Sanh là một người đáng tin cậy và xứng đáng với sự sống của mình.
Cuối cùng, Thạch Sanh đã được tha thứ và công chúa đã được chứng nhận là người vợ của anh ta. Cả hai sống hạnh phúc với nhau và với những người mà họ yêu quý.
Câu chuyện "Thạch Sanh" đã mang đến cho người đọc rất nhiều bài học về sự can đảm, lòng trung thực và tình yêu thương. Những giá trị này đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, và câu chuyện vẫn luôn được trẻ em Việt Nam yêu thích. Nó là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa Việt Nam và là một phần của danh tiếng và tài sản văn hóa của đất nước.
Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權; 898–944) là một vị tướng và sau này là vua Việt Nam, là người sáng lập ra nhà Ngô. Năm 938 ông cầm quân đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.
Tiểu sửNgô Quyền sinh năm 898, mất năm 944 quê ở Đường Lâm, Ba Vì (Hà Nội ngày nay). Ông là con trai của quan mục Đường Lâm là Ngô Mân, sau trở thành bộ tướng và con rể của Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân Dương Đình Nghệ (931 - 937), được giao cai quản Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay).
Bối cảnh lịch sửTừ năm 907 ở Trung Hoa, nhà Đường mất, lần lượt nổi lên là các nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu tranh nhau làm vua. Mỗi nhà được mấy năm, gồm tất cả là 52 năm, gọi là đời Ngũ Quí hay là Ngũ đại.
Năm 911, Lưu Cung làm Nam Bình Vương do nhà Hậu Lương phong cho, kiêm chức Tiết độ sứ Quảng Châu và Tĩnh Hải, có ý để lấy lại Giao Châu. Được ít lâu nhân có việc bất bình với nhà Hậu Lương, Lưu Cung tự xưng đế, quốc hiệu là Đại Việt. Đến năm Đinh Sửu (917) cải quốc hiệu là Nam Hán.
Năm Quí Mùi (923)[1] Lưu Cung sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh bắt được Khúc Thừa Mỹ (khi đó chấp nhận làm Tiết độ sứ của nhà Hậu Lương tại Giao Châu mà không thần phục nhà Nam Hán), rồi sai Lý Tiến sang làm thứ sử cùng với Lý Khắc Chính giữ Giao Châu.
Năm Tân Mão (931) Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo ngày trước (cha của Khúc Thừa Mỹ) nổi lên, mộ quân đánh đuổi bọn Lý Khắc Chính và Lý Tiến đi, rồi tự xưng làm Tiết độ sứ. Được gần 7 năm, Dương Đình Nghệ bị nha tướng là Kiều Công Tiễn giết hại để cướp quyền.
Sự nghiệp
Lăng Ngô Quyền (Đường Lâm - Sơn Tây)
Trong thời gian cai quản Ái Châu, ông đã đem lại yên vui cho đất Ái Châu, tỏ rõ là người có tài đức.
Năm 938, ông tập hợp lực lượng hào kiệt trong nước tiến ra bắc, hạ thành Đại La, tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông chỉ huy trận Bạch Đằng nổi tiếng, đánh bại quân Nam Hán do Hoằng Thao (có sách viết là Hoằng Tháo) chỉ huy, giết chết Hoằng Thao.
Mùa xuân năm 939, ông xưng là Ngô Vương (tức là Tiền Ngô Vương), đóng đô ở Cổ Loa (thuộc thành phố Hà Nội ngày nay). Tuy chỉ xưng Vương nhưng ông có thể coi là người có công lớn trong việc giành được độc lập cho đất nước sau nghìn năm Bắc thuộc.
Năm 944, ông mất, thọ 47 tuổi. Sử sách gọi ông là Tiền Ngô Vương. Sách Thiền Uyển Tập Anh gọi ông là Ngô Thuận Đế, có lẽ chỉ là cách tôn lên vì đương thời ông chưa từng xưng đế.
Trận Bạch Đằng lịch sử:Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại. Ngô Quyền kéo quân ra thành Đại La tiêu diệt kẻ phản bội. Do lo sợ bị tiêu diệt, Kiều Công Tiễn đã cầu cứu nước Nam Hán. Vua Nam Hán lúc bấy giờ là Lưu Cung cho con trai là Hoằng Tháo kéo quân theo đường thủy sang giúp (thực chất là nhân cơ hội chiếm lấy Giao Châu).
Đầu mùa đông năm 938, Ngô Quyền dẹp xong bọn phản loạn Kiều Công Tiễn và chuẩn bị toàn lực để đối phó với sự xâm lăng của quân Nam Hán.
Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán đã diễn ra ác liệt và kết thúc rất nhanh gọn. Cả một đoàn binh thuyền của địch vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng đã bị quân ta dẫn dắt vào trận địa bố trí sẵn và bị tiêu diệt gọn trong một thời gian rất ngắn. Ngô Quyền đã cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng và nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên. Quân giặc thấy quân của ông chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống lên hùng hổ tiến vào. Đợi đến khi thủy triều xuống ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của giặc bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Quân giặc thua chạy, còn Hoằng Thao bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ. Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Hắn kinh hoàng khủng khiếp, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược.
Ý nghĩa lịch sửChiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế chế lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục Bắc Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu, Đài Loan, Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).
Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.
Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê. Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đã đánh giá: "Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" (Việt sử tiêu án).
Nhận địnhCác nhà sử học Việt Nam thời phong kiến như Lê Văn Hưu (tác giả cuốn Đại Việt sử ký), Phan Phu Tiên (tác giả cuốn Đại Việt sử ký tục biên), Ngô Sĩ Liên đánh giá rất cao công trạng của Ngô Quyền. Trong Đại Việt sử ký toàn thư
Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích.
Truyện cổ tích chính là suối nguồn mát lành về lòng nhân hậu và những bài học làm người bao la. Hòa trong dòng chảy mát lành ấy, có tác phẩm Cây vú sữa là câu chuyện khiến em nhớ mãi về sự hi sinh của đấng sinh thành.
Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống và hóa thành một cái cây.
Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ. “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bên mình, về với mẹ thôi.” Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:
- Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá! - Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.
Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá! Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá. Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Cây rung rinh cành lá, thì thào:
- Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.
Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.
“Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ”. Câu chuyện về cây vú sữa đã gửi gắm đến chúng em bài học về đạo làm con và công ơn trời biển của đấng sinh thành. Cảm ơn vườn cổ tích, cảm ơn những câu chuyện nhân văn đã dạy dỗ chúng em nên người trong suốt hành trình lớn lên.
Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích mà em đã học hoặc đã học. ( tự làm )
Bạn tham khảo nha:
Trong dân gian ta, những nhân vật thông minh, tài trí luôn được yêu thích hơn cả. Vì vậy, câu chuyện Em bé thông minh đã thu hút em ngay từ lần đọc đầu tiên.
Câu chuyện xoay quanh những lần giải đố nhanh trí của cậu bé thông minh. Lúc ấy, nhà vua cử người đi khắp cả nước để tìm người tài giúp nước. Thế là, viên quan đã gặp cậu bé đang cùng cha cày ruộng. Viên quan đưa ra một câu hỏi hóc búa là “Con trâu kia một ngày cày được bao nhiêu đường?”. Cậu bé lập tức đố ngược lại ông ta rằng “Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước?”. Điều đó khiến viên quan tin rằng cậu chính là nhân tài, vội về bẩm tấu cho đức vua.
Nghe báo, vua mừng lắm, nhưng chưa tin hẳn, nên quyết định thử thách cậu bé. Ông sai người ban cho làng cậu ba thúng xôi nếp, ba con trâu đực, yêu cầu phải nuôi làm sao có nghé con nộp lên. Nhận lời đố, cậu bé không hoang mang, mà mời dân làng đồ xôi, thịt trâu ăn uống. Sau đó lên kinh gặp vua. Đến đó, cậu khóc lóc um sùm đòi vua bảo bố sinh em trai cho mình. Hành động ấy khiến vua tin tưởng tài trí của cậu.
Lần thử thách tiếp, nhà yêu cầu cậu làm thịt một con chim sẻ để làm cỗ. Ngay lập tức, cậu bé đưa cho viên quan một cái kim, nhờ vua rèn kim thành dao để mổ thịt chim. Lần này, thì vua thực sự tin tưởng vào tài trí hơn người của cậu bé rồi.Đúng lúc ấy, nước láng giềng sang nước ta dò thám xem có người tài hay không, bằng một câu đố siêu hóc búa: xâu sợi chỉ qua đường ruột của vỏ ốc. Điều này cả triều đình đều bó tay. Ấy thế mà cậu bé nghĩ ra cách giải ngay, lại còn hát lên thành ca khúc nữa. Thật là thông minh, thật là tài tình. Lần này, cả triều đình và sứ giả, ai cũng nể phục trí tuệ của cậu bé.
Qua những thử thách thú vị, câu chuyện Em bé thông minh vừa khẳng định được trí tuệ dân gian, lại vừa đem đến những tiếng cười giải trí, thú vị cho người đọc.
Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.
Tuổi thơ của chúng ta ai chẳng được nghe kể về những câu chuyện cổ tích thú vị và Thạch Sanh là một truyện rất hay mà em luôn nhớ rõ.
