Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 16:26

Bài tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

—-------------------------------

Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2021

BẢN TƯỜNG TRÌNH

Về việc mất xe đạp nơi gửi xe ở trường

   Kính gửi: - BGH nhà trường

                    - Cô Dương Thu H, giáo viên chủ nhiệm lớp 9E

   Em là Nguyễn Văn A, học sinh trường THCS Vĩnh Tuy, xin phép tường trình với cô một việc như sau:

   Sáng 16 tháng 9 năm 2021, em đi xe đạp đến trường học như mọi ngày. Em đã lên lớp học và quên không khóa xe. Đến 17 giờ cùng ngày, em đã phát hiện chiếc xe đạp đã bị mất và không còn ở trong khu gửi xe của trường.

    Em xin cam đoan điều vừa tường trình là đúng sự thật. Em mong được BGH nhà trường và cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ trong việc tìm lại chiếc xe đạp bị mất.

Người viết tường trình

                                                                                                                                                                          (Kí tên)

                                                                                                                                                                           Nguyễn Văn A

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 9 2023 lúc 22:30

- Nhan đề “Thu điếu”: Thu điếu có nghĩa là “Câu cá mùa thu”. Việc câu cá chẳng qua là cái cớ, cái hoàn cảnh, cái chỗ để nói về mùa thu, để thưởng thức mùa thu mà thôi. Mùa thu, nhất là mùa thu ở làng quê, vốn đẹp, nhưng mùa thu, cảnh thu ngắm từ vị trí người câu cá, thưởng thức từ tâm trạng người ngồi câu cá, lại có cái đẹp, cái thú riêng.

- Mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề: Hai câu đề triển khai ẩn ý chứa trong nhan đề. Hai câu đề miêu tả không gian thu với cảnh sắc rất mộc mạc, giản dị mang nét đặc trưng chất thu, khí thu của làng quê Bắc Bộ.

Bình luận (0)
bé linh çutę❤❤
Xem chi tiết
Ga
19 tháng 7 2021 lúc 8:54

Dàn ý tả cô giáo mà em yêu quý
I. Mở bài

Giới thiệu về cô giáo.

Cô là người mẹ thứ hai của em.

II. Thân bài

1. Giới thiệu chung về cô giáo: tên, tuổi...

2. Tả ngoại hình của cô

Cô có dáng thon thả, thướt tha trong chiếc áo dài.

Mái tóc đen, dài xõa ngang vai.

Khuôn mặt đầy đặn, cân đối với chiếc mũi thẳng, đôi môi hồng luôn tươi cười.

Đôi mắt to và đen; nhìn hiền từ, thân thiện.

Nước da trắng trẻo.

Bàn tay nhỏ nhắn có các ngón thon dài.

Bước đi uyển chuyển.

Giọng nói rõ ràng, rành mạch.

3. Tính cách của cô

Hiền dịu

Nghiêm khắc...

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ về cô.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ga
19 tháng 7 2021 lúc 8:55

Bài mẫu :

Ở trường, ngoài những người bạn, người mà em gần gũi nhất là cô Lan- cô giáo chủ nhiệm của em. Cô như người mẹ hiền thứ hai của em vậy, người mà em có thể chia sẻ mọi điều, người luôn động viên và cho em những lời khuyên quý giá.

