Vì sao có thể nói "Trong lòng mẹ" đã cực tả nỗi đau tột cùng của bé Hồng
1. Cảm hứng nhân đạo được thể hiện như thế nào ở văn bản trong lòng mẹ trích những ngày thơ ấy của nguyên hồng
2. Trong văn bản em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao
3. Chọn 1 trong những đoạn văn sau để viết thành 1 đoạn văn nghị luận tổng- phân- hợp có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm
- tình cảm yêu thương mẹ sâu sắc của bé hồng
- nỗi nhớ mẹ và khao khất được gặp mẹ
- niềm vui sướng tột độ khi được gặp mẹ được ngồi trong lòng mẹ
- căm tức những hủ tục đã đày địa mẹ mình
Mình đang cần gấp
Đoạn trích "Trong lòng mẹ" đã diễn tả sâu sắc, cảm động nỗi khổ đau bất hạnh và tình yêu thương mẹ của bé Hồng. Qua văn bản đã học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Tình cảm gia đình, đặc biệt là tình mẫu tử lại có ý nghĩa thiêng liêng, cao cả hơn bao giờ hết. Nói đến tình mẹ, con người ta thường nhắc đến một thứ tình cảm rất đỗi dung dị mà lớn lao vô cùng. Mẹ, là nguồn sống soi sáng cho con đêm tối. Xuất phát từ điều này, đã có rất nhiều tác giả có những tác phẩm vô cùng ý nghĩa về tình mẫu tử. Một trong số đó là Nguyên Hồng với tác phẩm “Trong lòng mẹ”, đọc đoạn trích ấy, người đọc không thể không xót xa, xúc động trước tình cảm cao cả, thiêng liêng vô cùng của chú bé Hồng với mẹ.
Chú bé Hồng có hoàn cảnh sống vô cùng khổ cực. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu đã phải sống trong sự ghẻ lạnh của mọi người xung quanh. Cha mất sớm, mẹ cậu vì thế bỏ đi tha hương cầu thực. Họ hàng đều quay lưng lại với cậu bé khốn khổ ấy. Những thiếu thốn về tình cảm, tinh thần khiến cậu bé Hồng không có một tuổi thơ ý nghĩa và trọn vẹn như những bè bạn cùng trang lứa. Điều đau đớn hơn khi cậu phải lắng nghe những lời bàn tán không hay về mẹ của mình.
Trong tâm hồn của một cậu bé, hình ảnh mẹ luôn là một hình ảnh vô cùng đẹp, với tất cả những hình dung đẹp đẽ nhất dành cho người mẹ của mình, cậu bé Hồng luôn tin mẹ mình là một người mẹ tốt, một người mẹ luôn yêu thương cậu. Cậu không muốn ai nghĩ xấu về mẹ của mình “…đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”. Chính vì thế, bé Hồng quyết tâm bảo vệ mẹ đến cùng trước những lời lẽ cay nghiệt của bà cô.
Sự độc ác, cay nghiệt của bà cô còn thể hiện rõ khi rắp tâm lừa gạt đứa cháu bé bỏng về việc vào thăm mẹ. Hồng cứ ngỡ những lời người cô nói là thật, Hồng mơ ước mong muốn được gặp mẹ biết bao nhiêu, nhưng đắng cay thay, đằng sau lời nói ấy là sự lừa dối tráo trở nhằm làm trò mua vui cho bà cô. Trong thâm tâm Hồng luôn giữ hình bóng mẹ, một người mẹ hiền từ, nhân hậu và luôn có một niềm tin mãnh liệt vào mẹ. Cậu tin rằng chỉ vì hoàn cảnh bắt buộc mà mẹ cậu mới phải bỏ đi. Còn nhỏ nhưng cậu hiểu rằng chính những hủ tục thời phong kiến đã khiến mẹ cậu phải chịu cảnh tha hương. Tình cảm ấy cứ ngày một lớn dần, lớn dần lên.
Cậu vẫn ao ước và luôn hi vọng, tin tưởng vào một ngày sẽ được gặp lại mẹ của mình. Điều này được thể hiện rõ khi thấy bóng dáng một người rất giống với mẹ cậu, cậu liền chạy đuổi theo và gọi to: “Mợ ơi!Mợ ơi!Mợ…ơi!”. Tiếng gọi trong thổn thức, tiếng gọi với sự chất chứa, đong đầy tình yêu thương được dồn nén từ bấy lâu nay. Tất cả sự giải tỏa trong em đã được thực hiện, em sà vào lòng mẹ khi gặp lại.