Chuyện kể về đôi vợ chồng già nhưng chưa có con, họ rất tốt bụng, hay giúp đỡ người khác. Thấy thương cảm Ngọc Hoàng phái Thái tử đầu thai làm con, gọi là Thạch Sanh. Hai vợ chồng tuổi cao sức yếu đã sớm qua đời chỉ còn Thạch Sanh vừa khôn lớn phải sống một mình cạnh gốc đa hành nghề kiếm củi.
Một hôm người hàng rượu Lý Thông thấy Thạch Sanh khỏe như voi nên đã gạ kết nghĩa anh em. Thạch Sanh cảm động, vui vẻ đồng ý.
Bấy giờ có con chằn tinh, có nhiều phép lạ, chuyên ăn thịt người, mỗi năm phải cúng mạng người cho nó. Lần này đến lượt Lý Thông, hắn bèn lừa Thạch Sanh đi canh miếu thờ thay mình. Thạch Sanh thật thà nhận lời, đến đêm thì chằn tinh xuất hiện, bằng tài nghệ chàng dễ dàng hạ nó. Nó chết để lại một bộ cung tên bằng vàng. Chàng chặt đầu nó và nhặt bộ cung tên xách về. Lý Thông thấy vậy liền cướp công, nhà vua phong hắn chức Quận công.
Vua mở hội kén rể cho công chúa, đột nhiên nàng bị đại bàng bắt đi. Thạch Sanh thấy đại bàng quắt người bèn lấy cung bắn nó bị thương, lần theo vết màu tìm được hang ổ. Lý Thông lại tìm đến nhờ Thạch Sanh dẫn đường đi cứu công chúa. Khi cứu được người, hắn ta sai người lấp hang nhốt chàng hòng cướp công. Ở trong hang, chàng lại cứu được con vua Thủy Tề, nhà vua tặng cho cây đàn thần. Chàng lại trở về gốc đa.
Hồn chằn tinh và đại bàng báo thù Thạch Sanh bằng cách ăn cắp của cải mang đến gốc đa, chàng bị bắt vào ngục.
Công chúa từ khi về cung bỗng bị câm, không ai chữa khỏi được. Trong ngục tối Thạch Sanh lấy đàn ra gảy, công chúa lập tức khỏi bệnh. Chàng được minh oan, mẹ con Lý Thông được tha cho về quê làm ăn nhưng trên đường về bị sét đánh hóa thành thạch bọ hung.
Lễ cưới công chúa và Thạch Sanh diễn ra long trọng. Hoàng tử các nước chư hầu thấy thế rất tức giận đem quân đến đánh. Thạch Sanh mang đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước chư hầu. Thiết đãi cơm niêu thần ăn mãi không hết khiến người người cúi lạy. Về sau, nhà vua không có con trai đã nhường ngôi cho Thạch Sanh, chàng và công chúa sống hạnh phúc bên nhau.
Đây là một câu chuyện kết thúc có hậu, và nó còn dạy cho em bài học: ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo - một bài học mà ông cha muốn truyền cho con cháu sau này.
Trong ngôi nhà kia có Dê mẹ và một chú Dê con. Một hôm, trước khi ra đồng cỏ, Dê mẹ dặn Dê con:
– Con ở nhà cho ngoan, mẹ đi ra đồng ăn một ít cỏ tươi để có nhiều sữa ngọt cho con bú. Ai gọi cửa cũng đừng mở nhé! Nếu không thì con Sói vào ăn thịt con đấy!
Dê con vâng lời mẹ và hỏi thêm:
– Thế mẹ về thì làm sao con biết mà mở cửa?
Dê mẹ khen con thông minh và dặn con:
– Lúc nào mẹ về, mẹ sẽ nói: “Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi”, thế là con mở cửa cho mẹ.
Nhưng con Sói hung ác nấp gần đó đã nghe Dê mẹ dặn Dê con như thế rồi. Dê mẹ vừa đi khuất, con Sói hung ác đã chạy lại gõ cửa: “Cạch, cạch , cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi”, Dê con ở trong nhà, nghe tiếng gõ cửa vội vàng chạy ra. Nghe đúng câu mẹ dặn, nó định mở cửa nhưng nghe tiếng ồm ồm, không giống tiếng mẹ, Dê con liền nghĩ ra một kế và bảo:
– Mẹ đấy ư? Sao hôm nay tiếng mẹ lại ồm ồm thế?
Con Sói sợ bị lộ nhưng vẫn khôn ngoan trả lời:
– Mẹ ra đồng bị cảm gió nên khản tiếng đấy.
Dê con vẫn còn ngại:
– Mọi lần mẹ về vẫn thò chân vào khe cửa cơ mà! Chân mẹ thon thon, con nhìn là biết ngay!