Cô giáo em năm nay tròn 30 tuổi, dáng người cao và gầy. Cô có mái tóc dài và đen óng như mái tóc mẹ. Khi đến trường, cô hay quấn tóc lên gọn gàng bằng một cây châm gỗ đơn giản. Với khuôn mặt trái xoan và nước da trắng hồng, trông cô thật thanh tú và trẻ trung. Em rất thích nhìn vào đôi mắt cô, đôi mắt thật đẹp và luôn ấm áp nhìn chúng em. Chiếc mũi cao và nhỏ, hai hàng lông mày có dáng rất đẹp, điểm đặc biệt thu hút mọi người ở cô là nụ cười tươi đầy thiện cảm, mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều thẳng tắp. Khi đến trường, cô ăn mặc giản dị, quần Jean và chiếc áo sơ mi không quá cầu kỳ, nhìn cô lúc nào cũng thật thanh thoát và hiền dịu. Cô giảng bài rất hay và dễ hiểu, mỗi giờ học của cô luôn thật thú vị với những trò chơi trí tuệ để chúng em nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Chữ cô rất đẹp, những con chữ tròn và đều trên tấm bảng đen luôn làm chúng em cảm thán. Bàn tay cô thon và dài, đậm tô từng nét chữ đầy sáng tạo và thích mắt. Cô đẹp nhất là khi đứng trên bục giảng, khi ấy, cô sống toàn tâm toàn ý với nghề của mình, truyền dạy cho chúng em những kiến thức bổ ích, cô luôn có cách giảng bài thật tự nhiên và sáng tạo. Với mỗi học sinh trong lớp, cô đều quan tâm tận tình, đến chỗ từng bạn để theo dõi quá trình học tập và giúp đỡ chúng em có được điều kiện học tập tốt nhất. Không chỉ trong học tập, cô cũng rất quan tâm đến gia đình của chúng em, một lần mẹ em bị ốm, cô đã đến tận nhà hỏi thăm và tận tình giúp đỡ, mọi người ai cũng yêu quí và tin tưởng cô.

Cô là một cô giáo trẻ đầy nhiệt huyết với nghề, với học sinh. Em rất yêu quý cô, nhờ có cô, những đứa học trò như chúng em mới có thể trưởng thành hơn và được học cách làm người, cách làm một công dân tốt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Hoàng Khánh Chi
19 tháng 7 2021 lúc 8:54

Tham khảo ạ !!

Ở trường, ngoài những người bạn, người mà em gần gũi nhất là cô Lan- cô giáo chủ nhiệm của em. Cô như người mẹ hiền thứ hai của em vậy, người mà em có thể chia sẻ mọi điều, người luôn động viên và cho em những lời khuyên quý giá.

Cô giáo em năm nay tròn 30 tuổi, dáng người cao và gầy. Cô có mái tóc dài và đen óng như mái tóc mẹ. Khi đến trường, cô hay quấn tóc lên gọn gàng bằng một cây châm gỗ đơn giản. Với khuôn mặt trái xoan và nước da trắng hồng, trông cô thật thanh tú và trẻ trung. Em rất thích nhìn vào đôi mắt cô, đôi mắt thật đẹp và luôn ấm áp nhìn chúng em. Chiếc mũi cao và nhỏ, hai hàng lông mày có dáng rất đẹp, điểm đặc biệt thu hút mọi người ở cô là nụ cười tươi đầy thiện cảm, mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều thẳng tắp. Khi đến trường, cô ăn mặc giản dị, quần Jean và chiếc áo sơ mi không quá cầu kỳ, nhìn cô lúc nào cũng thật thanh thoát và hiền dịu. Cô giảng bài rất hay và dễ hiểu, mỗi giờ học của cô luôn thật thú vị với những trò chơi trí tuệ để chúng em nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Chữ cô rất đẹp, những con chữ tròn và đều trên tấm bảng đen luôn làm chúng em cảm thán. Bàn tay cô thon và dài, đậm tô từng nét chữ đầy sáng tạo và thích mắt. Cô đẹp nhất là khi đứng trên bục giảng, khi ấy, cô sống toàn tâm toàn ý với nghề của mình, truyền dạy cho chúng em những kiến thức bổ ích, cô luôn có cách giảng bài thật tự nhiên và sáng tạo. Với mỗi học sinh trong lớp, cô đều quan tâm tận tình, đến chỗ từng bạn để theo dõi quá trình học tập và giúp đỡ chúng em có được điều kiện học tập tốt nhất. Không chỉ trong học tập, cô cũng rất quan tâm đến gia đình của chúng em, một lần mẹ em bị ốm, cô đã đến tận nhà hỏi thăm và tận tình giúp đỡ, mọi người ai cũng yêu quí và tin tưởng cô.

