Những câu hỏi liên quan
Hoàng Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
Linh Phương
24 tháng 10 2016 lúc 12:57

Giống nhau:

+ Nói thân phận, phẩm chất nhân cách của con người

+ Đều mang những ý nghĩa sâu sắc

+ Cách trình bày

Khác nhau:

Châm biếm:

+ phê phán, cười chê người đời

+ Những chuyện mê tín dị đoan không có thật

+ Nói về cuộc sống người đời ( phẩm chất............)

Than thân ( gđ,....)

+ Thân phận ngày xưa và hiện tại

+ MAng những ý nghĩa có thực

+ Đem lại suy nghĩa cho người đọc và người nghe.

Chúc bạn hx tốt!

Bình luận (0)
Vi Thị Dương
Xem chi tiết
Vi Thị Dương
Xem chi tiết
Vi Thị Dương
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 1 lúc 20:57

- Bài ca dao có mô típ “Hôm qua”:

Hôm qua anh đến chơi nhà,

Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường.

Thấy em nằm đất anh thương,

Anh ra Kẻ Chợ đóng giường tám tháng.

- Giống nhau: từ “hôm qua” thực chất cũng là khoảng thời gian phiếm chỉ, nói đến sự việc trong quá khứ gần, có liên hệ tới hiện tại. Bởi vậy, mô típ của những bài ca dao này hầu như đều lột tả tâm tư, tình cảm nào đó của nhân vật trữ tình lúc hiện tại.

- Khác nhau: nội dung đi sau cụm từ hôm qua có thể khác nhau về không gian, tính chất, sự việc của nhân vật trữ tình muốn thổ lộ.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Hoàng Tú Linh Lina
14 tháng 7 2023 lúc 9:25

Giống nhau: Từ “hôm qua” thực chất cũng là khoảng thời gian phiếm chỉ, nói đến sự việc trong quá khứ gần, có liên hệ tới hiện tại. Bởi vậy, mô típ của những bài ca dao này hầu như đều lột tả tâm tư, tình cảm nào đó của nhân vật trữ tình lúc hiện tại. Khác nhau: nội dung đi sau cụm từ hôm qua có thể khác nhau về không gian, tính chất, sự việc của nhân vật trữ tình muốn thổ lộ

Bình luận (0)
Nguyễn Khả Vân
Xem chi tiết
Hoàng hôn  ( Cool Team )
3 tháng 11 2019 lúc 19:32

a)`thân em như hạt mưa sa

hạt vào đài các ,hạt ra ruộng cày.

c) thuộc thể thơ than thân

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Khả Vân
3 tháng 11 2019 lúc 19:34

@Hoàng Hôn mình cần câu b) á chớ mấy câu kia mình biết rồi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng hôn  ( Cool Team )
3 tháng 11 2019 lúc 19:39

b) -giống nhau : đều phản ánh sự phất câng của xã hội phong kiến cũ đối vói người phụ nữ

khác nhau m ko biết làm xin lỗi

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết
Di Lam
23 tháng 9 2016 lúc 9:15

Những bài ca dao này nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung và những tầng lớp bị trị nói riêng.

Tìm thêm: 

_Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phảm rửa chân.

_ Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

_Thân em như đoá hoa rơi

Phải chăng chàng thật là người yêu hoa.

_Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

_Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.

 

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
23 tháng 9 2016 lúc 7:14
- Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:- Thân em như hạt mưa saHạt vào đài các, hạt ra ruộng cày- Thân em như hạt mưa ràoHạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa- Thân em như trái bần trôiGió dập sóng dồi biết tấp vào đâu- Thân em như miếng cau khôKẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày- Thân em như giếng giữa đàngNgười khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Bình luận (0)
Nguyễn Diệu
24 tháng 9 2017 lúc 9:34

Thân em như hạt mưa sa,
Hạt rơi đài các, hạt ra ngoài đồng.

Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Thân em như trái xoài trên cây
Gió đông, gió tây,gió nam,gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

Thân em như đóa hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa

Thân em như cánh hoa hồng
Lấy phải thằng chồng như phân bò khô!

Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Thân em như phận con rùa
Lên đình đội hạc xuống chua đồi bia

Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay

Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

Thân em như tấm lụa điêu
Phất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tát về đâu


Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu

Thân em như cái cọc rào
Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.

Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày.

Thân em như cái chổi để đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân

Những bài ca dao có mở bằng từ"thân em"

Bình luận (1)
Hà Quang Thắng
Xem chi tiết

Người Việt Nam ta từ ngàn xưa đã có tục thờ cúng trời đất, tổ tiên. Dù giàu hay nghèo, trong mỗi nhà đều có một bàn thờ để con cháu quanh năm nhang khói cho ông bà, cha mẹ. Đây là một phong tục đẹp, phản ánh đạo lí: uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây… rất đáng trân trọng và gìn giữ.

Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Phần lớn nông dân sống cuộc đời nghèo khó, quanh năm bát mồ hôi đổi Lấy bát cơm. Hình ảnh những mái nhà bạc phếch, dầu dãi nắng mưa là hình ảnh phổ biến của nông thôn thuở trước. Bao số phận cùng khổ bởi sưu cao thuế nặng, bởi áp bức bất công, bởi nỗi lo cơm áo hằng ngày. Biết lấy gì để báo đáp công lao trời biển của ông bà, cha mẹ? Cái thương, cái nhớ chất chứa trong lòng. Băn khoăn, day dứt lắm mà không làm sao được, chỉ biết buông tiếng thở dài chua xót :

Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!

Câu ca dao mộc mạc, giản dị như cách suy nghĩ và biểu hiện tình cảm của người nông dân chất phác, thật thà. Nhớ và thương là những khái niệm trừu tượng đã được cụ thể hóa bằng hình ảnh rất quen thuộc: nuộc lạt (nuộc: nút, môi) trên mái nhà. Khi lợp nhà bằng lá cọ, cỏ tranh hay rơm rạ, người ta thường dùng lạt giang hay lạt tre chẻ mỏng, ngâm nước cho mềm để buộc chặt từng lá cọ, từng tấm tranh, tấm rạ vào rui, mè cho chắc chắn, gió không thể thổi bay. Một mái nhà như thế có bao nhiêu nuộc lạt? Chắc là phải tới con số vài ngàn.

Vào một buổi trưa hè nào đó hoặc lúc nông nhàn, chủ nhà nằm ngửa trên chiếc phản gỗ hoặc chiếc chõng tre kê giữa nhà, vắt tay lên trán mà ngẫm nghĩ sự đời rồi than thân trách phận sao cứ bị cái nghèo đeo đuổi mãi không tha. Đập vào mắt là cái mái nhà chi chít những nuộc lạt, cách bàn thờ tổ tiên, ông bà chỉ một tầm tay. Nhìn bàn thờ trống trơn, nhang tàn khói lạnh mà chạnh lòng thương nhớ, mà áy náy ân hận vì phận làm cháu, làm con chưa trọn. Dòng cảm xúc dâng đầy và nước mắt đã ứa quanh mi, đành chỉ biết tặc lưỡi thở dài, tủi cho người đã khuất và tủi cho người đang sống. Để bày tỏ lòng thành, còn gì hơn sự so sánh: Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!

Cách so sánh trên thường thấy trong ca dao: Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu; hoặc: Qua cầu ngả nón trông cầu, Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu… Đây là cách biểu hiện tình cảm tự nhiên và chân thành của người lao động.

Chỉ hai câu ca dao mà gói ghém biết bao ý nghĩa, nhưng nổi bật nhất và thấm thía nhất vẫn là lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Lòng biết ơn ấy là nền tảng của đạo lí, là cơ sở cho mọi điều tốt đẹp trên đời. Đọc câu ca dao, chúng ta càng thêm quý tâm hồn thuần hậu, trong sáng và hiếu nghĩa của người xưa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Dân tộc Việt Nam ta từ ngàn đời nay vẫn luôn giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu và tốt đẹp như truyền thống yêu nước, chăm chỉ, đoàn kết…trong đó phải kể đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Truyền thống tốt đẹp đó được thể hiện ở tình yêu thương, hiếu nghĩa của con người đối với người thân, người lớn tuổi trong gia đình. Và được thể hiện trong thơ ca, hội họa, âm nhạc…, tất nhiên ca dao cũng không nằm ngoài quy luật này. Khi nói đến vấn đề đạo hiếu trong kho tàng ca dao, chúng ta không thể không nhắc đến câu ca dao:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”

