Những câu hỏi liên quan
Vốn Lưu
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
4 tháng 11 2021 lúc 12:24

Tham khảo :

-Giá trị hiện thực:Sự chịu khổ cực của những người nông dân đói nghèo của xã hội thực dân phong kiến đương thời.Mối xung đột gay gắt giữa bọn thống trị và người nông dân lao động trong xã hội ấy.Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân giàu tình yêu thương và sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.

-Giá trị tố cáo:Tố cáo,vạch trần bộ mặt tàn ác,tham lao và vô lương tâm của của bọn phong kiến thống trị đến bọn địa chủ keo kiệt,bọn hào lí,bọn quan lại dâm ô bỉ ổi và bọn tay sai hung hãn...

Bình luận (0)
Thủy Ngô
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 9 2021 lúc 10:41

Em tham khảo:

Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc, chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Qua đoạn Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn), tác giả đã lên án, tố cáo chế độ sưu thuế dã man của thực dân Pháp và bọn cường hào địa chủ tiếp tay cho chúng bóc lột nhân dân ta, khiến nhân dân ta trở nên bần cùng hóa. Trong đoạn trích, bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời được ngòi bút sắc sảo của Ngô Tất Tố vạch rõ thông qua việc khắc họa nhân vật cai lệ. Thật vậy, cai lệ chỉ là tên tay sai mạt hạng trong bộ máy thống trị của xã hội đương thời nhưng nhân vật này lại là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất cho nhà nước, xã hội thực dân lúc bấy giờ. Tác giả tập trung dựng lên chân dung cai lệ không phải qua tâm lí, tâm trạng mà qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của nhân vật này. Ngôn ngữ của cai lệ không phải ngôn ngữ của con người, hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm, chửi, dọa nạt, cử chỉ, hành động của hắn cũng thể hiện tính cách hung hãn, hách dịch: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp. Cai lệ thực sự trở thành một công cụ đánh trói người, hắn mất hết cả nhân tính khi bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu, định trói anh Dậu giữa lúc anh đang ốm nặng. Toàn bộ hành động, ý thức của hắn đều không còn tính người mà tàn bạo, độc ác đến táng tận lương tâm. Cai lệ không chỉ tiêu biểu cho tầng lớp tay sai thống trị mà lớn hơn, có ý nghĩa là hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời. Có thể nói, Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực có ý nghĩa tố cáo đanh thép chế độ thực dân nửa phong kiến.

Bình luận (1)
nthv_.
25 tháng 9 2021 lúc 10:42

Tham khảo:

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời được ngòi bút sắc sảo của Ngô Tất Tố vạch rõ thông qua việc khắc họa nhân vật cai lệ. Thật vậy, cai lệ chỉ là tên tay sai mạt hạng trong bộ máy thống trị của xã hội đương thời nhưng nhân vật này lại là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất cho nhà nước, xã hội thực dân lúc bấy giờ. Tác giả tập trung dựng lên chân dung cai lệ không phải qua tâm lí, tâm trạng mà qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của nhân vật này. Ngôn ngữ của cai lệ không phải ngôn ngữ của con người, hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm, chửi, dọa nạt, cử chỉ, hành động của hắn cũng thể hiện tính cách hung hãn, hách dịch: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp. Cai lệ thực sự trở thành một công cụ đánh trói người, hắn mất hết cả nhân tính khi bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu, định trói anh Dậu giữa lúc anh đang ốm nặng. Toàn bộ hành động, ý thức của hắn đều không còn tính người mà tàn bạo, độc ác đến táng tận lương tâm. Cai lệ không chỉ tiêu biểu cho tầng lớp tay sai thống trị mà lớn hơn, có ý nghĩa là hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời. Có thể nói, Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực có ý nghĩa tố cáo đanh thép chế độ thực dân nửa phong kiến.

Bình luận (1)
Trân Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:13

Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”.

 

Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:13

Mình gửi bạn đáp án bài tóm tắt nhé!