Cô là một cô giáo trẻ đầy nhiệt huyết với nghề, với học sinh. Em rất yêu quý cô, nhờ có cô, những đứa học trò như chúng em mới có thể trưởng thành hơn và được học cách làm người, cách làm một công dân tốt.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
14 tháng 9 2023 lúc 23:39

Bài làm tham khảo:

Tú Xương là một nhà thơ được sinh ra và lớn lên trong giai đoạn có thể nói là bi thương nhất của đất nước – nước ta bị Pháp tấn công và thống trị. Trước cảnh đất nước bị tù đày ấy, thơ của ông là một bức tranh hiện thực vừa bày tỏ sự đau xót của một người con nước Nam, đồng thời cũng tố cáo tội ác đen tối của bọn thực dân. Và “Vịnh khoa thi hương” cũng là một tác phẩm như thế.

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ giới thiệu kì thi Hương năm ấy:

“Nhà nước ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà”

Kì thi này được tổ chức một cách bình thường, cứ ba năm một lần. Nhưng điều bất thường của nó là, các thí sinh của trường Hà Nội cũng bị dồn về trường Nam Định để thi. Chỉ một từ “lẫn”, tác giả đã khéo léo nói lên tình trạng hồn loạn, bát nháo, tạp nham của khoa thi Hương năm ấy.

Và đúng là, việc thi cử ấy tạp nham thật:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”

Từ “lôi thôi” được đặt lên đầu câu, nhấn mạnh vẻ lếch thếch, không gọn gàng của các vị “sĩ tử”. Bình thường, những người đi thi đều là những người đọc sách, những người luôn gọn gàng, chỉn chu. Vậy mà nay, thí sinh đi thi với vẻ xốc xếch, với lọ chai lỉnh kỉnh, không còn cái vẻ tao nhã của người đọc sách. Chỉ một đối tượng, nhưng cũng đủ để chỉ sự xuống cấp của toàn xã hội. Thí sinh không còn vẻ nho nhã trí thức thì những vị giám khảo cũng không còn vẻ nghiêm túc, đáng kính như trước nữa, chỉ còn cái dáng “thét loa” như ngoài chợ, mà nói thì cũng “ậm ọe” chẳng thành câu. Một lần nữa, tính từ miêu tả “ậm ọe” lại được cho lên đầu câu giống như từ “lôi thôi” ở trên để làm nổi bật lên sự bất tài của đám quan trông trường thi. Chúng chỉ là những kẻ vênh váo, dựa hơi, chẳng có tài năng cũng chẳng có thực quyền. Trước mắt người đọc hiện lên hình ảnh của một trường thi nhốn nháo, quan trông thi thì luôn miệng hống hách, quát tháo, sĩ tử đi thi thì lôi thôi, lếch thếch, xiêu vẹo lều chõng lọ giấy đi thi. Thật là đáng buồn và đáng cười thay!

Trong cái nhốn nháo, tạp nham ấy, hai nhân vật “quan trọng” xuất hiện một cách hoành tráng:

“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra”

Theo như lịch sử, kì thi năm Đinh Dậu 1897 có vợ chồng toàn quyền Pháp và vợ chồng tôn công sứ Nam Định đến dự. Đang trong không khí trường thi căng thẳng, vậy mà quan sứ và vợ vẫn được đón tiếp một cách long trọng, “lọng cắm rợp trời”, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu. Kẻ xâm lược được đón tiếp một cách tốt nhất, đặt lên một vị trí cao nhất cho thấy một thực trạng đau lòng nước ta thời bấy giờ – một xã hội mà thực dân nắm quyền và xã hội phong kiến chỉ làm bù nhìn. Ở đây, Tú Xương dùng từ vô cùng đắt, gọi “quan sứ” một cách quan trọng, nhưng lại gọi vợ chúng là “mụ đầm”. “Mụ” là một từ để chỉ người đàn bà không ra gì, là cách gọi thô tục. Tú Xương “chửi” một cách vô cùng sắc bén. Vừa châm biếm, nhưng đó cũng vừa là nỗi đau xót, căm hận của một con người phải chứng kiến cảnh nước mất nhà tan.

