nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ cá không ăn muối cá ươn con cãi cha mẹ trăm đường con hư
"Cá không ăn muối cá ươn Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư" hay là "Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư"
giúp mình
- Theo mk thì :
"Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư"
Cá không ăn muối cá ươn con cãi cha mẹ trăm đường con hư nha bạn!
Theo Moon thì:
"Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
k cho Moon nha!
Câu ca dao nào nói lên công lao trời bể của cha mẹ với con cái?
A.
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
B.
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi ca mẹ trăm đường con hư
C.
Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
D.
Ăn quả nhớ kẻ trông cây
ươn hoặc ương
- Th... người như thể thương thân
- Cá không ăn muối cá ...
Con cãi cha mẹ trăm đ...` con hư.
- Thương người như thể thương thân.
- Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
Viết 1 đoạn văn nghị luận làm sáng tỏ câu tục ngữ :
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
Truyền thống đạo lý của dân tộc ta đã quy định một số khuôn mẫu làm người, trong đó có mối quan hệ của con cái đối với cha mẹ,con cháu đối với ông bà. Ngoài lòng hiếu kính thì người con còn có bổn phận phải biết vâng lời dạy bảo của các bậc sinh thành. Bổn phận đó được ông bà ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:
“ Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”
Bằng cách so sánh hiện tượng cá bị ươn khi không được ướp muối mặn, câu tục ngữ khẳng định nếu con cái mà không biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ thì sẽ hư hỏng. với hình ảnh so sánh thật cụ thể nhưng lại có tính thuyết phục rất cao. Bởi lẽ, cha mẹ là người sinh ta ra, nuôi dưỡng ta nên người, cha mẹ luôn mong muốn con cái của mình ngoan ngoãn và trưởng thành. Cha mẹ rất thương yêu con cái, vì thương yêu nên muốn cho con mình những điều tốt đẹp nhất và bổn phận làm con là phải biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ để trở thành người tốt trong xã hội. Và cha mẹ là người chin chắn, có đạo đức, nên những lời giáo huấn của người là những điều hay lẽ phải, hợp đạo nghĩa.
Hơn nữa, những lời khuyên dạy của cha mẹ thường được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế, nên vừa có giá trị đạo đức, vừa có tác dụng thực tiễn. Những điều đó sẽ giúp ta thành đạt hơn trong cuộc sống và khi bước vào đời ta sẽ đỡ cảm thấy bỡ ngỡ và lạc lỏng hơn nữa. Cho nên nếu như con cái mà không nghe lời cha mẹ thì con cái sẽ trở thành một người hư hỏng vì không cha mẹ nào đi dạy cho con cái những điều xấu, trái đạo đức.
Thực tế cho thấy, lịch sử các triều đại phong kiến nước ta cho thấy vị vua nào không tuân theo lời giáo huấn của tiên vương để chăm lo việc nước mà lại đam mê tửu sắc thì thường bị mất ngai vàng. Và cuộ sống quanh ta đã diền ra biết bao nhiêu cảnh con cái không vâng lời cha mẹ,luôn cãi lời cha mẹ không lo học hành mà thường hay bỏ học trốn học, chơi game, rượu chè, thuốc lá theo lời xúi giục của bạn bè cứ mãi mê ăn chơi rồi dẫn đến sự sa đọa và cuối cùng thì hủy hoại tương lai của mình, trở thành một kẻ thất nghiệp, có khi sa vào các tệ nạn xã hội. Trong khi đó các bạn khác thì vâng lời bố mẹ chăm lo học hành, chăm chỉ làm viecj giúp đỡ bố mẹ và người đó trở thành một người con chăm ngoan hiếu thảo, học hành thành đạt, có địa vị trong xã hội.
Nhưng đôi khi, che mẹ do không nắm bắt được ước mơ, nguyện vọng của con cái nên những lời khuyên bảo của cha mẹ có lúc lại làm cho con mình không thể nào phấn đấu được. Chẳng hạn như, một người muốn chọn học ngành , chọn trường đại học kia cho phù hợp với năng lực, sở thích và đáp ứng nhu cầu của xã hội nhưng cuối cùng phải chiều theo ý bố mẹ chọn ngành nghề không đúng với nguyện vọng uối cùng có nhiều người phải chán nản và không có hướng phấn đấu. Có khi lời khuyên của cha mẹ lại nhắm vào quyền lợi cá nhân, của gia đình, lại xung đột với quyền lợi của xã hội. Trong những trường hợp này,ta cần kiên nhẫn giải thích và thuyết phục cha mẹ thay vì chúng ta vâng lời cha mẹ một cách mù quáng.
Là người con chúng ta phải biết kính trên nhường dưới, vâng lời lễ phép với ông bà cha mẹ. Đạo làm con chúng ta phải giữ trọn chữ hiếu, chúng ta không nên cãi lời ông bà cha mẹ: “ Cá không ăn muối cá ươn,Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Câu tục ngữ là lời giáo dục tình cảm, đạo đức con người về lòng hiếu kính , thương yêu cha mẹ, quan hệ đầy tình nghĩa với hàng xóm,họ hàng, với mọi người chung quanh ta.
Đây là một đề bài nói lên phận làm con. Qua câu tục ngữ này muốn nhắc nhỡ bổn phận làm con phải biết nghe lời cha mẹ. không nên làm những việc trái với đạo lý, trái với lương tâm. Đề bài: Giải thích câu tục ngữ Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư Đây là một đề bài nói lên phận làm con. Qua câu tục ngữ này muốn nhắc nhỡ bổn phận làm con phải biết nghe lời cha mẹ. không nên làm những việc trái với đạo lý, trái với lương tâm.