Bình luận (1)
Nguyễn Phương Mai
8 tháng 11 2021 lúc 9:15

Giai đoạn 1930 – 1945, trào lưu văn học hiện thực phê phán nổi lên, là một nhà văn tiêu biểu trong thời điểm bấy giờ, Nam Cao cũng không nằm ngoài guồng quay của trào lưu đó. Ông cho ra đời tác phẩm “Tắt đèn” như muốn gửi gắm tới người đọc “bộ mặt thật” của xã hội lúc này. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chị Dậu – một người phụ nữ bị áp bức, bóc lột quá nhiều, thế nhưng, đằng sau sự nhẫn nhịn chịu đựng của người phụ nữ mỏng manh đó chính là tinh thần phản kháng vô cùng mạnh mẽ. Một trong những đoạn trích thể hiện rõ tinh thần ấy là “Tức nước vỡ bờ”.

Đón chồng trở về nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo, được người hàng xóm cho vay ít gạo, chị vội vã đưa lên nấu, cháo chín, chị cẩn thận ngồi thổi cho nguội rồi mới nhẹ nhàng nâng chồng dậy ngồi ăn. Giữa những lúc khó khăn, đói khổ vây quanh, người phụ nữ chịu trăm nghìn nỗi thống khổ ấy vẫn yêu thương, chăm sóc chồng hết mực.

Trước đó, vì không có tiền nộp sưu nên chồng chị bí trói và lôi đi. Một mình chị thân gái chạy vạy khắp nơi để vay tiền mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Túng quẫn, ngay cả đàn chó trong nhà còn chưa mở mắt chị cũng phải mang đi bán. Và người mẹ khốn khổ đó phải chịu cảnh đau đớn đến cùng cực khi dằn lòng mình dẫn đứa con gái đầu lòng ngoan hiền mang đi bán. Ruột đau như cắt khi nghe con van xin “U đừng bán con” nhưng chị vẫn buộc lòng phải làm vậy bởi chỉ còn cách này mới có thể cứu được chồng chị ra. Đắng cay thay, ngay sau khi phải hy sinh quá nhiều thứ quý giá mới có thể đánh đổi được tự do cho chồng thì lại một lần nữa, bọn tay sai đi thúc thế đã đến “quấy nhiễu” nhà chị. Chúng bắt chị phải nộp khoản thuế thân cho người em chồng đã mất cách đây mấy năm. Một bên thì chồng ốm đau thoi thóp, bên kia thì bọn tay sai thúc giục đòi tiền, người phụ nữ bé nhỏ như đang chơ vơ giữa biển đời chấp chới.

“Con giun xéo lắm cũng quằn”, ban đầu khi thấy chúng đến chị nhẫn nhịn van xin, năn nỉ, thế nhưng chúng vẫn nhất quyết không tha. Cho tới khi chị thấy tên cai lệ định lôi anh Dậu đi thì lúc này sự tức giận trong con người chị mới trào dâng lên tới đỉnh điểm. Chị không muốn nhún nhường nữa, không muốn phải chịu cảnh “thấp cổ bé họng” phải nhất nhất nghe theo mọi yêu cầu của lũ quan lại xấu xa. Chị “găng” lên với giọng điệu đanh thép: “Chồng tôi đang ốm, ông không được phép hành hạ. Mặc cho phản ứng dữ dội của chị, bọn tay sai vẫn tiến tới định đánh anh Dậu, “tức nước vỡ bờ”, chị chỉ thẳng tay vào mặt chúng với một lời thách thức: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Không dừng lại ở lời nói, chị đánh lại chúng. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa mà thay vào đó, giới hạn của sự chịu đựng đã khiến chị trở nên mạnh mẽ, không một tên tay sai nào có thể đánh lại được, chúng đành lủi thủi bỏ đi.

Nam Cao đã rất tài tình khi lồng ghép những biến chuyển tâm lý vào trong một nhân vật chỉ trong một đoạn ngắn. Đó không chỉ là những biến chuyển bình thường mà còn là sự hỗn đoạn nội tâm của một người phụ nữ phải trải qua quá nhiều biến cố. Tiếc rằng ý thức đấu tranh đó chỉ đến bột phát chứ không có sự định hướng nào cả, thế nên nó sớm lụi tàn như chính cuộc đời chị phải vùng chạy và lao vào màn đêm đen tối.

Có thể nói, “Tức nước vỡ bờ” chính là đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Tắt đèn”. Nó không chỉ lột tả được hình ảnh người phụ nữ kiên trung, hiền hậu, yêu chồng, thương con mà còn khiến người đọc hiểu hơn về một xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.

 Đây là câu 2 nhé!

Bình luận (0)
Trang Nguyen
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
6 tháng 7 2017 lúc 22:05

Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

Bình luận (1)
dinh thi phuong
7 tháng 7 2017 lúc 12:15

Câu chủ đề là: CHị Dậu là một người phụ nữ yêu thương chồng con, tháo vác, thông minh, có tinh thần đấu tranh chống áp bức

Bình luận (1)
Thảo Phương
16 tháng 9 2019 lúc 19:28

Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực với những tác phẩm hay, phản ánh chân thực được hình ảnh của người nông dân trong xã hội cũ, và với tác phẩm “Tắt đèn”, đặc biệt là đoạn trích “tức nước vỡ bờ”, nhân vật chị Dậu đã hiện lên với tất cả những vẻ đẹp và phẩm chất quý báu của người nông dân lúc bấy giờ. Tác phẩm ra đời trong giai đoạn 1930-1945, nhân vật trung tâm là chị Dậu, gia đình chị thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Trong hoàn cảnh như vậy, chị phải dứt ruột lựa chọn bán đi gánh khoai, cái ổ chó và bán đứa con gái nhỏ mới 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế để đổi lấy tiền nộp suất sưu thuế cho anh Dậu, chồng chị. Tuy vậy, do thiếu một suất sưu của người em chồng mới chết năm ngoái mà anh Dậu vẫn bị trói ngoài sân đình đánh đập, hành hạ một cách dã man. Bọn cường hào đem anh Dậu đang bị ốm về để trả cho chị Dậu, thương chồng , chị được hàng xóm cho bát gạo để nấu cháo cho anh Dậu, nhưng chưa kịp ăn thì bọn tay sai nhà lý tưởng kéo đến, đòi chị nộp sưu, đánh chị và đòi bắt anh Dậu. Không thể nhẫn nhịn được nữa, chị Dậu đã vùng lên và đáp trả lại bọn quân tài, tay sai. Có thể thấy, hàng loạt những gánh nặng đã đổ lên vai của người đàn bà một mình gánh vác gia đình, thế nhưng xuất phát từ hành động tức nước vỡ bờ ấy, vẻ đẹp của chị Dậu lại được nổi bật lên. Trước hết, chị là một người phụ nữ yêu thương gia đình, chồng con. Khi anh Dậu bị ốm nặng, chị tìm mọi cách để cứu chữ cho chồng, vay gạo hàng xóm, giữa cơn nguy kịch hay tiếng trống thúc, chị vẫn dịu dàng, khuyên nhủ chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột" rồi "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã cho thấy sự yêu thương và hết lòng của người vợ dành cho chồng. Là một người mẹ, chị cũng đau đớn, dứt ruột khi phải bán đi đứa con nhỏ bé của mình, nhưng nếu không bán thì lấy tiền đâu mà nộp sưu, lấy đâu ra tiền để anh Dậu được sông? Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy người đàn bà vào những lựa chọn đau đớn ấy, thế nhưng chị vẫn hiện lên như một ánh sáng về tình yêu thương gia đình, sự hy sinh cao cả. Không chỉ có thể, chị Dậu còn là một người phụ nữ, địa diện cho hình ảnh người nông dân biết đứng lên phản kháng, đấu tranh cho cuộc sống của chính mình. Bọn tay sai nhà lý trưởng tiến vào nhà với đầy những dây sắt, roi song, dù vậy, chị vẫn tha thiết khẩn cầu bằng một thái độ nhẫn nhui "Hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất". Cách xưng hô thể hiện chị đã chịu hạ thấp mình xuống để đổi lấy sự an ổn cho anh Dậu và gia đình, thế nhưng tên cai lệ không hề rủ lòng thương mà chửi mắng chị, tiến tới định trói anh Dậu, ngay khi ấy, người đàn bà đã "xám mặt" và vội vàng đỡ lấy tay hắn , cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho". Nhưng chị càng van xin thì bọn tay sai càng lấn tới, chúng thậm chí còn đánh đập chị. Dường như đã đến lúc chị không chịu đựng được nữa mà phải cự lại bằng lý lẽ “ "chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ" thế nhưng lại nhận lại bằng một cái tát của bọn cai lệ, con giun xéo mãi cũng quằn, cuối cùng chị đã vùng dậy, nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem", nối tiếp đó là một loạt các hành động “xử lý” bọn cai lệ. Sự thay đổi cách xưng hô đã thể hiện được sự tức giận của người phụ nữ khi bị chạm đến mức giới hạn cuối cùng của sự nhẫn nhịn. Và đến lúc đó, họ sẵn sàng vùng lên để đấu tranh giành lại quyền sống cho chính mình. Như vậy, thông qua nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã không chỉ làm hiện lên những vẻ đẹp của nhân vật mà còn cất lên tiếng nói tố cáo xã hội thực dân lúc bấy giờ đã đẩy người nông dân vào đường cùng, vùi dập sự sống của họ để rồi họ phải vùng lên, đòi lại quyền của chính mình. Nhân vật chị Dậu vẫn sẽ còn sống mãi trong lòng người đọc với những phẩm chất quý giá như vậy.