Trước cảnh nhốn nháo, biến chất ấy, nhà thơ đã phải thốt lên rằng:

“Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”

Hai câu thơ vừa là lời tự vấn bản thân, cũng là tự vấn những người đồng cảnh ngộ. Có mấy người còn nghĩ đến nỗi nhục của cảnh nước mất nhà tan, mà cùng nhau đứng lên hành động? Có bao nhiêu người vẫn đang mù quáng tin vào nhà nước, tin vào chính quyền mà không chịu nhìn vào thực tế?

Thơ của Tú Xương, là sự kết hợp của cả hiện thực và trữ tình. Từ việc tả lại kì thi Hương đã thoái hóa, biến chất, nhà thơ đã vẽ lên bức tranh đất nước bị tù đày, đàn áp bởi bọn thực dân, đồng thời cũng bày tỏ nỗi niềm đau xót trước cảnh nước mất nhà tan của một người, một thế hệ trí thức yêu nước trước cảnh nước mất nhà tan.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Uyên
Xem chi tiết
châu _ fa
Xem chi tiết

 tên của văn bản, tác phẩm

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
15 tháng 2 2022 lúc 18:49

Tham khảo
 “Nhan đề” chính  tên của văn bản, tác phẩm… do chính tác giả đặt. Vì tên của mỗi tác phẩm được xem như “vẻ mặt” của nó nên mới có cách dùng hình ảnh “nhan đề”.

Bình luận (4)
Dark_Hole
15 tháng 2 2022 lúc 18:50

Tên nói lên nội dung chính của một tác phẩm, một luận văn. 

Chúc em học giỏi

Bình luận (1)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 9 2023 lúc 22:33

- Chủ đề: Bài thơ bày tỏ tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả trước thời thế.

- Chủ đề ấy giúp em hiểu thêm tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Tác giả hơn nữa rất thành công trong việc lột tả mùa thu ấy bởi chính ông đang cảm nhận vẻ đẹp ấy trên mảnh đất quê hương của mình. Đồng thời thể hiện tâm trạng thời thế của tâm hồn thanh cao: Tâm trạng ấy mang trong mình nỗi u hoài, đôi khi lặng lẽ trầm ngâm, lúc thì giật mình thảng thốt

Bình luận (0)
Minh Dương
Xem chi tiết
Ga
2 tháng 8 2021 lúc 15:30

I. Dàn Ý Cảm Nhận Khi Đọc Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà
 

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ Nam quốc sơn hà.
 

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh sáng tác, tác giả, tác phẩm:

- Ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt.
- Được gọi là bài thơ “thần”.

b. Câu thơ đầu: “Nam quốc sơn hà nam đế cư”:

- “Sông núi”: Chỉ đất nước theo không gian địa lý.
- “Nước nam”: Phân biệt rạch ròi với nước Tống ở phương Bắc.
- “Vua Nam”: Đại diện cho cả dân tộc, đất nước Đại Việt.
=> Khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. 

b. Câu thơ thứ 2: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”:

- Khẳng định mạnh mẽ ranh giới tổ quốc dựa vào lý luận “thiên ý”, do trời định không thể dối lừa hay thay đổi.
- Ngụ ý kẻ nào làm trái đạo trời thì đều là bất nhân, đi ngược lại “thiên ý”.

c. Câu thơ thứ 3: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”:

- Thể hiện sự giận dữ và khinh bỉ tột cùng trước hành động trái ngược với thiên lý, không biết liêm sỉ ngang nhiên xâm lược lãnh thổ nước ta của kẻ thù.
- Đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên, giọng điệu chế giễu trước sự bất nhân, bất nghĩa của một quốc gia tự nhận mình là “thiên triều”.
- Gián tiếp lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước của Đại Việt, thể hiện hào khí dân tộc.
-  Dự báo trước sự vùng lên mạnh mẽ, dữ dội của con dân Đại Việt, quyết không chịu để kẻ thù giày xéo làm nhục quốc thể.

d. Câu thơ cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”:

- Lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược
- Niềm tin của nhân dân Đại Việt vào chính nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần.
=> Thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù. 
 

