Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 72
Số lượng câu trả lời 20
Điểm GP 0
Điểm SP 6

Người theo dõi (1)

Chu Diệu Linh

Đang theo dõi (1)

Chu Diệu Linh

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 
        QUYẾT TÂM ĐÚNG ĐẮN
               Chủ Nhật 5
                             (Trích “Những tấm lòng cao cả”- Et-môn-đô Đơ A-mi-xi)

       Chiếc huy chương của Prê-cốt-xi ám ảnh tâm trí tôi. Tôi chưa được thưởng một chiếc nào cả.

        Ít lâu nay, tôi không chăm học và tự mình rất không bằng lòng với chính mình. Thầy giáo, bố và mẹ cũng không bằng lòng về tôi. Tôi chơi cũng chẳng thấy vui thú như trước kia, khi tôi còn học hành chuyên cần. Ngày ấy, làm xong bài là tôi vui vẻ lao ra, đi tìm trò chơi say sưa. Ngồi vào bàn ăn với gia đình, tôi cũng không thấy lòng vui như trước. Tâm hồn tôi như có một cái bóng tối trùm lên, và từ thâm tâm có một tiếng nói luôn luôn bảo tôi: “Thế này không được đâu”.

       Buổi tối, tôi thấy những đứa trẻ đi làm về qua quảng trường, giữa những tốp thợ thuyền. Họ đều mệt mỏi nhưng vẫn vui vẻ, họ rảo bước mong chóng về tới nhà. Họ nói to, vừa cười vừa vẫy những bàn tay đen những than hay trắng vì thạch cao. Tôi nghĩ rằng họ đã lao động từ sáng tinh mơ đến tối như thế này: trong bọn họ có những đứa trẻ cùng lứa tuổi với tôi, suốt ngày ở trên mái nhà, trước những lò lửa, giữa những máy móc, ngâm mình trong nước hoặc chui xuống đất, và chỉ ăn một ít bánh mì thôi. Tôi hổ thẹn khi so sánh với họ: cũng trong thời gian ấy tôi cũng chỉ miễn cưỡng bôi đen được bốn trang giấy nhỏ ! Tôi thấy bố tôi bực mình và muốn báo cho tôi biết điều đó, là việc của tôi đã làm cho bố tôi rất phiền lòng, nhưng bố vẫn nhẫn nhục. Bố yêu quý, bố đã làm việc quá nhiều! Mọi thứ đều do bố làm ra cả. Tất cả những gì tôi thấy có trong nhà, những bộ áo quần tôi mặc, những gì tôi ăn, những gì giúp tôi giải trí, những điều dạy dỗ tôi, và cả những gì đem lại danh dự cho tôi; tất cả những cái đó, đều là kết quả công lao của bố. Thế mà tôi, tôi lại chẳng học hành gì cả ! Bố phải chịu những nỗi khổ nhọc nhằn, thiếu thốn mà tôi thì lại lười biếng! Ôi, điều đó rất xấu và làm cho tôi khổ tâm.

        Tôi muốn ngay từ hôm nay học tập say sưa như Xtac-đi, tôi muốn làm việc với tất cả sức mạnh của nghị lực và của lòng can đảm. Tôi muốn thắng cơn buồn ngủ lúc đầu hôm, dậy sớm buổi sáng, chiến thắng không thương tiếc sự lười biếng của mình.

       Vâng tôi đã quyết tâm chấm dứt cái lối sống nhu nhược và vô ích ấy, nó làm cho tôi hèn hạ và làm cho bố mẹ tôi buồn phiền. Can đảm lên ! Bắt tay vào làm việc, với tất cả tâm hồn và gân cốt của mình! Và công việc sẽ đem đến cho tôi những sự nghỉ ngơi vui vẻ, những trò tiêu khiển thích thú, những bữa ăn ngon lành; và công việc sẽ trả lại cho tôi nụ cười hiền hậu của thầy cô và cái hôn âu yếm của bố.

                                                   (Theo bản dịch của Hoàng Thiếu Sơn. NXB Hội Nhà văn)

 

4.Theo em, văn bản “Quyết tâm đúng đắn” dẫn trên tạo lập theo kiểu văn bản nào sau đây?