Viết bài văn hoàn chỉnh cho mỗi đề bài sau
1. Cha ông ta cho rằng: Cá không ăn muối cá ươn/Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
Em có suy nghĩ gì về câu tục ngữ trên
2. Mỗi một cá nhân sống phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Vậy theo em như thế nào là sống cá trách nhiệm
3. Hãy giải thích câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân
Bài 1 :
Cá không ăn muối cá ươn,
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.
Câu tục ngữ trên cho em thấy bài học lớn về đạo làm người được rút ra từ một thực tế hết sức giản đơn. Thường thường, mua cá ở chợ về, muốn giữ được tươi lâu, người ta mổ sạch sẽ rồi đem ướp muối. Cá thấm muối, thịt săn chắc, khi chế biến thành món ăn, hương vị sẽ đậm đà. Ngược lại, nếu để lâu không ướp muối, cá sẽ ươn, ăn mất ngon. Con cái không nghe lời dạy bảo của cha mẹ khác nào như cá không ăn muối, sẽ hư hỏng, không thể trở thành người tốt được . Vì vậy , câu tục ngữ trên muốn nhắc nhở mọi người phải giữ đạo làm con. Nó có liên quan đến chữ hiếu và chữ hiếu ngày nay dù có mang nét mới của thời đại nhưng vẫn là đức lớn trong đạo làm người của dân tộc ta.
Bài 2: Sống có trách nhiệm là như thế nào? Có rất nhiều ý kiến cho vấn đề này, nhưng nhìn chung, sống có trách nhiệm là sống đẹp, sống có ích cho đời, sống độc lập và sống theo cách biết làm chủ bản thân. Chính mỗi con người hẫy luôn sẵn sàng đón lấy và chấp nhận những lựa chọn của mình. Và hơn hết, là một học sinh, mỗi chúng ta cần học cách sống có trách nhiệm. Ví như thầy cô giao cho bạn một bài tập khó, bạn phải cố gắng hết sức để làm nó bằng cả công sức của mình. Chứ không phải lên mạng rồi nhờ người khác làm giúp và chép vào. Ôi! Lại có những bạn học trò ngụy biện rằng mình chỉ tham khảo bài văn của người khác để biết thêm thông tin. Thật buồn cười! Trách nhiệm? Bạn đã có hay chưa? Vì thế, mỗi chúng ta hãy làm bằng cả tâm huyết, công lao của mình chứ đừng quá nhờ vả người khác. Nếu thế bạn cũng chỉ là cái bóng bị người khác giẫm dưới chân mà thôi!! Trách nhiệm đối với tôi là thế, còn bạn thì sao?
Anh em như thể chân tay.
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Rộng hơn tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đói, quên lạnh, cứu sống bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau.
Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.
Học tốt~~~
Điền vào chỗ trống
ươn hoặc ương
- Mồ hôi mà đổ xuống v....
Dâu xanh là tốt vấn v.... tơ tằm
- Cá không ăn muối cá ....
Con cãi cha mẹ trăm đ.... con hư.
ươn hoặc ương
- Mồ hôi mà đổ xuống vườn
Dâu xanh là tốt vấn vương tơ tằm
- Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
cá không ăn .......cá ươn con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư
Từ cần điền là : muối
tk nha
Câu ca dao tục ngữ : Cá không ăn muối cá ươn con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư. có ý nghĩa gì ?
Tham khảo
Câu ca dao đã ví con cái cãi lại lời cha mẹ giống như cá mà không được ăn muối, sẽ trở thành thứ hư hỏng, bỏ đi, không thể trở thành người tốt được. Muối ở đây tương ứng với những lời răn dạy, chỉ bảo của cha mẹ, không ăn muối cá sẽ ươn giống như con không nghe lời cha mẹ, con sẽ khó mà nên người.
tham khảo
Câu ca dao đã ví con cái cãi lại lời cha mẹ giống như cá mà không được ăn muối, sẽ trở thành thứ hư hỏng, bỏ đi, không thể trở thành người tốt được. Muối ở đây tương ứng với những lời răn dạy, chỉ bảo của cha mẹ, không ăn muối cá sẽ ươn giống như con không nghe lời cha mẹ, con sẽ khó mà nên người.
tham khảo
Câu ca dao đã ví con cái cãi lại lời cha mẹ giống như cá mà không được ăn muối, sẽ trở thành thứ hư hỏng, bỏ đi, không thể trở thành người tốt được. Muối ở đây tương ứng với những lời răn dạy, chỉ bảo của cha mẹ, không ăn muối cá sẽ ươn giống như con không nghe lời cha mẹ, con sẽ khó mà nên người.
B1: Giải thích nghĩa của các câu tục ngữ sau:
1. Ăn cây nào rào cây nấy
2. Ăn cháo đá bát
3. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
4. Cá ko ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư
5. Đói cho sạch, rách cho thơm
B2: Viết mỗi câu tục ngữ mội đoạn văn 7-10 dòng về cẩm nghĩ của em
Các cậu giúp mik nha. Cảm ơn các cậu nhìu lắm!!!!!!😚😚😚😚😚😚😊😊😊😊😊☺☺☺☺☺☺☺💕💖💓💗
1. Biết ơn những người đã cưu mang, giúp đỡ mình.
2. Phản bội, vong ân bội nghĩa với những người có công với mình.
3. Việc có lợi cho mình thì đi trước, khó khăn hoặc không có lợi thì đi sau.
4. Bài học con cái phải biết nghe lời bố mẹ.
5. Giữ gìn danh dự, nhân cách trong hoàn cảnh khó khăn.