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sun’s Lừi’s Biếng’s
2 tháng 8 2021 lúc 15:35

Bạn tham khảo :

Nước Việt Nam ta với hơn 4000 ngàn năm văn hiến, trải qua biết bao cớ sự đổi thay, thế hệ ông cha ta hết lớp này đến lớp khác đều ra sức gây dựng Tổ quốc, bảo vệ quê hương, không ngừng khẳng định chủ quyền của dân tộc, của đất nước bằng cách đánh đuổi giặc ngoại xâm. Sự anh dũng, kiên cường ấy đã nhiều lần đi vào văn chương, trở thành những tác phẩm bất hủ có giá trị muôn đời. Nền văn học trung đại nổi tiếng với nhiều các thể loại thơ ca, trong đó ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi bật và mang vẻ hào khí dân tộc sâu đậm, được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ấy là Nam quốc sơn hà. Với số câu và số chữ hạn chế, thế nhưng bài thơ vẫn truyền tải được đầy đủ tấm lòng yêu nước và sự hùng tráng của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, đồng thời còn là lời khẳng định chủ quyền đất nước một cách mạnh mẽ và sâu sắc.

Nam quốc sơn hà ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt, bởi ông là người đã đọc cho quân sĩ nghe và lan truyền nó trong khắp quân đội Đại Việt, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về vấn đề này. Ngoài ra còn có một số lời tương truyền rằng bài thơ này được thần linh truyền lại cho Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt năm 1077, nên người ta còn cung kính gọi nó là bài thơ “Thần”. Gọi là “thần” không chỉ bởi xuất phát từ nguồn gốc mà nó cò nằm ở sức mạnh vực dậy sĩ khí, nâng cao sức mạnh chiến đấu trong quân đội như một khúc ca hùng tráng về lòng yêu nước và hào khí dân tộc trong chống giặc ngoại xâm.

Bài thơ có cả thảy 4 câu, 27 chữ, mỗi câu lại truyền tải một nội dung khác nhau mà xâu kết lại thì thành một bản tuyên ngôn khá đầy đủ về mặt nội dung, ý nghĩa.

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Ở câu thơ thứ nhất “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, dịch thơ là “Sông núi nước nam vua nam ở” có thể xem là rất sát so với nghĩa gốc. Tác giả lấy “sông núi” để biểu trưng cho các thành phần cơ bản của đất nước về phương diện địa lý, sau đó lại bổ sung thêm từ “nước Nam” ý chỉ nước Đại Việt ta hoàn toàn là một quốc gia tách biệt, có lãnh thổ riêng, phân biệt hoàn toàn với cường quốc phương Bắc. Ý thơ này cũng được Nguyễn Trãi phát triển đầy đủ trong Bình Ngô đại cáo rằng “Núi sông bờ cõi đã chia/Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”. Mục đích chính của tác giả ấy là khẳng định vị thế ngang bằng, không phụ thuộc, bác bỏ thái độ coi thường của quốc gia phương Bắc, khi xem nước ta chỉ là một nước chư hầu nhỏ bé, lệ thuộc, hàng năm phải tiến cống, đồng thời chịu sự chà đạp xâm lược. Tiếp đến hai từ “vua Nam”, chúng ta không chỉ hiểu vua Nam là một người mà nên hiểu theo nghĩa rộng, vua ở đây là người đại diện cho cả một đất nước, một dân tộc, “vua Nam” cũng tức là chỉ dân tộc Đại Việt ta. Cả câu thơ nhằm khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc. 

Câu thơ thứ 2 “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, chính là lý lẽ bổ sung và nhấn mạnh cho việc phân định rạch ròi ranh giới lãnh thổ trong ý thơ đầu. Tác giả khéo léo vận dụng niềm tin của con người thuở xưa vào các yếu tố thần linh, đặc biệt là yếu tố “thiên ý” để khẳng định chủ quyền dân tộc một cách mạnh mẽ và dõng dạc. Ranh giới Nam, Bắc đã “tiệt nhiên” được phân định một cách vô cùng rõ ràng trong “thiên thư”, tức là sách trời, đó là điều không phải con người có thể quyết định được. Điều ấy cũng kéo theo một ý thơ khác ấy là phàm là kẻ muốn phá vỡ ranh giới đã được trời định sẵn ấy thì đều là kẻ làm trái với “thiên ý”, là trái với luân thường đạo lý ở đời. Đó là một sai lầm nghiêm trọng và chắc chắn rằng sẽ không có kết quả tốt đẹp. Không chỉ vậy cách nói này của tác giả còn có tác dụng nâng cao giá trị, độ tin cậy cho chân lý về chủ quyền lãnh thổ, gây được tiếng vang lớn và sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong toàn quân, toàn dân. 