Đôi bàn tay mẹ xoa đầu em dịu hiền. Cậu bé Hồng òa khóc nức nở. Tất cả những tủi hờn, những thiếu thốn, những lời cay nghiệt của bà cô, của họ hàng với cậu giờ đây không còn nghĩa lí gì nữa. Cậu bé đã được thực hiện ước mơ từ lâu của mình, được ở trong lòng mẹ. Đó không chỉ là mong muốn của riêng Hồng mà chắc chắn còn là mong muốn chung của rất rất nhiều những trẻ nhỏ khác khi không may mắn được sống trong vòng tay của mẹ.
Tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ quả thật vô cùng thiêng liêng, cao đẹp. Chính điều này đã làm nên giá trị nhân đạo vô cùng lớn lao của tác phẩm. Qua câu chuyện, chúng ta càng cảm nhận chân thực hơn về tình cảm mẫu tử, đặc biệt là tình cảm của những đứa con thơ dành cho mẹ.
Đối với mỗi người con, mẹ luôn là điều tuyệt vời nhất. Trong tâm trí của những đứa trẻ ấy, mẹ hiện lên như một vì sao sáng trên bầu trời. Đó cũng chính là lời khẳng định về tình mẫu tử không bao giờ có thể dập tắt trong lòng mỗi con người. Nguyên Hồng đã rất thành công khi truyền tải được thông điệp đầy ý nghĩa về tình mẫu tử đến với mọi người.
Đoạn trích "Trong lòng mẹ" đã diễn tả sâu sắc, cảm động nỗi khổ đau bất hạnh và tình yêu thương mẹ của bé Hồng. Qua văn bản đã học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ khiến người đọc cảm động sâu sắc. Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.
Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực". Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cỏ xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi". Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình.
Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt. Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.
Tham khảo:
Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mầu thử thiêng liêng và cao đẹp
Đoạn trích "Trong lòng mẹ" đã diễn tả sâu sắc, cảm động nỗi khổ đau bất hạnh và tình yêu thương mẹ của bé Hồng. Qua văn bản đã học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ được thể hiện qua những chi tiết sau:
Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng “tình thương và lòng kính mẹ” của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.
Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ “đã chửa đẻ với người khác”. Tuy non nớt, nhưng bé hiểu “vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực”.
Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cỏ xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”.
Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: “Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”.
Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.
tick cho mk vs nhaaaa
Tham khảo:
Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mầu thử thiêng liêng và cao đẹp
các ban làm dùm mình 2 bài này với. mk cảm ơ các bạn nhiều
bài 1 :viết doạn văn có câu chủ đề : khi ở trong lòng mẹ , chú bé hồng đã có những rung động đến cực điểm .
bài 2 : tại sao nói :'' nguyên hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đòng ?'' điều đó dược thể hiện như thế nào trong văn bản '' trong lòng mẹ ''
5.Câu 3: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
a) Đoạn trích chủ yếu trình bày những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
b) Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng
c) Đoạn trích chủ yếu trình bày sự tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ
d) Đoạn trích thể hiện Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh.
6.Câu hỏi 4: Giọt nước mắt khi gặp mẹ của bé Hồng khác gì giọt nước mắt trong cuộc trò chuyện với bà cô?
a) Giọt nước mắt trước mặt bà cô là giả tạo; giọt nước mắt khi gặp mẹ là chân thật.
b) Giọt nước mắt trước mặt bà cô là đau khổ; giọt nước mắt khi gặp mẹ là tủi hờn, căm giận.
c) Giọt nước mắt trước mặt bà cô là vui vẻ, do cười nhiều; giọt nước mắt khi gặp mẹ là sầu tủi.
d) Giọt nước mắt trước mặt bà cô là tủi cực; giọt nước mắt khi gặp mẹ là vui sướng, hờn tủi.
7.Câu hỏi 5: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
a) Bút kí
b) Hồi kí
c) Kí sự
d) Du kí
8.Câu hỏi 6: Tính xác thực của văn bản KHÔNG thể hiện ở điều nào sau đây?