Từ “ngó” nghĩa là nhìn, ngắm. Còn “lạt” là dây làm từ tre, nứa dùng để buộc các thanh gỗ, tre làm mái nhà vào thời xưa. “Nuộc lạt” là các mối buộc của sợi lạt, để buộc chắc được các thanh gỗ, tre lại với nhau thì phải có rất nhiều nuộc lạt. Câu ca dao mượn hành động nhìn lên những nuộc lạt trên mái nhà, để gợi nhắc, thể hiện nỗi nhớ, tình yêu thương, kính trọng dành cho ông bà của mình. Đồng thời nhắc nhở con người ta phải biết yêu thương, hiếu thảo, kính trọng với ông bà, cha mẹ trong gia đình.

Phân tích ca dao về tình cảm gia đình

Nhân vật trữ tình trong câu ca dao đã nhớ về ông bà của mình khi ngước đầu nhìn lên mái nhà - nơi cao nhất trong ngôi nhà. Điều này khẳng định vị trí cao lớn của người thân trong lòng nhân vật trữ tình. Đồng thời còn thể hiện sự kính trọng dành cho họ. Việc nhìn các “nuộc lạt”, mái nhà mà nhớ người thân là một hình ảnh rất dễ liên tưởng. Bởi ngày xưa, khi xây dựng mỗi ngôi nhà thì chủ nhân căn nhà ấy cũng ít nhiều có tham gia vào. Đặc biệt, là những việc đơn giản như chuốt lạt. Có lẽ bàn tay ông, bà của nhân vật trữ tình cũng đã từng đi bẻ tre, nứa về rồi ngồi chuốt từng sợi lạt. Ở đó, người cháu nhìn thấy được hình ảnh ông bà lúc sinh thời. Bởi vậy, ngôi nhà - nơi ông bà từng sinh sống suốt cả cuộc đời, nhìn đâu cũng là hình bóng họ, nhìn đâu cũng có thể gợi nhớ về họ được.

Câu ca dao có sử dụng hình ảnh so sánh một cách tinh tế, không trình bày theo cấu trúc thông thường. Nhân vật trữ tình ví nỗi nhớ sâu nặng dành cho ông bà của mình với số lượng nuộc lạt trên mái nhà. Mà trước giờ có ai đếm hay đếm xuể số lượng các nuộc lạt trên mái nhà được đâu. Và cũng bởi vậy, đã khiến cho nỗi nhớ tưởng như vô hình, vô lượng phần nào được hữu hình hóa. Trở nên dễ tưởng tượng hơn. Cùng với đó, trong câu ca dao còn sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Cặp quan hệ này giúp cho mức độ của nỗi nhớ càng thêm to lớn, dày đặc hơn. Mượn sự khổng lồ của số lượng nuộc lạt trên mái nhà, làm đòn bẩy để thể hiện nỗi nhớ da diết của mình.

Câu ca dao đã nói về đạo hiếu - một truyền thống đạo đức tốt đẹp, trân quý của dân tộc ta. Đạo hiếu không phải là những gì to tát, mà chỉ là những điều đơn giản. Là những lời quan tâm hằng ngày, là sự giúp đỡ những công việc gia đình, là tình yêu thương, thấu hiểu… Ngoài ra trong kho tàng ca dao của Việt Nam ta cũng có rất nhiều câu ca dao khác nói về đạo hiếu, như:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

hay “Đạo làm con chớ hững hờ

Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đạo hiếu vẫn luôn được duy trì và phát huy trong mỗi con người và gia đình. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ cá nhân chưa thực hiện tròn chữ hiếu. Như bỏ hỗn láo với bố mẹ, bỏ mặc bố mẹ, ông bà không quan tâm, chăm sóc… Đây là những trường hợp hết sức đau lòng và cần phải đẩy lùi. Và để làm được điều đó, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về tình cảm gia đình; thường xuyên tổ chức các hoạt động chung cho cả nhà… để thắt chặt tình cảm cho các thành viên.

Như vậy, câu ca dao:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”

đã thể hiện được một đức tính, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta đó là lòng hiếu thảo. Qua đó, chúng ta rút ra được bài học cho bản thân mình, đó là cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Luôn quan tâm, yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ của mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa