Nêu vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực địa hình,
(Xin nêu rõ từng, phần từng mục)
Địa hình nước ta được chia thành mấy khu vực chính? Nêu vị trí, đặc điểm cơ bản của từng khu vực
- Địa hình nước ta chia thành 3 khu vực chính :
* Khu vực vùng núi :
- Vùng núi Đông Bắc :
+ Là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.
+ Hướng địa hình là hướng cánh cung.
- Vùng núi Tây Bắc :
+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
+ Là vùng có địa hình cao nhất cả nước với các dải núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc :
+ Nằm từ phía Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, dài khoảng 600 km.
+ Là vùng núi thấp, có hai sườn đối xứng nhau.
+ Hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam.
- Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam :
+ Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
+ Là các cao nguyên badan xếp tầng.
+ Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ phần lớn là những bậc thềm phù sa, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
* Khu vực đồng bằng :
- Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn :
+ Đồng bằng lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40000 km2, cao khoảng từ 2 - 3m so với mực nước biển.
+ Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng 15000km2, là đồng bằng lớn thứ 2. Đồng bằng có hệ thống đê bao quanh.
⇒ Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
- Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ : Diện tích khoảng 15000 km2 và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
* Địa hình bờ biển và thềm lục địa :
- Bờ biển nước ta kéo dài trên 3260 km từ óng Cái đến Hà Tiên, chia thành bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.
- Thềm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ.
Nêu vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực địa hình,
(Xin nêu rõ từng, phần từng mục)
Địa hình khu vực đồi núi chia thành mấy khu vực ? Vị trí đặc điểm của từng vùng ?
Hãy cho biết khu vực đồi núi bao gồm mấy vùng. Nêu vị trí giới hạn, đặc điểm của từng vùng.
– Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
a) Vùng núi Đông Bắc
– Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
– Có những cánh cung lớn và trung du phát triển rộng.
– Địa hình Caxtơ khá phổ biến.
b) Vùng núi Tây Bắc
– Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
– Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.
c) Vùng Trường Sơn Bắc
– Dài khoảng 600km.
– Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.
– Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng
d) Vùng Trường Sơn Nam
– Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
– Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
e) Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.
Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
a) Vùng núi Đông Bắc
- Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
- Có những cánh cung lớn và đồi trung du phát triển rộng.
- Địa hình Caxtơ khá phổ biến.
b) Vùng núi Tây Bắc
- Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
- Dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ nhất nước ta (Đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m).
- Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ, Than Uyên.
c) Vùng Trường Sơn Bắc
- Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, dài khoảng 600km.
- Là vùng núi thấp, hướng núi là tây bắc - đông nam.
- Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng.
d) Vùng Trường Sơn Nam
- Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
- Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
e) Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.
gồm có 4 phần
- vn đông bắc
- vn tây bắc
- vn trường sơn bắc
- vn trường sơn nam
+ Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta.
+ Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.
+ Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính : hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
+ Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…
+ Núi cao chủ yếu phân bố ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và miền Trung nước ta.
+ Các dãy núi cao điển hình ở nước ta : Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn,…
Dựa vào thông tin mục I, và hình 11.1, hãy:
- Nêu đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
- Nêu đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.
- Phạm vi lãnh thổ: Khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, có diện tích khoảng 4,5 triệu km, bao gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Vị trí địa lí:
+ Nằm ở phía đông nam của châu Á, trong khoảng vĩ độ từ 28°B đến 10°N và trong khoảng kinh độ từ 92°Đ đến 152°Đ.
+ Vị trí tiếp giáp: phía bắc giáp khu vực Đông Á; phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan; phía đông giáp Thái Bình Dương; phía nam giáp Ôxtrâylia và Ấn Độ Dương.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
- Thuận lợi:
+ Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ôxtrâylia, nơi giao thoa giữa các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng tạo nên một khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.
+ Khu vực Đông Nam Á có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hóa từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.
+ Là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn khiến khu vực Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng và đặc sắc.