A. Thời điểm kể chuyện đã qua ngày giỗ đầu.
B. Hai nhân vật có thực: “mẹ” và “bà cô”
C. Địa điểm có thực: mẹ vào Thanh Hoá và từ đó trở về.
D. Ngôi kể thứ nhất: Người kể chuyện xưng “tôi”, lời kể thấm đẫm cảm xúc của nhân vật “tôi”.
9.Câu hỏi 7: Yếu tố nào không có trong Kĩ năng đọc hiểu văn bản hồi kí?
A. Xác định được ngôi kể và tác dụng của ngôi kể
B. Nhận biết được những đặc sắc nghệ thuật của văn bản
C. Nhận biết được tác giả viết về ai,về sự việc gì? Viết như thế nhằm mục đích gì ?
D. Nhận biết được tư tưởng của người kể.
5.Câu 3: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
a) Đoạn trích chủ yếu trình bày những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
b) Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng
c) Đoạn trích chủ yếu trình bày sự tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ
d) Đoạn trích thể hiện Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh.
6.Câu hỏi 4: Giọt nước mắt khi gặp mẹ của bé Hồng khác gì giọt nước mắt trong cuộc trò chuyện với bà cô?
a) Giọt nước mắt trước mặt bà cô là giả tạo; giọt nước mắt khi gặp mẹ là chân thật.
b) Giọt nước mắt trước mặt bà cô là đau khổ; giọt nước mắt khi gặp mẹ là tủi hờn, căm giận.
c) Giọt nước mắt trước mặt bà cô là vui vẻ, do cười nhiều; giọt nước mắt khi gặp mẹ là sầu tủi.
d) Giọt nước mắt trước mặt bà cô là tủi cực; giọt nước mắt khi gặp mẹ là vui sướng, hờn tủi.
7.Câu hỏi 5: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
a) Bút kí
b) Hồi kí
c) Kí sự
d) Du kí
8.Câu hỏi 6: Tính xác thực của văn bản KHÔNG thể hiện ở điều nào sau đây?
A. Thời điểm kể chuyện đã qua ngày giỗ đầu.
B. Hai nhân vật có thực: “mẹ” và “bà cô”
C. Địa điểm có thực: mẹ vào Thanh Hoá và từ đó trở về.
D. Ngôi kể thứ nhất: Người kể chuyện xưng “tôi”, lời kể thấm đẫm cảm xúc của nhân vật “tôi”.
9.Câu hỏi 7: Yếu tố nào không có trong Kĩ năng đọc hiểu văn bản hồi kí?
A. Xác định được ngôi kể và tác dụng của ngôi kể
B. Nhận biết được những đặc sắc nghệ thuật của văn bản
C. Nhận biết được tác giả viết về ai,về sự việc gì? Viết như thế nhằm mục đích gì ?
D. Nhận biết được tư tưởng của người kể.
Hãy sắp xếp lại các câu sau theo một thứ tự hợp lí để được dàn ý phần thân bài của đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
1. Hồng sung sướng, hạnh phúc, cuống quýt, vội vàng khi gặp lại người mẹ tội nghiệp của mình.
2. Thấy mẹ bị người cô xúc phạm, Hồng không thể ghìm nén nỗi tủi cực đang dâng lên trong lòng và trào ra nơi khóe mắt.
3. Chú ngây ngất trong tình yêu thương, tận hưởng tình yêu âu yếm của mẹ.
4. Hồng có những phản ứng quyết liệt trong ý nghĩ hủ tục đầy đọa mẹ chú.
5. Hồng đã nhanh chóng nhận ra ý đồ đen tối của người cô trong lời nói giả dối, xúc phạm đến mẹ mình.
A. 5, 2, 4, 3, 1
B. 5, 2, 1, 3, 4
C. 2, 5, 4, 1, 3
D. 5, 2, 4, 1, 3
Câu : "Tôi cười dài trong tiếng khóc" nói lên tâm trạng gì của chú bé Hồng?
A. Quá sót xa cho mẹ
B. Đau đớn vì căm giận.
C. Uất ức, căm giận những hủ tục đã đày đọa mẹ.
D. Đau đớn vì yêu thương và cảm thông với mẹ, căm giận những cổ tục đã đày đọa mẹ.
Bài 1: Tìm những dẫn chứng trong văn bản "Trong lòng mẹ" thể hiện những rung động cực điểm của chú bé Hồng
Bài 2: Hãy viết 1 đoạn văn làm sáng tỏ nhận định sau""Đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng đã ghi lại những rung động cực điểm của 1 tâm hồn trẻ dại