Sau khi đưa ra vấn đề và khẳng định chủ quyền dân tộc và đất nước một cách hào hùng, trang trọng, tác giả đi vào đề cập đến thực trạng của đất nước, đồng thời lên án một cách gay gắt và mạnh mẽ quân xâm lược trong câu thơ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”. Dịch nghĩa thì đây là một câu hỏi tu từ “Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?”, thể hiện sự giận dữ và khinh bỉ tột cùng trước hành động trái ngược với thiên lý, không biết liêm sỉ ngang nhiên xâm lược lãnh thổ nước ta của kẻ thù. Đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên, giọng điệu chế giễu trước sự bất nhân, bất nghĩa của một quốc gia tự nhận mình là “thiên triều” thế nhưng hành động thì không khác nào một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, tàn ác, ỷ đông hiếp yếu đã thành thói quen nghìn năm không đổi. Với giọng thơ đanh thép, đầy phẫn nộ tác giả không chỉ nhằm mục đích lên án hành vi bẩn thỉu của kẻ thù mà còn gián tiếp lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước của Đại Việt, thể hiện hào khí dân tộc. Bên cạnh đó câu thơ chính là ý “chuyển” dự báo trước sự vùng lên mạnh mẽ, dữ dội của con dân Đại Việt, quyết không chịu để kẻ thù giày xéo làm nhục quốc thể. Đây được coi là việc làm vì dân trừ hại, là việc nghĩa, danh chính ngôn thuận, thuận theo “thiên ý” để đòi lại công bằng, khiến cho những kẻ làm trái đạo trời phải nhận lấy quả đắng một cách không khoan nhượng. 

Câu thơ cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” - “Chúng mày nhất định phải tan vỡ” là lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược đi ngược lại với “thiên ý” thì chắc chắn không bao giờ có kết cục tốt đẹp, thay vào đó là kết quả phải chịu “thủ bại hư”, đó đã là quy luật tất yếu không thể làm trái. Quan trọng hơn cả là câu thơ còn là niềm tin của nhân dân Đại Việt vào việc “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, niềm tin vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần. Không chỉ vậy câu thơ còn thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù. 

Nam quốc sơn hà thực sự là một bài thơ “thần” khi có sức lay động mạnh mẽ, ca ngợi tinh thần yêu nước và cổ vũ tinh thần kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đồng thời thể hiện được hào khí quân dân trong công cuộc bảo vệ đất nước, giữ gìn biên cương, là lòng tự hào sâu sắc, niềm kiêu hãnh bất tận của nhân dân nước Nam, tuy sông núi có nhỏ, thế người có yếu thế nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục mà luôn ngẩng cao đầu sánh ngang với cường quốc phương Bắc ở mọi phương diện. Điều đó thể hiện ý chí quật cường, tầm vóc to lớn của nhân dân Đại Việt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hàng ngàn đời nay.

#Nii

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ga
2 tháng 8 2021 lúc 15:30

Bạn tham khảo :

Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"

(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)

Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:

"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"

(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)

Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêu ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:

"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"

(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây)

Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:

"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"

(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nước Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù hung hãn để giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời những chiến công như Lý Thường Kiệt thắng Tống, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi...

Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trứơc mọi kẻ thù xâm lược.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 11:21

Chủ đề: Bài thơ nói về vẻ đẹp thiên nhiên cũng như vẻ đẹp của những con người nơi đây, cụ thể là vẻ đẹp của người lính canh giữ hải đảo, yêu quý và cảm phục những con người đang ngày đêm vất vả,hi sinh vì Tổ quốc.

Bình luận (0)