- Khó khăn:
+ Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai, như: bão, động đất, núi lửa, sóng thần,...
+ Vị trí địa - chính trị quan trọng của Đông Nam Á đã ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.
Địa hình Việt Nam được chia thành mấy khu vực chính? Nêu vị trí, đặc điểm cơ bản của từng khu vực
Em có thể tham khảo câu trả lời qua bài giảng này của cô nhé
Địa lí 8 - Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình - YouTube
Chúc em học tốt!
#Tham khảo
- Địa hình nước ta chia thành ba khu vực:
+ Đồi núi
+ Đồng bằng
+ Bờ biển và thềm lục địa
- Đặc điểm các khu vực đồi núi:
+ Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta.
+ Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.
+ Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính : hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
+ Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…
+ Núi cao chủ yếu phân bố ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và miền Trung nước ta.
+ Các dãy núi cao điển hình ở nước ta : Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn,…
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 7
Bài 35: Khái quát châu Mĩ
- Nêu diện tích, vị trí địa lí của châu Mĩ?
- Trình bày đặc điểm về thành phần chủng tộc của châu Mĩ?
Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
- Nêu đặc điểm các khu vực địa hình của Bắc Mĩ?
-Trình bày đặc điểm khí hậu của Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hóa đó?
Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
- Trình bày sự phân bố dân cư Bắc Mĩ? Giải thích vì sao có sự phân hóa đó?
Bài 38,39: Kinh tế Bắc Mĩ
- Trình bày đặc điểm nông nghiệp Bắc Mĩ?
- Trình bày đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ?
- Phân tích bảng số liệu trang 124.
- Cho biết: năm thành lập, thành viên, ý nghĩa của Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ.
Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
- Nêu đặc điểm thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (bao gồm: Địa hình, khí hậu, cảnh quan)?
Bài 44, 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ
- Trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp, công nghiệp trung và Nam Mĩ?
- Nêu vai trò của rừng A-ma-dôn, liên hệ vấn đề khai thác và bảo vệ rừng của nước ta?
Bài 35: Khái quát châu Mĩ
- Nêu diện tích, vị trí địa lí của châu Mĩ?
Một lãnh thổ rộng lớn- Phạm vi lãnh thổ:
+ Diện tích 42 triệu Km2.
+ Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cực Nam.
- Vị trí địa lí:
+ Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
+ Tiếp giáp với các đại dương Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
- Trình bày đặc điểm về thành phần chủng tộc của châu Mĩ?
2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng
- Thành phần nhập cư: Người châu Á, châu Âu, châu Phi.
- Người bản địa: Người Anh-điêng và các tộc người.
- Các chủng tộc: Môn – gô – lô – it, Ơ – rô – pê – ô –it, Nê – grô – it. Các chủng tộc đã hòa huyết với nhau tạo nên thành phần người lai.
------------------ có ý bạn tham khảo---------------
Câu 1: Vị trí địa lý khu vực Tây Nam Á có ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
Câu 2:
+ Nêu vị trí địa lý của khu vực Nam Á
+ Nam Á có mấy miền địa hình ? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền
Câu 3: Em hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa miền đất liền và phần hải đảo của khu vự Đông Á
Nguyễn Trần Thành Đạt
Silver bullet
Bình Trần Thị
...... HELP ME!
câu 1: Ở đây có trữ lượng dầu mỏ lớn chiếm xấp xỉ 50% của cả thế giới.
- Hiện nay các nguồn năng lượng đang bị thiếu hụt trên quy mô toàn cầu.
--> Tây Nam Á đã trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc và là điểm nóng của thế giới.
Câu 2: - Vị trí địa lí:
+ Phía Nam châu Á (40B -> 380B)
+ Phía TN giáp biển A-rập, phía ĐN giáp vịnh Ben-gan, phía TB giáp Tây Nam Á, phía ĐB giáp Trung Á.