A. Tự sự 

B. Miêu tả 

 C. Biểu cảm

 D. Nghị luận

5.Trong văn bản, nhân vật xưng “tôi” (cậu bé En-ri-cô) muốn nói lên ý cơ bản nào ?

A. Cảm xúc ganh tị với tấm huy chương của Prê-cốt-xi (một bạn học cùng lớp).

B. Cảm động vì nhận thấy bố làm rất nhiều việc tốt đẹp dành cho mình.

C. Xấu hổ vì thời gian vừa qua đã “không chăm học”và “lười biếng”.

D. “Tôi” đã nhận ra nhiều điều “rất xấu” của bản thân, cảm thấy “khổ tâm” về những điều đó và quyết tâm thay đổi.

6.Câu văn “Tất cả những gì tôi thấy có trong nhà, những bộ áo quần tôi mặc, những gì tôi ăn, những gì giúp tôi giải trí, những điều dạy dỗ tôi, và cả những gì đem lại danh dự cho tôi: tất cả những cái đó, đều là kết quả công lao của bố.” có sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

C. liệt kê

B. Liệt kê, điệp ngữ

D. Ẩn dụ.

4."Họ nói to, vừa cười vừa vẫy những bàn tay đen những than hay trắng vì thạch cao. " Từ bàn tay được dùng theo nghĩa nào?

(1 Point)

nghĩa gốc

nghĩa chuyển

5.Câu văn nào sau đây có sử dụng biện pháp so sánh?

A.Tâm hồn tôi như có một cái bóng tối trùm lên, và từ thâm tâm có một tiếng nói luôn luôn bảo tôi: “Thế này không được đâu”.

B. Tôi hổ thẹn khi so sánh với họ: cũng trong thời gian ấy tôi cũng chỉ miễn cưỡng bôi đen được bốn trang giấy nhỏ !

C. Thầy giáo, bố và mẹ cũng không bằng lòng về tôi.

D. Tôi muốn ngay từ hôm nay học tập say sưa như Xtac-đi, tôi muốn làm việc với tất cả sức mạnh của nghị lực và của lòng can đảm.

6.Dòng nào gồm là những từ láy?

(1 Point)

A. mệt mỏi, dạy dỗ, danh dự. 

B. máy móc, đúng đắn, vui vẻ. 

 C. nhọc nhằn, nhẫn nhục, thâm tâm.

 D. say sưa, so sánh, can đảm, lò lửa

7.Từ “hồi kí” điền vào chỗ trống của dòng nào để có khái niệm đúng về thể loại hồi kí?

A. (…) là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực.

B. (…) là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét về tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.

C. (…) là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.

D. (…) là một thể của kí viết bằng văn xuôi, có nhiều chương hồi. Người kể thường kể theo ngôi thứ nhất.

8.Điều gì khiến cho nhân vật “tôi” có tâm trạng: “Ngồi vào bàn ăn với gia đình, tôi cũng không thấy lòng vui như trước”?

A. Vì không được nhận huy chương của trường như cậu bạn Prê-cốt-xi.

B. Vì bữa cơm không có nhiều món ăn ngon.

C. Vì bị cha mẹ giận.

D. Vì nhận thấy bản thân có nhiều khuyết điểm, kết quả học tập kém.

9.Từ nhu nhược trong câu: Vâng tôi đã quyết tâm chấm dứt cái lối sống nhu nhược và vô ích ấy, nó làm cho tôi hèn hạ và làm cho bố mẹ tôi buồn phiềnlà từ có nguồn gốc:

A. Từ thuần Việt 

B. Từ mượn tiếng Anh 

 C. Từ Hán Việt

 D. Từ mượn tiếng Pháp.

10.ý nào sau đây không nói lên lí do khiến nhân vật tôi muốn thay đổi bản thân để "quyết tâm chấm dứt cái lối sống nhu nhược và vô ích ấy"?

Cảm động vì nhận thấy bố làm rất nhiều việc tốt đẹp dành cho mình.

Tấm huy chương của Prê-cốt-xi

Thấy hổ thẹn khi so sánh với cuộc sống của những tốp thợ thuyền

Tôi chơi cũng chẳng thấy vui thú như trước kia