Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Sự biến đổi của khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt sẽ làm chế độ nước của sông ngòi miền nhiệt đới thay đổi, làm tăng quá trình xói mòn.

Bình luận (0)
Lucy heartfilia
Xem chi tiết
Phương Thảo
6 tháng 12 2016 lúc 21:02

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật là :

* Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
* Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

 

* Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
* Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.


 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật:

+ Các yếu tố hóa học: Nguồn dinh dưỡng; các chất hóa học khác như nồng độ H+, các kim loại nặng,…

+ Các yếu tố vật lí: Nhiệt độ; độ ẩm; tia bức xạ (tia UV, tia X,…);…

+ Các yếu tố sinh học: Mối quan hệ giữa các vi sinh vật khác, các thực vật và động vật sống trong cùng môi trường với chúng.

+ Thuốc kháng sinh.

- Để hạn chế sự gây hại của vi sinh vật đối với lương thực ví dụ gạo, ngô, đỗ hoặc thực phẩm, cần điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật để hạn chế sự sinh trưởng, sinh sản của những vi sinh vật gây hại. Ví dụ: Để bảo quản các loại hạt, người ta phơi khô và cất giữ ở nơi khô ráo; để bảo quản rau quả, người ta thường để ở điều kiện nhiệt độ thấp (tủ lạnh);…

Bình luận (0)
Nguyễn Thế Phong
Xem chi tiết
弃佛入魔
23 tháng 11 2016 lúc 15:23

Phụ thuộc vào 2 yếu tố:

Môi trường trong:hoóc môn;giới tính;di truyền

Môi trường ngoài:thức ăn;nhiệt độ;ánh sáng;nước;không khí

VD:Nếu con giống như gà trống mà không khỏe mạnh thì thế hệ con cũng sẽ ốm yếu (di truyền)

 

 

Bình luận (1)
HARUNO SAKURA
24 tháng 6 2021 lúc 19:57

-suy dinh dưỡng

- béo phì

-còi xương

 

Bình luận (1)
Nguyễn Hồng Khánh
Xem chi tiết
Sinh
Xem chi tiết
bỏ học kèm-lên hoc24
28 tháng 2 2016 lúc 19:53

- Những loài cá sống ở tầng mặt nước, không có chỗ ẩn náu như cá nhám, cá trích... dể tránh kẻ thù, chúng có mình thon dài, khúc đuôi to khỏe, bơi nhanh.
- Những loài cá sông ở tầng giữa và tầng đáy như cá chép, cá giếc... có thân tương đối ngắn, khúc đuôi yếu, thường bơi chậm.
- Những loài cá sống chui luồn ở đáy bùn như lươn, cá chạch có mình rất dài, vây ngực và vây hông tiêu giảm.
- Loài cá sông ở đáy biển như cá bơn thì thân dẹp, mỏng, hai mắt nằm ở mặt lưng, vây đuôi và vây hông rất nhỏ, nằm nghiêng, bơi chậm bằng cách uốn mình theo chiều ngang cơ thể.
- Những loài cá sống ở đáy sâu hàng nghìn mét có ánh sáng rất yếu hoặc không có ánh sáng thì có mất rất lớn để tiếp thu ánh sáng yếu hoặc mắt không phát triển, râu và tua rất dài;" một số loài có cơ quan phát sáng ở đầu"

 

Bình luận (0)
Nam
28 tháng 2 2016 lúc 20:20
Thứ tựĐặc điểm môi trườngĐại diệnHình dạng thânĐặc điểm khúc đuôiĐặc điểm vây chẵnKhả năng di chuyển
1Tầng mặt , thiếu nơi ẩn náuCá nhámThon dàiKhỏeBình thườngNhanh 
2Tầng giữa và tầng đáy , nơi ẩn náu thường nhiềuCá vền , Cá chépTương đối ngắnYếuBình thườngBơi chậm
3Trong những hốc bùn ở đáyLươnRất dài  Rất yếuKhông cóRất chậm
4Trên mặt đáy biểnCá bơn , Cá đuốiDẹt , mỏngRất yếuTo hoặc nhỏKém

 

Bình luận (0)
Vương Quốc Anh
4 tháng 3 2016 lúc 21:15

Ở những điều kiện sống khác nhau, thì cấu tạo cơ thể và tập
tính hoạt động của cá cũng khác nhau.
Những loài cá sống ở tầng mặt nước, không có chỗ ẩn náu như cá
nhám, cá trích... để tránh kẻ thù, chúng có mình thon dài, khúc đuôi to
khỏe,bơi nhanh.
Những loài cá sống ở tầng giữa và tầng đầy như cá chép, cá diếc...
có thân tương đối ngắn, khúc đuôi yếu, thường bơi chậm.
Những loài cá sống chui luôn ở đáy bùn như lươn, cá chạch có
mình rất dài, vây ngực và vây hông tiêu giảm.
Loài cá sống ở đáy biển như cá hơn thì thân dẹp, mỏng, hai mắt
năm ở mặt lưng, vây đuôi và vảy hông rất nhỏ, nằm nghiêng, bơi chậm
bằng cách uốn mình theo chiều ngang cơ thể
Những loài cá sống ở đáy sâu hàng nghìn mét có ánh sáng rất yếu
hoặc không có ánh sáng thì có mắt rất lớn để tiếp thu ánh sáng yếu hoặc
mất không phát triển, râu và tua rất dài ; một số loài có cơ quan phát
sáng ở đầu.

Bình luận (0)
Miko
Xem chi tiết
Đặng Quỳnh Ngân
30 tháng 11 2016 lúc 16:40

Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Cho ví dụ minh họa.

+ Trong : giống loài, hoóc môn sinh trưởng.

+ Ngoài : Nhiệt độ, nước, phân bón, ánh sáng, chất dinh dưỡng, môi trường sống.

Ví dụ bạn tự lấy trong thực tế nhé.

Hãy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật . Cho ví dụ minh họa.

+ Trong : giống loài, hoóc môn sinh trưởng.

+ Ngoài : Nhiệt độ, chất dinh dưỡng, nước.

Ví dụ bạn tự lấy trong thực tế nhé.

Bình luận (3)
Thư Minh
Xem chi tiết
Thư Minh
20 tháng 10 2016 lúc 20:49

huhu mình cần ngắn gọn mà đúng để chép trong sách mai nộp r huhu help me

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Ví dụ về ảnh hưởng của nước đến sinh sản ở thực vật:

- Thiếu nước làm cho cây ra ít nụ, ít hoa hoặc không ra hoa như ở măng cụt, cà chua.

- Có loại cây lại ra hoa nhiều trong điều kiện khô cằn như hoa giấy.

Bình luận (0)