Bình luận (0)
8.8_11_Phạm Nguyễn Khang
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
30 tháng 11 2021 lúc 20:16

Tham khảo!

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Bình luận (0)
Nguyên Khôi
30 tháng 11 2021 lúc 20:16

Tham khảo:

Đọc Tức nước vỡ bờ, ta càng hiểu thêm được sự trân quý trong nét đẹp của một người phụ nữ chân quê hết mực yêu thương chồng con và tiềm tàng sức mạnh phản kháng. Vì thương chồng, chị đã phải cắn răng nhịn nhục bán đi đàn chó và đứa con thơ chỉ để nộp đủ những loại sưu thuế vô lý để cứu được anh Dậu trở về. Nhưng rồi “ con giun xéo lắm cũng quằn”, anh Dậu bị đánh đập tới còn nửa cái mạng mà vừa trở về đến nhà, chưa kịp húp bát cháo, lũ tay sai đã lăm le tới bắt trói anh. Trước sự hống hách, nghênh ngang, độc ác của chúng, lúc này đây, chị Dậu đã không nhịn được nữa, chị đã đứng lên chống lại cường quyền, đánh nhau với chúng để bảo vệ được anh Dậu. Hành động của chị tuy là bộc phát nhưng nó đại diện cho những hình ảnh người nông dân trong chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa xưa khi bị dồn đến đường cùng. Họ là những con người dũng cảm, sẵn sàng đứng lên, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những gì mà bản thân mình quý trọng nhất.

Bình luận (0)
Kudo Shinichi
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
Xem chi tiết
namblue
7 tháng 11 2016 lúc 18:57

2

Bình luận (0)
Phạm Linh Phương
7 tháng 11 2016 lúc 19:38

m.n ơi làm giúp e gấp ạ

 

Bình luận (0)
Huỳnh Phạm Quỳnh Như
Xem chi tiết
Ngô Anh Thư
1 tháng 8 2018 lúc 9:38

gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu.Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình  đánh đập và khi được trả về chỉ là 1 thân xác rũ rượi.Được bà hàng xóm cho bát gạo , chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn . Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe và còn đánh chị và trói anh Dậu mang đi. Qúa phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt , quật ngã hai tên tay sai

nếu có hay thì k cho mình nhé

Bình luận (0)
Phương Kim
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
18 tháng 10 2021 lúc 12:13

tham khảo:

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

Bình luận (0)