Hãy nêu những thành tựu và thách thức của VN khi tgia hiệp hội ASEAN
1. Trình bày nguyên tắc và mục tiêu hiện nay của hiệp hôị các nước Đông Nam Á (ASEAN) ? Nêu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN ? 2. Tại sao nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc ? 3. Nêu đặc điểm vị trí địa lý Việt Nam Về mặt tự nhiên và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ? 4. Nêu đặc điểm phần đất liền của lãnh thổ Việt Nam ? Nêu những thuận lợi và khó khăn ? 5. Nêu đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam về diện tích , giới hạn?
Thành tựu và thách thức khi VN gia nhập ASEAN
Tham khảo:
http://aseanvn.yn.lt/thanh_tuu_va_thach_thuc
* Thành tựu
-Nền kinh tế VN đc hội nhập với nền kinh tế của khu vực ,tạo điều kiện cho nền kinh tế VN rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực
-VN tiếp thu đc những thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới ,có điều kiện tiếp thu cách quản lý của các nước trong khu vực ,đồng thời tạo điều kiện cho việc giao lưu hợp tác về kinh tế ,giáo dục ,văn hóa,......
xin lỗi vì trả lời hơi muộn.Bạn có cần nữa không mk gửi nốt phần thách thức cho
Hãy phân tích những thách thức và thành tựu của ASEAN
* Thách thức
- Tăng trưởng ko đều, trình độ phát triển chênh lệch (Một số nước có nguy cơ tụt hậu ảnh hưởng đến mục tiêu chung của khu vực)
- Vẫn còn tình trạng đói nghèo ( là lực cản của sự pt KT, nhân tố gây mất ổn định trong xã hội)
- Vấn đề xã hội khác (Bạo loạn, khủng bố, môi trường,...) Gây mất ổn định cục bộ
* Thành tựu
- Đời sống nhân dân đc cải thiện
- Bộ mặt quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa
- Tạo dựng môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực
Trình bày quá trình thành lập của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)? Phân tích những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN?
CÁC BN ƠI GIÚP MK VS MK CẦN GẤP CÁC BN ƠI LM ƠN GIÚP MK VS
Tham khảo:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xia, Malaixia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc). Ngày 8/1/1984, Brunây Đaruxalam được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước.
Những thành tựu và thách thức của việt nam khi gia nhập asean
thời cơ
- thu hut vốn đầu tư nước ngoài
- tao công ăn việc làm cho nhân dân
- nâng cao cải thiện đời sống của người dân
- tiếp xúc với khoa học kỹ thuật hiện đại
- thị trương mở rộng
- được bảo vệ trên đấu trường quốc tế
Thách thức
- Cạnh tranh khốc liệt
- sự chênh lệch về trình độ sản xuất, về thu nhập với 1 số nước trong khu vực như singapo, thái lan
- sự khác nhau về thể chế chính trị
phần này có trong sách giáo khoa trang 60 đó nha bạn! Chúc bạn học tốt.
Phân tích những thuận lợi và thách thức khi Việt Nam gia nhập vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Thuận lợi | Khó khăn |
- Tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, xã hội - Có cơ hội tiếp thu, chọn lọc những nét văn hóa, xã hội của mỗi nước - Tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế - Mở rộng thị trường kinh tế, dễ dàng hơn trong việc xuất nhập khẩu với nước ngoài | - Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ |
Nêu những cơ hội và thách thức đối với nước ta khi gia nhập ASEAN
* Cơ hội
- Xuất được hàng trên thị trường rộng lớn. (0,5 điểm)
- Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ... (0,5 điểm)
- Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN. (0,5 điểm)
* Thách thức
- Phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có trình độ công nghệ cao hơn. (0,5 điểm)
- Nguy cơ mai một nền văn hóa. (0,5 điểm)
Đọc thông tin, hãy trình bày một số thành tựu và thách thức của ASEAN.
♦ Thành tựu của ASEAN:
- Về kinh tế:
+ Thúc đẩy tăng trưởng và bền vững kinh tế của khu vực, thế giới.
+ Xây dựng ASEAN trở thành khu vực kinh tế phát triển năng động, thu hút đầu tư.
+ Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, khối nước, thúc đẩy hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
+ Bước đầu đạt được các thỏa thuận và các hiệp định kinh tế trong các tổ chức thuộc Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
- Về văn hóa - xã hội:
+ Tạo dựng được nền văn hóa đa dạng trong thống nhất.
+ Nhận thức và ý thức cộng đồng của người dân đã được nâng lên.
+ HDI của các nước đều tăng, đời sống của người dân được cải thiện.
- Về an ninh - chính trị:
+ Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
+ Đạt được thỏa thuận Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)
♦ Thách thức của ASEAN:
- Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia.
- Mức sống chệnh lệch, tình trạng đói nghèo, di cư, sắc tộc, tôn giáo, dịch bệnh, môi trường, thiên tai,…
- Giữ vững chủ quyền, an ninh khu vực, vấn đề Biển Đông còn có những thách thức.
Hiệp hội các nước Đông Nam Á:
+ Thời gian gia nhập của các quốc gia
+ Mục tiêu hợp tác đã thay đổi qua thời gian như thế nào?
+ Nguyên tắc của Hiệp hội
+ Vai trò, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asean
+ Thời gian gia nhâp:
-Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines,
+ mục tiêu hợp tác theo từng thời gian:
- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.
- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.
- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.
- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
+ Nguyên tắc của Hiệp hội:
i) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên;
ii) Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;
iii) Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế;
iv) Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;
v) Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;
vi) Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài;
vii) Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN;
viii) Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến;
ix) Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội;
x) Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia;
xi) Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN;
xii) Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng;
xiii) Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và
xiv) Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.
+ Vai trò, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập Asean
- cơ hội: đẩy mạnh kinh tế, văn hóa và giáo dục,..
+ thách thức:
Dễ bị tụt hậu,..(mình chưa nghĩ ra:))
Thời gian gia nhập: 7 /1995 ( VN tham gia) 1997 (Lào,Mi-an-ma tham gia) 4/1999 (Campuchia kết nạp)
Mục tiêu:Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì và ổn định
Nguyên tắc: - tôn trọng các quyền dân tộc: độc lập , chính quyền , thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
- không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
-giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
-hợp tác cùng phát triển