Những câu hỏi liên quan
Phan Hùng
Xem chi tiết
Đạt Trần
13 tháng 5 2018 lúc 22:06

1) Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại ra đi tìm con đường cứu nước mới ?

Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành,sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực…
Nguyễn Tất Thành từ rất sớm có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào…
Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,… nhưng lại không tán thành con đường cứu nước của họ. Các phong trào đông Du, Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp dập tắt. cách mạng lâm vào tình trạng khủng hoảng, thiếu hẵn một phương pháp cách mạng khoa học. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.
Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam.

2) Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1930 :

a. Từ năm 1911 đến 1918 :

– Ngày 5/6/1911, Người lấy tên là Ba, xin làm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Tháng 7/1911, Người cập cảng Mácxây của Pháp.
– Năm 1912, Người tiếp tục đi một số nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ…
– Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hường Cách mạng Tháng Mười Nga Tư tưởng của Người dần dần biến đổi.
– Tháng 11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng quyết định đến xu hướng hoạt động của Người.

b. Từ năm 1919 đến 1923 :
– Ngày 18/6/1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxai (Verseille) để chia nhau thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị này Bản yêu sách gồm 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
– Tháng 7/1920, Người đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Từ đó Người hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.
– Tháng 12/1920, tại đại hội của đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và lập ra đảng Cộng sản Pháp. Sau đó Người đã tham gia đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin và đi theo cách mạng vô sản Sự kiện đó cũng đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc.
– Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. – Năm 1922, ra báo Người Cùng Khổ (Le Paria)..
c. Từ năm 1923 đến 1924 :
– Tháng 6/1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế cộng sản viết nhiều cho báo Sự Thật (Paravda) và Tạp chí Thư tín quốc tế.
– Năm 1924, Người dự và đọc tham luận tại đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Sau đó, Người từ Liên Xô về Quảng Châu để trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

d. Từ năm 1924 đến 1930 :
– Ngày 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
– Tháng 6/1925 : Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp.
– Ngày 9/7/1925, Người và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á đông.
– Ngày 6/1 đến ngày 3/2/1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản cộng sản, soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của đảng Cộng sản Việt Nam… Tác dụng của những hoạt động trên đối với cách mạng Việt Nam :
* Về chính trị : Trong giai đoạn này, những hoạt động của Người chủ yếu trên mặt trận chính trị tư tưởng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta nư viết bài cho báo “Nhân đạo”, “đời sống công nhân” và “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những tư tưởng mà người truyền bá sẽ là nền tảng tư tưởng của đảng ta sau này. Những tư tưởng đó là:
Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa.
Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới có thể giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa. đó chính là mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa.
Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng.
Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là đảng cộng sản được vũ trang bằng học thuyết Mác – Lênin. * Về tổ chức :
– Khi về tới Quảng Châu (Trung Quốc), người đã tập hợp một số thanh niên Việt Nam yêu nước thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân của đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong đó có hạt nhân là Cộng sản đoàn.
Tóm lại, những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam. 3) Những cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc :
Tìm được con đường cứu nước đúng đắn : Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ cho việc thành lập đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
Cùng đảng Cộng sản đông Dương lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
Cùng đảng Cộng sản đông Dương lãnh đạo đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng chế độ mới trong những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám.
Cùng đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) thắng lợi.
Cùng đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc…
3) CỐng hiến của NGuyễn Ái Quốc
+ Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam : đó là con đường Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
+ Nhờ tìm được con đường cứu nước đúng đắn như đã nêu trên, nên mới dẫn tới việc thành lập đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi.

Bình luận (0)
Thiên Thảo
25 tháng 1 2016 lúc 17:52

1) Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại ra đi tìm con đường cứu nước mới ? 

Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành,sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, một người phụ nữ đảm đang, chăm lo chồng con hết mực…

Nguyễn Tất Thành từ rất sớm có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào…

Người khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,... nhưng lại không tán thành con đường cứu nước của họ. Các phong trào Đông Du, Duy Tân, các cuộc khởi nghĩa đều bị thực dân Pháp dập tắt. cách mạng lâm vào tình trạng khủng hoảng, thiếu hẵn một phương pháp cách mạng khoa học. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. 

Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam.

2) Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1930 :

a. Từ năm 1911 đến 1918 :


- Ngày 5/6/1911, Người lấy tên là Ba, xin làm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Tháng 7/1911, Người cập cảng Mácxây của Pháp.

- Năm 1912, Người tiếp tục đi một số nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ…

- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hường Cách mạng Tháng Mười Nga => Tư tưởng của Người dần dần biến đổi.

- Tháng 11/1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng quyết định đến xu hướng hoạt động của Người.

Bình luận (0)
Trần Lam Sơn
Xem chi tiết
Lê Thu Huyền
14 tháng 3 2016 lúc 10:44

* Hoàn cảnh Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước:

Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên ở Đà Nẵng báo hiệu thời kì xâm lược nước ta. Triều Nguyễn đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác rồi lần lượt chấp nhận sự cai trị của thực dân Pháp trên đất nước ta.

Mặc dù vậy, nhân dân ta vẫn luôn đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Tiêu biểu cho những cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ là phong trào Cần vương thế kỉ XIX. Nhưng cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại, ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến không còn phù hợp nữa.

Tiếp theo phong trào Cần vương là những cuộc đấu tranh  của các văn thân, sĩ phu yêu nước từ đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhưng rồi cũng bị thất bại.

Cách mạng Việt Nam đang bị khủng hoảng về đường lối cứu nước.

Đứng trước hoàn cảnh trước mắt, nhà tan lại được chứng kiến những cuộc đấu tranh yêu nước của các bậc tiền bối bị thất bại. Tất cả đã hun đúc trong Nguyễn Ái Quốc quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.

* Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác so với những người đi trước.

Các bậc sĩ phu và văn thân yêu nước trước đây đi tìm đường cứu nước chủ yếu là dựa vào các nước để giúp Việt Nam chống Pháp. Chẳng hạn, Phan Bội Châu sang Nhật Bản để dựa vào Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp, hay học tập những kinh nghiệm của Nhật để về lãnh đạo đồng bào ta chống Pháp.

Còn quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là quá trình khảo sát, quá trình lựa chọn.

+ Nguyễn Ái Quốc đến nhiều nước, tìm hiểu các cuộc Cách mạnh đã diễn ra trên thế giới.

+ Từ đó, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Cách mạng tư sản Pháp, Cách mạng Mĩ là những cuộc cách mạng "chưa tới nơi". Người ta đã cách mạng hàng trăm năm rồi mà dân chúng vẫn còn khổ cực đang toan tính làm lại cách mạng khác.

+ Cuộc cách mạng "tới nơi" mà Nguyễn ái Quốc tìm kiếm là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời là giải phóng người lao động.

Đó là lí do để Người khẳng định Việt Nam phải đi theo Cách mạng tháng Mười Nga vào năm 1920, khi mà Người đọc sơ thảo, Luận cương của Lê-nin vấn đề dân tộc và thuộc địa.

Bình luận (0)
Nguyễn Giang
17 tháng 4 2019 lúc 21:26

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nc trong hòan cảnh:

Nhân dân ta bị Pháp nhiều lần đô hộ và đã có nhiều cuộc đấu tranh nổ ra nhưng đều thất bại nên Bác quyết định ra đi tìm đường cứu nc

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
16 tháng 11 2019 lúc 16:28

Đáp án C

Bình luận (0)
Minh Nguyễn
14 tháng 5 2021 lúc 22:19

c

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
4 tháng 6 2019 lúc 15:20

ĐÁP ÁN C

Bình luận (0)
Minh Nguyễn
14 tháng 5 2021 lúc 22:19

c

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
16 tháng 6 2017 lúc 5:02

Chọn đáp án C

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 6 2018 lúc 9:54

Đáp án C

Bình luận (0)
Kaito Kid
Xem chi tiết
Di Di
2 tháng 5 2022 lúc 19:58

Tham khảo

a Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Quá trình ra đi tìm đường cứu nước từ năm 1911-1917

– 5/6/1911: Bác ra đi tìm đường cứu nước

– 1911 đến 1917: Bác đi khắp các nước qua châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.năm 1917 Bác trở về Pháp học tập ѵà Ɩàm việc tại Pháp 

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì Bác đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn be.Trong nước có nhiều cuộc khởi nghĩa ѵà phong trào đấu tranh nổ ra nhưng đều thất bại

-Con đường cứu nước của các bậc tiền bối trước đó: Phan Bội Châu chọn con đường sang phương Đông (Nhật Bản) xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp

- Còn Nguyễn Tất Thành thì chọn con đường đi sang các nước phương Tây: đi vào tất cả các giai cấp và tầng lớp,đi vào phong trào quần chúng giác ngộ,đoàn kết họ đứng lên dành độc lập bằng sức mạnh là chính mình.


 

Bình luận (12)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
12 tháng 12 2017 lúc 5:46

Đáp án: C

Giải thích:

sgk-trang 86

Bình luận (0)
Đoàn Ngọc Hội
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
24 tháng 10 2023 lúc 2:55

Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (tên thật là Hồ Chí Minh) có những đặc điểm mới và độc đáo so với các nhà yêu nước khác trong cuộc chiến đấu chống Pháp trước đó ở Việt Nam. Dưới đây là một số điểm đặc biệt:

- Quan điểm chính trị đổi mới: Bác đã đề xuất một quan điểm chính trị đổi mới, bao gồm chủ nghĩa cộng sản, trong cuộc chiến đấu chống Pháp. Đây là một phương pháp chính trị hoàn toàn mới mẻ và khác biệt so với các nhà yêu nước trước đó, như Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học, và Phan Chu Trinh, mà họ chủ yếu theo đuổi các phong cách lãnh đạo đặc thù hoặc chủ nghĩa dân tộc.

- Tổ chức hệ thống lãnh đạo: Bác đã xây dựng và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) với cơ cấu tổ chức mạnh mẽ và quân đội đều đặn. Đây là một phong cách lãnh đạo tổ chức chặt chẽ, khác biệt với các phong cách lãnh đạo cá nhân của các nhà yêu nước trước đó.

- Chiến lược chiến đấu: Bác đã phát triển một chiến lược chiến đấu tổng hợp bao gồm cả chiến đấu quân sự và chiến đấu chính trị, với sự tham gia rộng rãi của dân chúng. Điều này đã giúp tạo nên một cuộc chiến đấu chiến thắng chống Pháp.

- Tầm nhìn toàn diện: Bác không chỉ xem xét cuộc chiến đấu ở mặt nội chiến và dân tộc mà còn đặt ra mục tiêu toàn diện hơn, bao gồm cả khía cạnh xã hội, kinh tế và văn hóa. Ông đã thúc đẩy các chương trình cải cách và phát triển đồng thời với cuộc chiến đấu.

-> Những điểm này cùng với sự sáng tạo, sự linh hoạt, và tầm nhìn của mình, Bác đã làm nên sự khác biệt của cuộc chiến đấu chống Pháp và mở ra một hướng đi mới cho phong trào độc lập và tự do ở Việt Nam.

Bình luận (0)