Những câu hỏi liên quan
TV Cuber
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
27 tháng 1 2023 lúc 17:50

Có lẽ bởi vì tình thương mẹ đong đầy quá nhiều trong tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Duy nên "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" đã được ra đời. Đặc biệt ở đoạn thơ: " ...."

Giữa tiết trời mùa thu, cái mùa lãng mạng để người ta sinh ra thơ, tác giả đã ngay lập tức đắm mình vào không khí man mát đặt bút bày tỏ tình cảm mình dành cho mẹ. Đầu tiên, nhà thơ lập tức nhớ đến từng sự vật quen thuộc : trái hồng, trái bưởi. Sau đó, nỗi nhớ thương mẹ mới được bộc lộ ra một cách mạnh mẽ, người nhớ về tuổi thơ được mẹ chăm: "Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao". Tiếp theo, hoạt cảnh đẹp đẽ được người nhớ tới, chắc hẳn người chẳng bao giờ quên cái bờ ao đom đóm chập chờn ấy, gắn bó với tác giả vô vàn tình cảm vui buồn. 

Sau cùng, nhà thơ cho ta một chân lý, một lý tưởng sống, một đạo lý đẹp đẽ: "Mẹ ru cái lẽ ở đời .... mẹ ru con". Một cách sâu sắc, em hiểu rằng mẹ chính là người dạy ta nhiều điều tốt đẹp, điều nên làm, điều không nên làm; sau cùng, mẹ chính là người cho ta cuộc sống chính là người tạo nên nhân cách của ta. Em hiểu được điều ấy qua đoạn thơ này, đó là những gì em cảm nhận được.

.....................................................................................................................................................

(Ngắn hết mức rồi, nếu ngắn hơn nữa mình cũng không biết phải làm thế nào để bao quát hết được đoạn thơ, lố nhẹ 2 câu nhé:")

Bình luận (0)
TV Cuber
27 tháng 1 2023 lúc 16:19

Từ `5 ->7` câu á :q

Bình luận (4)
Đoàn Trần Quỳnh Hương
27 tháng 1 2023 lúc 17:55

Đoạn thơ trên là dòng hồi tưởng của tác giả về những ngày thu bên mẹ và những lời được mẹ nhắn nhủ qua từng lời ru. Sống ở đời cần biết học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá để không sống trở thành kẻ vong ân với quá khứ. Lời ru tưởng như là một điều rất nhỏ bé nhưng lại truyền đạt những lời hay lẽ phải để giúp ta nên "người". Đồng thời qua đoạn thơ trên, tác giả thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc với người mẹ của mình. Dẫu có đi đến chân trời nào, lời ru răn dạy của mẹ đã trở thành hồi ức không bao giờ phai mờ nâng bước đứa con đến với cánh cửa cuộc đời.

Bình luận (0)
bảongọc
Xem chi tiết
Kim Augusta
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
8 tháng 1 2022 lúc 21:22

tham khảo

Qua bài đọc hiểu tác giả muốn gửi gắm chúng ta rằng , mẹ là không chỉ là người nuôi lớn thể xác mà còn cả về tâm hồn , trí tuệ . Từ đó ta cần phải yêu thương giúp đỡ mẹ những lúc mẹ khó khăn

Bình luận (2)
Thái Hưng Mai Thanh
8 tháng 1 2022 lúc 21:22

Tham khảo:

-Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện những hồi tưởng của tác giả về thời thơ ấu bên mẹ đồng thời cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa của lời ru của mẹ và nhắn nhủ cho thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.

Bình luận (0)
Phanh Lâm
Xem chi tiết
Huge Roes
21 tháng 10 2021 lúc 15:54

1.Bài thơ được viết theo thể thơ lúc bát 

2. PTBĐ chính của đoạn thơ trên là biểu cảm 

3.phép tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ đầu và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó là :

+ Biện pháp lặp cấu trúc ở hai dòng thơ: 
"Bao giờ cho tới tháng năm"
"Bao giờ cho tới mùa thu"
⇒Biện pháp này nhằm nhấn mạnh ý, tạo sự nhịp bhàng, cân đối cho bài thơ. Đồng thời nó cũng giúp diễn tả nỗi khao khát, nỗi nhớ da diết của tác giả qua các câu hỏi "bao giờ". 
+ Biện pháp nhân hóa ở câu thơ: 
"Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm"
⇒Biện pháp này làm cho hình ảnh "trái hồng, trái bưởi" trở nên sống động, gần gũi với mọi người hơn. "Trái hồng, trái bưởi" như có sức sống giống như con người, "đánh đu" như những đứa trẻ đáng yêu, hiếu động, tinh nghịch. 

Bình luận (0)
Nguyễn Vương Quốc Anh
Xem chi tiết
Dương Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Công Đặng Hoàng
Xem chi tiết
Bảo Nhi
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
23 tháng 7 2019 lúc 9:17

1. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là:
+ Biện pháp lặp cấu trúc ở hai dòng thơ :
"Bao giờ cho tới tháng năm"
"Bao giờ cho tới mùa thu"
=> Biện pháp này nhằm nhấn mạnh ý, tạo sự nhịp bhàng, cân đối cho bài thơ. Đồng thời nó cũng giúp diễn tả nỗi khao khát, nỗi nhớ da diết của tác giả qua các câu hỏi "bao giờ".
+ Biện pháp nhân hóa ở câu thơ :
"Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm"
=> Biện pháp này làm cho hình ảnh "trái hồng, trái bưởi" trở nên sống động, gần gũi với mọi người hơn. "Trái hồng, trái bưởi" như có sức sống giống như con người, "đánh đu" như những đứa trẻ đáng yêu, hiếu động, tinh nghịch.
2. Trong câu thơ:
"Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi"
Tác giả đã sử dụng cụm từ "trong leo lẻo". Đây là một cụm từ láy. Từ láy này giúp cho câu thơ có sắc thái riêng, có giá trị biểu đạt cao, có nhiều tầng nghĩa hơn: Biểu lộ tình cảm, khắc họa hình tượng, đường nét một cách rõ nét và phong phú hơn. Đó là nỗi nhớ da diết, những hoài niệm về những kí ức ngọt ngào xa xăm.
3. Quan niệm của Nguyễn Duy qua câu thơ:
"Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hat nuôi phần hồn"​

Lời ru của mẹ luôn chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. Đó là những kinh nghiệm về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, đưa chúng ta đến với những chân trời mới, chân trời đầy tình yêu thương. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của nngười mẹ.
4. Đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: nỗi nhớ, niềm thương, tình yêu và lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho mẹ. Là nỗi nhớ về quãng thời gian trước đây tảo tần của mẹ, quãng thời gian ngọt ngào trước đây bên cạnh mẹ, với những nao nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị, về nhưngbx hoài niệm về quê hương yêu dấu.

Bình luận (0)
Thảo Phương
23 tháng 7 2019 lúc 20:24

a) Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao gi cho ti…), nhân hóa (trong câu trái hng trái bưởi đánh đu gia rm).

c) Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.

d)Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.

Bình luận (0)
Nguyen
28 tháng 7 2019 lúc 21:51

3.

Nêu quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Từ đó, nhận xét về quan niệm của tác giả (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp…).
Bình luận (0)
anh࿐ SCĐ丶
Xem chi tiết