Con Sói lại tìm cách chống chế:
– Mẹ giẫm phải gai, sưng vù lên, thò vào khe cửa không vừa nữa. Con mở cửa cho mẹ vào! Dê con cúi sát xuống đất nhìn qua khe cửa. Nó thấy cái chân lem luốc, đen sì. Nó bảo chó Sói:
– Thôi, anh Sói ơi! Chính anh rồi! Anh cút đi kẻo mẹ tôi về húc cho anh vỡ bụng ra đấy! Chân anh đen sì thế kia kìa! Ai còn lạ gì nữa! Bị lộ, con Sói vội vàng bỏ đi. Nhưng nó vẫn nghĩ cách lừa Dê con. Nó chạy ngay đến một cửa hàng bánh. Chờ lúc người làm bánh đi vắng, nó liền thò chân vào thùng bột, bột dính đến đầu gối. Xong xuôi, nó chạy về gọi Dê con:
– Cạch cạch cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi!
Dê con vội chạy ra, ngó qua khe cửa, lần này nó thấy rõ ràng 4 chân trắng. Thôi, đích là mẹ đã về! Nhưng cái mũi thính của nó lại ngửi thấy mùi gì hôi hôi chứ không thơm như mùi sữa của mẹ. Dê con ngần ngại, khe khẽ bắt ghế trèo lên nghếch cổ nhìn qua khe tường. Nó thấy hai cái tai lem luốc và nhọn hoắt. Thôi đúng là tai Sói rồi, Dê con gọi chó Sói và bảo:
– Tai anh đen và nhọn, chẳng giống tai mẹ tôi đâu! Anh Sói hung ác ơi, cút ngay đi kẻo mẹ tôi về, mẹ tôi lại húc cho anh vỡ bụng đấy! Sừng mẹ tôi nhọn lắm.
Con Sói sợ bị lộ, vội vàng bỏ chạy. Nó cố hết sức tìm cách giấu đôi tai lem luốc và nhọn hoắt mà không được. Nó chưa dám trở lại thì Dê mẹ đã về gõ cửa “Cạch, cạch, cạch! Con chó Sói hung ác, đuổi cổ nó đi!”
Dê con nghe đúng tiếng mẹ. Nó cúi nhìn qua khe cửa, đúng là chân mẹ. Nó trèo lên nhìn qua khe tường, đúng là tai mẹ. Nó mở ngay cửa cho mẹ vào và kể chuyện con Sói đến lừa cho mẹ nghe. Dê mẹ ôm con vào lòng và khen con giỏi.
Dê mẹ cho Dê con bú một bữa sữa thơm và ngọt
nội dung phần kết bài của một bài viết kể lại một truyện cổ tích là gì
A.nếu cảm nghĩ về truyện cổ tích vừa kể
B.liệt kê các chi tiết kì ảo của chuyện
C.giới thiệu chuyện cổ tích sẻ kê
D.kể các sự việc chính của chuyện cổ tích
Bài 1: Viết 1 đoạn văn nêu ý nghĩa của 1 chi tiết đặc sắc mà em yêu thích nhất.
Bài 2: Đóng vai một nhân vật trong truyện cổ tích hoặc truyện truyền thuyết mà em đã học bằng lời văn của em.
bài 1
Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau : Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm ,giúp vạch mặt Lí thông ,giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lí. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Còn niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy, làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên thán phục. Niêu cơm thể hiện sức mạnh, tiềm năng to lớn của đất nước, của nhân dân. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
bài 2
Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.
Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.
Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:
- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.
Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.
Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.
mik nha
Bài 2: Đóng vai một nhân vật trong truyện cổ tích hoặc truyện truyền thuyết mà em đã học bằng lời văn của em.
Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.
Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.
Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:
- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.
Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.
Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.
Câu 1 :
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc
Câu 2 :
Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.
Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.
Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.
Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.
Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.
Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.
Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.
Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?
Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.
Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?
Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.
Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.
Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.
Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.
Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.
Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.
Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.
Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.
Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.
Lạy mẹ con đi !
Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).
Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.
Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.
Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.
Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.
Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.
Chúc bạn học tốt !
Đề bài: Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em
A. Mở bài (0,5 điểm )
- Giới thiệu câu chuyện cổ tích/ truyền thuyết mà em sẽ kể (Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, Bánh chưng, bánh giầy)
- Dẫn dắt câu chuyện theo lời kể của em, xác định ngôi kể: ngôi thứ nhất xưng: tôi, mình, tớ.
B. Thân bài (9 điểm )
- Kể lần lượt, trình tự sự việc, diễn biến của truyện:
Ví dụ khi kể bằng lời văn của em truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
+ Vua Hùng kén rể
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh đều tới xin cầu hôn
+ Vua đưa ra yêu cầu về sính lễ
+ Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương
+ Thủy Tinh đến sau tức giận mang quân đánh Sơn Tinh
+ Cứ thế hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh
C.Kết bài (0,5 điểm )
- Rút ra bài học sau khi kể chuyện