nguyên tử vàng có số p=179.hãy tính các hạt còn lại
Cho các hạt α bắn phá qua một lớp nguyên tử vàng (Au) dát mỏng (thí nghiệm mô phỏng như hình bên). Thì thấy cứ 108 hạt α sẽ có một hạt bị bật lại vì va chạm với hạt nhân nguyên tử vàng, các hạt α không va chạm với hạt nhân sẽ xuyên qua. Tỷ lệ bán kính nguyên tử và bán kính hạt nhân của nguyên tử vàng là k lần (giả thiết rằng hạt nhân và nguyên tử đều là hình cầu, khoảng trống giữa các nguyên tử là không đáng kể).
Giá trị của k là:
A. 108
B. 102
C. 103
D. 104
hợp chất X được tạo thành từ 10 nguyên tử của 4 nguyên tố hóa học(3 nguyên tố thuộc cung 1 chu kỳ).Bết trong X:
-Tông số hạt mang điện là 84
- Tổng số hạt proton của nguyên tử nguyên tố có số hiệu lớn nhất nhiều hơn tổng số hạt p của các nguyên tử nguyên tố còn lại là 6
-Số nguyên tử của nguyên tố có số hiệu nhỏ nhất bằng tổng số nguyên tử của các nguyên tố còn lại
Xác định công thứ hợp chất X
Đặt công thức tổng quát là AmBnCpDq
m,n,p,q nguyên dương
m+n+p+q = 10 (2)
m,n,p,q < 10
Giả sử D là nguyên tố có Z lớn nhât. Khi đó :
2 x { m ZA+ n ZB + p ZC+ q ZD} =84
=> m ZA+ n ZB + p ZC+ q ZD = 42 (1)
q ZD - [m ZA+ n ZB + p ZC] = 6
==> qZD = 24
Thay lần lượt các giá trị của q vào thì chỉ thấy q=3 là thỏa mãn ==> ZD = 8 ==> D là Oxi
mà D lại có Z lớn nhất nên 3 nguyên tố cùng chu kì theo giả thiết của đề bài sẽ ở chu kì 2
Mặt khác X lại tạo từ 4 nguyên tố, nên có thể thấy các nguyên tố hợp thành nên nó là các nguyên tố phi kim ( Do gốc axit chủ yếu cấu tạo bởi các phi kim). Mà có 3 nguyên tố cùng chu kì , nên 3 nguyên tố này là O,C,N
Từ (1) và (2) cùng các dữ kiện đề bài hợp chất cần tìm NH4HCO3
Có thể dùng các cụm từ sau đây để nói về nguyên tử:
A. Vô cùng nhỏ.
B. Trung hòa về điện.
C. Tạo ra các chất.
D. Không chia nhỏ hơn trong phản ứng hóa học.
Hãy chọn cụm từ phù hợp (A, B, C hay D?) với phần còn lại trống trong câu:
"Nguyên tử là hạt ..., vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số proton trong hạt nhân".
Cho các phát biểu sau:
(1). Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và notron.
(2). Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3). Trong nguyên tử số electron bằng số proton.
(4). Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.
(5). Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án B
(1) sai vì như Hiđro không có notron.
(2) sai vì khối lượng nguyên tử tập trung ở phần hạt nhân nguyên tử.
(3) đúng.
(4) sai vì hạt nhân không có electron.
(5) đúng.! ⇒ có 2 phát biểu đúng.
Cho các phát biểu sau:
(1). Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và nơtron.
(2). Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3). Trong nguyên tử số electron bằng số proton.
(4). Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.
(5). Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
B
(1) sai vì proti H 1 1 không có nơtron.
(2) sai vì khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân.
(3) đúng.
(4) sai vì trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton.
(5) đúng.
Nguyên tử A có tổng số hạt =52 trong đó số hạt mang điện tích nhiều hơn số hạt không mang điện tích là 16. Tính số hạt còn lại.
