Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 6cm, BC= 10 cm, BD là đường phân giác (D thuộc AC). Kẻ DH vuông gócvới BC (H thuộc BC)
a) Tính tỉ số \(\frac{AD}{CD}\)
b) Hãy nêu 2 cặp tam giác đồng dạng trên hình (vè hình hộ m luôn nhé)
c. CM: AB.DC=HD.BC
Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB=6cm;BC=10cm và đường phân giác BD ( D thuộc cạnh AC). Kẻ DH vuông góc với BC ( H thuộc cạnh BC). a,Tính tỉ số AD/CD b,Nêu 2 cặp cạnh tam giác đồng dạng trên hình? c, Chứng minh AB.DC= HB.BC?
a: AD/CD=BA/CB=3/5
b: ΔBAD đồng dạng với ΔBHD
ΔCHD đồng dạng với ΔCAB
Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ đường cao AE , E thuộc BC.
Chứng minh tam giác ABE đồng dạng với tam giác CBA. từ đó suy ra AB^2 = BE.BC.
Cho BC = 5 cm, AB = 3 cm. Kẻ phân giác BD, D thuộc AC. Kẻ DH vuông góc với BC, H thuôc BC. tính tỉ số AD/CD. Chứng minh HE/HC = BA/BC.
Gọi O là giao điểm của AH với BD. Qua B kẻ đường thẳng song song với AH cắt CO, cắt CA tại M, N. Chứng minh M là trung diểm của BN.
Cho tam giác ABC vuông taỊ a, Biết AB=6cm,BC=10cm.Đường phân giác của góc B cắt AC tại D a)Tính độ dài các đoạn thẳng AC,AD và DC b)Kẻ DH vuông góc với BC(H thuộc BC). Chứng minh tam giác DHC đồng dạng vs tam giác ABC c)Tính tỉ số diện tích của 2 tam giác DHC và ABC
Cho tam giác ABC vuông tại A, kẻ đường phân giác BD từ D, kẻ DH vuông góc với BC(H thuộc BC)
a) CM: AD=Dh
b) So sánh AD và DC
c) Có AB=6cm,AC=8cm. Tính HD
Mình nói tóm tắt thôi nhé!
a) chứng minh được tam giác ABD = tam giác HBD (cạnh huyền - góc nhọn) => AD = DH (2 cạnh tương ứng)
b) tam giác HDC vuông tại H nên DC là cạnh lớn nhất => DC > DH; mà DH = AH (c/m trên) => DC > AD
c) Mình chưa nghĩ ra
Câu c là tính HC nhé bạn!
c) Tính BC bằng cách dùng định lí pytago trong tam giác ABC, ta có: BC = 10cm
BH + HC = BC = 10cm
BH = AB = 6cm
=> HC = 10 - 6 = 4 cm
Chúc bạn học tốt!
Cho tam giác ABC vuông taỊ a, Biết AB=6cm,BC=10cm.Đường phân giác của góc B cắt AC tại D
a)Tính độ dài các đoạn thẳng AC,AD và DC
b)Kẻ DH vuông góc với BC(H thuộc BC). Chứng minh tam giác DHC đồng dạng vs tam giác ABC
c)Tính tỉ số diện tích của 2 tam giác DHC và ABC
a) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:
\(AB^2+AC^2=BC^2\)
\(\Leftrightarrow AC^2=BC^2-AB^2=10^2-6^2=64\)
hay AC=8(cm)
Xét ΔABC có BD là đường phân giác ứng với cạnh AC(gt)
nên \(\dfrac{AD}{AB}=\dfrac{CD}{BC}\)(Tính chất đường phân giác của tam giác)
hay \(\dfrac{AD}{6}=\dfrac{CD}{10}\)
mà AD+CD=AC(D nằm giữa A và C)
nên Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:
\(\dfrac{AD}{6}=\dfrac{CD}{10}=\dfrac{AD+CD}{6+10}=\dfrac{AC}{16}=\dfrac{8}{16}=\dfrac{1}{2}\)
Do đó:
\(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{AD}{6}=\dfrac{1}{2}\\\dfrac{CD}{10}=\dfrac{1}{2}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}AD=3\left(cm\right)\\CD=5\left(cm\right)\end{matrix}\right.\)
Vậy: AC=8cm; AD=3cm; CD=5cm
b) Xét ΔDHC vuông tại H và ΔABC vuông tại A có
\(\widehat{C}\) chung
Do đó: ΔDHC\(\sim\)ΔABC(g-g)
c) Ta có: ΔDHC\(\sim\)ΔABC(cmt)
nên \(\dfrac{S_{DHC}}{S_{ABC}}=\left(\dfrac{DC}{AC}\right)^2=\left(\dfrac{5}{8}\right)^2=\dfrac{25}{64}\)
Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 6cm, AC = 8cm .Kẻ đường phân giác BD của góc ABC (D thuộc AC ) a)Tính BC, AD, DC b)Trên BC lấy điểm E sao cho CE= 4cm. Chứng minh tam giác CED đồng dạng với tam giác CAB c)Chứng minh ED= AD
a) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:
\(BC^2=AB^2+AC^2\)
\(\Leftrightarrow BC^2=6^2+8^2=100\)
hay BC=10(cm)
Xét ΔABC có BD là đường phân giác ứng với cạnh AC(gt)
nên \(\dfrac{AD}{AB}=\dfrac{CD}{BC}\)(Tính chất đường phân giác của tam giác)
hay \(\dfrac{AD}{6}=\dfrac{CD}{10}\)
mà AD+CD=AC(D nằm giữa A và C)
nên Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:
\(\dfrac{AD}{6}=\dfrac{CD}{10}=\dfrac{AD+CD}{6+10}=\dfrac{AC}{16}=\dfrac{8}{16}=\dfrac{1}{2}\)
Do đó:
\(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{AD}{6}=\dfrac{1}{2}\\\dfrac{CD}{10}=\dfrac{1}{2}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}AD=3\left(cm\right)\\CD=5\left(cm\right)\end{matrix}\right.\)
Vậy: BC=10cm; AD=3cm; CD=5cm
b) Ta có: \(\dfrac{CE}{CA}=\dfrac{4}{8}=\dfrac{1}{2}\)
\(\dfrac{CD}{CB}=\dfrac{5}{10}=\dfrac{1}{2}\)
Do đó: \(\dfrac{CE}{CA}=\dfrac{CD}{CB}\)
Xét ΔCED và ΔCAB có
\(\dfrac{CE}{CA}=\dfrac{CD}{CB}\)(cmt)
\(\widehat{C}\) chung
Do đó: ΔCED\(\sim\)ΔCAB(c-g-c)
Cho tam giác ABC vuông tại A , biết AB=12cm , AC= 16cm kẻ AH vuông góc với BC ( H thuộc BC)
a. chứng minh tam giác ABC đồng dạng với tam giác HBA
b.tính BC, AH , HB
c. Kẻ đường phân giác BD , tính AD/CD
a: Xét ΔABC vuông tại A và ΔHBA vuông tại H có
góc B chung
Do đó: ΔABC\(\sim\)ΔHBA
b: \(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=20\left(cm\right)\)
\(AH=\dfrac{AB\cdot AC}{BC}=\dfrac{12\cdot16}{20}=9.6\left(cm\right)\)
\(BH=\sqrt{12^2-9.6^2}=7.2\left(cm\right)\)
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB bằng 9 cm AC bằng 12 cm tia phân giác góc A cắt BC tại D từ D kẻ DE vuông góc với AC E thuộc AC a
c.Tính độ dài đoạn thẳng bc B
d.Tính tỉ số bd trên BC và tính độ dài BD và CD
e.chứng minh tam giác ABC đồng dạng với tam giác ABC tính BC
Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB=6cm; AC = 8cm; BC=10cm. Đường cao AH (H thuộc BC)
a) Chỉ ra các cặp tam giác đồng dạng
b) Cho AD là tia phân giác của tam giác ABC (D thuộc BC). Tính độ dài DB và DC
c) Chứng minh rằng AB^2 = BH*HC
d) Vẽ đường thẳng vuông góc với AC tại C cắt đường phân giác AD tại E. Chứng minh tam giác ABD đồng dạng tam giác ECD.
b) xét ∆ABC có AD là đường phân giác của góc A
=>BD/AB=DC/AC ( tính chất)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau , được :
BD/AB=DC/AC=BD/6=DC/8=(BD+DC)/(6+8)=BD/14=10/14=5/7
==>BD=6×5:7≈4,3
==>DC=10-4,3≈5,7
a,Áp dụng định lý Pi-ta-go vào tam giác ABC => tam giác ABC vuông tại A=> AH vuông góc vs BC
=> tam giác ABC đồng dạng vs tam giác HAC ( g.c.g)
b, Vì tam giác ABC vuông tại A nên ta có hệ thức: AC2=BC . HC => đpcm
c, có AD là tia phân giác của tam giác ABC => BD=CD=BC/2= 5cm
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB =21 cm ; AC =28cm . Gọi AD là phân giác của góc BAC ,AH là đường cao của tam giác ( H thuộc BC,D thuộc BC ) a,Tính BC,BD,DC? b,Tính đường cao AH? c,cmr: tam giác AHB đồng dạng tam giác CHA
a: \(BC=\sqrt{21^2+28^2}=35\left(cm\right)\)
BD là phân giác
=>BD/AB=CD/AC
=>BD/3=CD/4=35/7=5
=>DB=15cm; DC=20cm
b: AH=21*28/35=16,8cm
c: Xet ΔAHB vuông tại H và ΔCHA vuông tại H có
góc HAB=góc HCA
=>ΔAHB đồng dạng với ΔCHA