- Nam Á có ba miền địa hình khác nhau :
+Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 - 400 km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á. Về mùa đông, Hi-ma-lay-a có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam là nơi có cùng vĩ độ. Về mùa hạ, gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam.
+Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
+Nằm giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đề-can là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bề rộng từ 250 km đến 350 km.
câu 3:
- Đất liền :
+phía tây : núi cao hiểm trở(côn luân , thiên sơn); cao nguyên đồ sộ( hoàng thổ , tây tạng); bồn địa thấp và rộng ( ta-rim, tứ xuyên, duy ngôn nhĩ)
+phía đông : đồi núi thấp và rộng; đồng bằng màu mỡ(tùng hoa , hoa bắc, hoa trung)
- Hải đảo:
gồm nhiều núi trẻ, núi lửa đang hoạt động mạnh (nằm ở" vành đai lửa thái bình dương"), thường xảy ra động đất
Câu 1:Ở đây có trữ lượng dầu mỏ lớn chiếm xấp xỉ 50% của cả thế giới.Hiện nay các nguồn năng lượng đang bị thiếu hụt trên quy mô toàn cầu. Tây Nam Á đã trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc và là điểm nóng của thế giới.
Câu 2: Vị trí địa lí:Phía Nam châu Á. Phía TN giáp biển A-rập, phía ĐN giáp vịnh Ben-gan, phía TB giáp Tây Nam Á, phía ĐB giáp Trung Á. Nam Á có ba miền địa hình khác nhau Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km, bề rộng trung bình từ 320 - 400 km. Đây là ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á. Về mùa đông, Hi-ma-lay-a có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, làm cho Nam Á ấm hơn miền Bắc Việt Nam là nơi có cùng vĩ độ. Về mùa hạ, gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thổi tới, gây mưa lớn trên các sườn núi phía nam.Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.Nằm giữa chân núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đề-can là đồng bằng Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, bề rộng từ 250 km đến 350 km.
Câu 3:Đất liền :
Phía tây : núi cao hiểm trở(côn luân , thiên sơn); cao nguyên đồ sộ( hoàng thổ , tây tạng); bồn địa thấp và rộng ( ta-rim, tứ xuyên, duy ngôn nhĩ)
Phía đông : đồi núi thấp và rộng; đồng bằng màu mỡ(tùng hoa , hoa bắc, hoa trung)
Hải đảo: gồm nhiều núi trẻ, núi lửa đang hoạt động mạnh (nằm ở" vành đai lửa thái bình dương"), thường xảy ra động đất.
Câu 3:- Phần đất liền:
+ Nửa phía tây có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng.
+ Nửa phía đông là các vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng.
- Phần hải đảo là vùng núi trẻ.
***VỊ TRÍ:
- Diện tích: trên 30 triệu km vuông
- Tiếp giáp:
+ Đại Tây Dương
+ Ấn Độ Dương
+ Địa Trung Hải
+ Biển Đỏ (ngăn cách với Châu Á qua kênh đào Xuy - ê )
- Đại bộ phận Châu Phi nằm giữa 2 đường chí tuyến và cân xứng với xích đạo.
***ĐỊA HÌNH:
- Châu Phi có dạng hình khối, đường bờ biển ít bị cắt xẻ, biển ít ăn sâu vào trong đất liền. Nên ít đảo, bán đảo và vịnh.
- Địa hình tương đối đơn giản, là khối cao nguyên khổng lồ: gồm nhiều sơn nguyên xen lẫn với bồn địa. Nhiều sông, hồ, ít núi cao và đồng bằng.
***ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:
- Các môi trường tự nhiên Châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo.
+ Môi trường xích đạo ẩm
+ 2 môi trường nhiệt đới
+ 2 môi trường Địa Trung Hải
+ Môi trường cận nhiệt đới ẩm
+ 2 môi trường hoang mạc
- Suy ra: môi trường hoang mạc chiếm phần lớn diện tích