Gọi số hạt proton và notron của A lần lượt là p, n
Vì số hạt proton bằng số hạt electron nên só electron của A cũng là p
Tổng số hạt của A là 52 suy ra 2p + n =52 (1)
Số hạt mang điện trong A nhiều hơn só hạt không mang điện là 16 nên 2p – n= 16 (2)
Giải 2 phương trình (1); (2) ta được p=17 và n=18
Vậy trong A có 17 hạt proton, 18 hạt notron và 17 hạt electron
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=52\\p=e\\p+e-n=16\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}n=18\\p=e=17\end{matrix}\right.\)
⇒ A là clo (Cl)
tổng các hạt trong một nguyên tử =52, số proton là 17. cho biết số lượng những hạt còn lại trong nguyên tử đó
Đây là môn hóa học mà bạn?
Hóa chớ k phải Toán :))
BL: Theo bài ra, ta có:
p + e + n = 52 hay 2p + n = 52 <1> ( p = e )
Vì p = 17 => e = 17 ( Vì p = e )
Thay p = 17 vào <1>, ta được:
2.17 + n = 52
34 + n = 52
n = 18
Vậy số p là 17 hạt
e là 17 hạt
n là 18 hạt
P/s: Tớ ngu hóa :>
Làm gì có mục chọn Hóa ? Chỉ có 3 mục T, V, A thôi. Vậy thì chỉ còn cách chọn 1 trong 3 mục đấy chứ sao
Một loại tinh thể nguyên tử, có khối lượng riêng là 19,36g/ cm 3 . Trong đó, các nguyên tử chỉ chiếm 74% thể tích của tinh thể, còn lại là các khe rỗng. Bán kính của nguyên tử là 1,44Å. Hạt nhân nguyên tử có 118 nơtron, nguyên tử khối được coi bằng tổng khối lượng proton và nơtron. Tính số proton
Nguyên tử khối là 197.
ta có : nguyên tử khối ≈số khối = P+N
số proton = 197 – 118 = 79
Câu 1: Hãy tính toán xác định số hiệu nguyên tử, số khối và kí hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong các trường hợp sau:
a) Nguyên tử của nguyên tố Y có số hạt mang điện tích dương là 11. Số hạt không mang điện tích nhiều hơn số hạt mang điện tích âm là 1 hạt
b) Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt p, n, e là 24. Trong hạt nhân, số hạt không mang điện bằng số hạt mang điện.
a, Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p=11\\p=e\\n-e=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}n=12\\p=e=11\end{matrix}\right.\)
Ta có: A = p + n = 11 + 12 = 23
=> Y là natri (Na)
b,Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=24\\p=e\\n=p\end{matrix}\right.\Leftrightarrow p=n=e=8\)
Ta có: A = p + n = 8+8 = 16
=> R là oxi (O)
a) Ta thấy \(p=11\) \(\Rightarrow e=11=Z\)
\(\Rightarrow n=12\) \(\Rightarrow A=p+n=23\) (Na)
b) Ta lập HPT: \(\left\{{}\begin{matrix}2Z+N=24\\Z-N=0\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}Z=8\\N=8\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow A=16\) (O)
Nguyên tử của 1 nguyên tố có tổng các loại hạt là 28 hạt.Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8 hạt.
a)Hãy tìm số hạt proton ,electron và nơtron của nguyên tử .
b) Tính nguyên tử khối của nguyên tử.
c)Vẽ sơ đồ cấu tạo của nguyên tử.
Tổng các loại hạt là 28 hạt
\(2p+n=28\left(1\right)\)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8 hạt.
\(2p-n=8\left(2\right)\)
\(\left(1\right),\left(2\right):p=e=9.n=10\)
\(M=p+n=9+10=19\left(đvc\right)\)
a)
Gọi :
Số hạt proton = số hạt electron = p
Số hạt notron = n
Tổng số hạt : 2p + n = 28
Hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 8 : 2p - n = 8
Suy ra : p = 9 ; n = 10
Vậy có 9 hạt proton,9 hạt electron và 10 hạt notron
b)
Nguyên tử khối = p + n = 9 + 10 = 19 đvC
c)