Viết đoạn văn lời phủ dụ của Quang Trung. (TPH,12 câu, 1 câu ghép, 1 lời dẫn trực tiếp)
Viết đoạn văn tổng phân hợp 12 câu làm rõ nội dung lời phủ dụ của Quang Trung với nghĩa quân tây sơn ở Nghệ An Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu ghép nối
Lời phủ dụ của Quang Trung đối với nghĩa quân Tây Sơn ở Nghệ An đã được làm rõ qua 12 câu dẫn trực tiếp và câu ghép nối:
Quang Trung nói: "Anh em hãy lắng nghe lời của ta. Chúng ta đã chiến đấu từ lâu, đánh bại quân xâm lược, nhưng chúng ta cần phải cùng nhau tiếp tục đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước. Ta tin rằng nghĩa quân Tây Sơn ở Nghệ An sẽ không ngại khó khăn và sẽ đứng vững bên ta."
Quang Trung tiếp tục: "Chúng ta đã chứng minh được sức mạnh của mình trong những trận đánh trước đây. Hãy nhớ rằng chúng ta đang chiến đấu cho tự do và công bằng. Chúng ta không thể để cho quân xâm lược tiếp tục áp bức và cướp đoạt tài nguyên của dân tộc. Hãy cùng nhau đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn và đánh bại kẻ thù."
Quang Trung cũng nhấn mạnh: "Nghĩa quân Tây Sơn ở Nghệ An là một phần quan trọng của cuộc chiến này. Chúng ta cần phải hợp tác chặt chẽ, chia sẻ thông tin và kế hoạch chiến lược. Chỉ có bằng sự đoàn kết và sự tin tưởng vào nhau, chúng ta mới có thể đánh bại quân xâm lược và giành lại độc lập cho đất nước."
Cuối cùng, Quang Trung kết luận: "Hãy nhớ rằng chúng ta đang chiến đấu cho tương lai của con cháu chúng ta. Hãy là những người anh hùng, những người chiến sĩ không sợ gian khó. Hãy cùng nhau đi vào trận địa, với lòng dũng cảm và quyết tâm, để chúng ta có thể xây dựng một đất nước giàu mạnh và tự do."
Viết đoạn văn TPH khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của e về nguyên nhân bi kịch của Vũ Nương, trog đoạn văn có 1 câu ghép. 1 lời dẫn trực tiếp(Gạch chân) Giups mk với mk đg cần gấp
Tham khảo:
Sau khi đọc câu chuyện "Chuyện người con gái nam xương ", xuyên suốt câu chuyện đã cho độc giả thấy một người phụ nữ hồng nhan nhưng bạc phận, tốt đẹp biết bao nhưng cuối cùng cúng phải chết, phải tự tự để phá giải nỗi hàm oan không được quyền nói ấy. (câu ghép) Và nguyên nhân chủ yếu cũng như trực tiếp đã gây ra cái chết của Vũ Nương đó là do Trương Sinh chồng nàng là một kẻ hồ đồ, vũ phu, hay ghen, đa nghi. Dù biết vợ nết na thủy chung vẫn luôn đề phòng quá mức, trước lời nói ngây thơ của bé Đản: "Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít" mà đã vu oan, không cho Vũ Nương cơ hội giải thích, chính điều ấy đã khiến Vũ Nương phải tự tử để chứng minh sự trong sạch của mình. (câu dẫn trực tiếp) Ngoài ra thì nỗi oan ấy cũng là do chiến tranh phong kiến phi nghĩa khiến nhiều người phải rời mái ấm gia đình, chiến tranh đã chia cắt vợ chồng cha con, gây nên những hiểu lầm mà Vũ Nương phải gánh chịu, do trò đùa chỉ vào bóng của nàng và lời nói ngây thơ của bé Đản. Nếu suy xét sâu ca cho cùng thì cũng chính tại xã hội phong kiến nam quyền thối nát, bất công coi trọng quyền uy của người giàu và người đàn ông trong gia đình. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương ngay từ đầu đã chênh lệch về giai cấp, về khoảng cách giàu nghèo, về tính cách của Vũ Nương và Trương Sinh.Và từ đó đõ tạo nên một bi kịch cho nàng, bi kịch ấy đã vượt ra khỏi bi kịch gia đình, là bi kịch của một lớp người trong xã hội. Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép với chế độ phong kiến đương thời. Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ.
Viết đoạn văn TPH 12 câu làm rõ những vẻ đẹp của anh thanh niên trong tác phẩm. Khi viết có dùng lời dẫn trực tiếp, câu ghép. ( Gạch chân và ghi rõ chú thích).
bạn tham khảo
Qua truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với đầy đủ phẩm chất của một con người. Phù. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề , ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao ngừơi khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay .anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách , nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ.
Tham Khảo
Anh thanh niên trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là một con người có tình yêu sâu sắc đối với công việc mình làm. Anh quan niệm : " Khi ta làm việc, ta với việc là đôi sao gọi là một mình được .Huống chi công việc của cháu gian khổ là thật đấy nhưng nó đi,cháu buồn đến chết mất. "(Lời dẫn trực tiếp) . Chỉ một câu nói ấy thôi đã đủ để cho ta hiểu anh yêu quý công việc của mình đến mức nào. Không chỉ là một người có tình yêu và trách nhiệm với công việc của mình, anh thanh niên còn là một người cực kì khiêm tốn. Tuy anh phải làm việc ở một nơi hẻo lánh, công việc lại vất vả như vậy nhưng chua bao giờ anh đề cao giá trị của mình (Câu ghép). Trái lại, anh còn ca ngợi và giới thiệu cho cô kĩ sư và ông họa sĩ những người mà anh cho là xứng đáng hơn mình . Đó là ông kĩ sư vườn rau, anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn. Với anh, công sức mình bỏ ra chưa là gì so với những cố gắng của người khác. Có lẽ vì vậy mà anh càng phấn đấu hơn trong công việc của mình. Không chỉ vậy, anh còn là một người có tấm lòng rộng mở , hiếu khách và biết quan tâm những người xung quanh. Sống một mình giữa núi cao, anh luôn mong muốn có người đến thăm, nói chuyện và luôn cảm thấy thèm người.Anh thanh niên đã tiếp đón những người đến thăm nhà mình bằng tất cả tấm lòng chân thành, cởi mở, sự nồng hậu, ấm áp.Anh tặng bác lái xe của tam thất anh vừa đào được , tặng cho cô kĩ sư bó hoa mình tự trồng.Đó chính là những biểu hiện của phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên- một trong những điều đáng quý có ở anh.
Câu 1 : Viết đoạn TPH khoảng 12 câu Phân tích nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích" trong đoạn có sử dụng hợp lí lời dẫn trực tiếp , câu ghép và câu nghi vấn( Chú thích )
Câu 2 : Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về chữ Hiếu ngày nay.
Viết đoạn văn TPH(khokho 12-15 câu)làm rõ diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. Khi viết có sử dụng lời dẫn trực tiếp, câu ghép. Gạch chân và chú thích rõ.
Viết đoạn văn TPH(khoảng 12-15 câu)làm rõ diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. Khi viết có sử dụng lời dẫn trực tiếp, câu ghép. Gạch chân và chú thích rõ.
Viết đoạn văn TPH(khokho 12-15 câu)làm rõ diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. Khi viết có sử dụng lời dẫn trực tiếp, câu ghép. Gạch chân và chú thích rõ.
Em tham khảo:
Nhà văn Kim Lân đã thành công khi viết về đề tài người nông dân trong thời kì chống Pháp, tiêu biểu là nhân vật ông Hai yêu làng, yêu nước thật sâu nặng. Tác giả đặt ông Hai vào tình huống thử thách tin làng chợ Dầu theo Tây. Thông tin này đến với ông lúc ông đang vui mừng về tinh thần kháng chiến của dân tộc. Đó là, ông nhận được tin từ những người tản cư mới lên. Khiến ông bàng hoàng như sét đánh bên tai: "Cổ ông lão nghe nắng lại ra mặt tê rân rân tưởng chừng như không thở được..." . Dù cố nghi ngờ nhưng lời lẽ rành rọt của những người đi tản cư khiến ông không thể không tin. Quá bất ngờ và thất vọng ông chỉ còn cách chạy trốn chạy khỏi nơi đó như thể vô can trước lời nguyền rủa của những người đi tản cư. Về nhà ông Hai rất day dứt đau khổ nhìn thấy lũ con ông tủi thân đến trào nước mắt .Đó là nỗi đau đớn tủi hổ của người cha khi có những đứa con ngây thơ vô tội. Vậy mà bây giờ chúng cũng phải mang tiếng là việt gian "chúng nó cũng là trẻ con nhà Việt gian đấy ư ?chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?"(Lời dẫn trực tiếp). Đúng là nỗi đau của người cha yêu con nhưng lại không thể làm gì cho con. Có lúc ông bình tĩnh suy xét kiểm điểm từng người trong tâm trí và ông thấy người nào cũng có tinh thần kháng chiến cả. Nhưng "không có lửa làm sao có khói " nên dù ông muốn tin cũng ông vẫn phải chấp nhận sự thật ấy. Và ta càng hiểu vì sao lòng ông đang dâng lên nỗi uất nghẹn "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này". Ông giận những người anh em của mình, những người ông tình yêu quý và tin tưởng, những người trong làng chợ Dầu thân yêu (Câu ghép).Thông tin ấy trở thành nỗi ám ảnh trong lòng ông. Những ngày sau đó ông không dám nhìn mặt ai ,không dám bước chân ra ngoài. Suốt ngày chỉ quanh quẩn trong gian nhà chật hẹp. Ông trốn tránh vì không dám đối diện với sự thật mà tất cả mọi người đều lên án "Tất cả cái nước VN này người ta đều ghê tởm". Ông để ý nghe ngóng rồi lại nớm nớp lo sợ. Lúc nào ông cũng nghĩ người ta đang bàn tán về ông và làng chợ Dầu. Thấy người ta túm tụm nói cười " nghe tiếng Tây, cam nhông là ông lão lại lủi ra góc nhà nín thin thít". Tóm lại, đây là một tâm trạng giằng xé thể hiện tình yêu làng, yêu nước đã hòa quyện trong con người nông dân rất đỗi bình dị ấy.
Viết 1 đoạn văn ngắn 15 câu theo phương pháp lập luận tổng phân hợp nêu cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ . Trong đoạn văn có sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp 1 lời dẫn gián tiếp và 1 câu ghép ( gạch chân và chỉ rõ ) . Giúp hộ mình câu này nhé , mình đang cần gấp .
Tham khảo:
Quang Trung (Nguyễn Huệ) một người anh hùng đã có công dẹp loạn quân Thanh. Ông là một người anh hùng thông minh, có tài, ông còn là người có tài cầm quân xuất sắc (câu ghép). Một con người không chỉ thông thông minh mà còn rất anh dũng, đánh rất nhanh gọn lẹ khiến bao quân địch phải hoảng sợ. Với tác phẩm "Hoàng lê nhất thống" đã khiến bao người cảm thấy khâm phục Quang Trung. Ông là một trong những vị anh hùng xuất sắc nhất - người anh hùng Tây Sơn. Không những vậy ông còn là một tướng quân, một lãnh đạo vô cùng yêu nước. Khi nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”.(dẫn trực tiếp) Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc (dẫn gián tiếp) gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Dù có đánh giắc, trải qua nhiều gian khổ, gian nan nhưng ông vân cố gắng đứng lên quyết đấu với quân địch để dành lại chiến thắng. Ông là một vị tướng cầm quân có tài hơn người. Chỉ trong thời gian ngắn mà đường dài quân đội của ông vẫn chỉnh tề, tuân theo mọi chỉ huy của ông. Thật vậy, ông quả là có tầm mắt nhìn xa trông rộng. với nhiều chiêu bà của quân Thanh nhưng ông vấn không khéo, bình tĩnh phá hủy tất cả. Quang trung quả là một người anh hùng tài ba - tấm gương sáng cho nhân dân ta ngày nay và mãi tít mai sau. Quang trung- anh hùng dân tộc - anh hùng áo vải Quang Trung.
Dzịt bạn trả lời sai cho mình mất rồi ^_^ câu ghép của bạn thì đúng nhưng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp thì sai mất rồi :((( cô giáo của mình nói thế .
viết đoạn văn TPH làm rõ Quang Trung là một vị tướng có tài lược và dụng binh như thần.Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp,phép nối,câu bị động
Khi cho rằng “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại” có lẽ tác giả của nhận định này đã nghĩ đến những trang viết chân thực, sống động phản ánh trung thành bản chất của thời đại mà nhà văn đó sống. Điều này khiến độc giả Việt Nam nhớ đến một tác phẩm “thực và hay" như thế: “Hoàng Lê nhất thống chi" của Ngô gia văn phái. Có ý kiến cho rằng: trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, có thế nói cảm hứng yêu nước và tự hào dân tộc nhiều khi đã lấn át cả thái độ thiên vị với triều Lê. Điều đó đã mang lại những trang viết thực và hay”. Chỉ riêng qua hồi thứ mười bốn của tác phẩm ta đã thấy rõ điều này.
“Hoàng Lê nhất thống chí” phản ánh thời kì lịch sử cuối thế kỉ XVIII của đất nước ta. Khi ấy, triều đình vua Lê chúa Trịnh đang suy đồi, thối nát, khởi nghĩa nông dân nổi lên liên tiếp mà tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Ngô gia văn phái là tập thể tác giả gồm những anh em họ Ngô Thì như Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du,... Họ đều là những bậc quan thần của triều đại vua Lê chúa Trịnh.
Hồi thứ mười bốn của tác phẩm tái hiện chiến thắng lẫy lừng của Quang Trung - Nguyên Huệ trong xuân Kỉ Dậu và sự thảm bại của bè lũ vua Lê Chiêu Thống và quân Thanh xâm lược. Theo thói thường, đứng về phía triều đình, Ngô gia văn phái phải coi lực lượng của Quang Trung là “giặc cỏ”. Nhưng vượt lên những quan điểm chính trị thông thường, tập thể tác giá họ Ngô đã có cái nhìn tiến bộ về sự kiện chấn động lịch sử này. Họ nhìn cuộc kởi nghĩa dưới ánh sáng cùa sự khách quan trong tiến trình vận động lịch sử. Bởi thế, hình ảnh vua Quang Trung hiện lên với những vẻ đẹp phi thường cúa bậc đại tướng. Còn bè lũ Chiêu Thống và Tôn Sĩ Nghị thật ngu ngốc và thảm hại đến đáng thương. Chính sự chân thật của lịch sử cùng sự sống động của ngòi bút những tác giả họ Ngô đã tạo nên những trang viết “thực và hay” đến thế.
Trong đoạn trích, hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung hiện lên vô cùng đẹp đẽ, phi thường.
Đó là con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán và có trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén. Nghe tin giặc đánh chiếm đến tận Thăng Long, ông không hề nao núng mà quyết định thân chinh cầm quân đi ngay. Trong vòng một tháng từ 24 tháng 11 đến 30 tháng Chạp ông đã liên tiếp làm nhiều việc. Việc ông tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế nhằm thu phục lòng dân và có danh nghĩa ra Bắc dẹp giặc. Tiếp đó, nhà vua đốc xuất đại binh ra Bắc, trên đường đi, Quang Trung vừa gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn vừa tuyển quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ Ari phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc. Những việc đó thần tốc và sáng suốt vô cùng. Nó cho phép nhà vua thu nạp được người tài và binh tướng dồi dào, tinh nhuệ. Lời phù dụ quân lính của ông sâu sắc và thấm thía:
“Đánh cho để dùi tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho chúng chích luân bất phản
Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ...”
Những lời ấy đã khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc, nêu bật dã tâm của giặc. Đồng thời, nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, kêu gọi quân lính, ra kỷ luật. Lời phủ dụ như một bài hịch ngắn gọn, ý tứ phong phú, sâu xa có tác động kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc. Ngay sau đó, ông đã họp với tướng sĩ để lên kế hoạch đối phó quân Thanh. Ông tỏ ra sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người.
Bên cạnh đó, Quang Trung - Nguyễn Huệ còn là ngựời có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Mới khôi binh nhưng ông đã khẳng định "Phương lược đã tính sẵn... mười ngày sẽ đuổi được người Thanh". Sau đó, ông còn tính kế hoạch ngoại giao sau chiến tranh đối với một nước "lớn gấp mười lần mình” để có thể dẹp binh đao để cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng. Điều này ở Nguyễn Huệ đã khẳng định rằng ông thực sự là một tài năng quân sự, một nhà mưu lược tài ba. Trong những cuộc chiến tranh phong kiến ở Việt Nam, hiếm có một vị tướng nào tính toán thần tình và sâu xa đến vậy.
Bước vào cuộc chiến, nhà vua đã thể hiện tài dùng binh như thần. Nhà vua đã chủ trương một cuộc hành quân thần tốc. Ngày 25 tháng Chạp xuất quân ở Huế. Ngày 29 tới Nghệ An (350km qua núi đèo). Tuyển quân tổ chức đội ngũ, duyệt binh 1 ngày. Hôm sau ra Tam Điệp (150km). Đêm 30 tháng Chạp lên đường ra Thăng Long. Và điều đặc biệt là tất cả đều đi bộ!
Từ Tam Điệp trở ra (150km) vừa hành quân vừa đánh giặc. Ngày 5 Tết vào Thăng Long (trước đó, Quang Trung đã định liệu là ngày mùng 7, như vậy là vượt kế hoạch hai ngày). Dụ việc hành quân liên tục nhưng cờ nào, đội ấy vẫn chỉnh tề. Điều này khẳng định tài cầm quân của người làm tướng như vua Quang Trung.
Trong trận chiến với quân Thanh, hình ảnh nhà vua hiện lên vô cùng oai phong, lẫm liệt. Ồng thân chinh cầm quân, đóng vai trò là tổng chi huy chiến dịch thực sự, hoạch định, phương lược tiến đánh, tổ chức quân sự từ thống lĩnh một mũi quân tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha tên đạn.
Dưới sự lãnh dạo tài tình của vị tổng chỉ huy áo vải, quân Tây Sơn đã đánh trận thật lẫy lừng: Bắt sống quân do thám ở Phú Xuyên để giữ bí mật, tạo bất ngờ; vây kín làng Hà Hồi, quân lính vây quanh dạ ran làm cho lính trong đồn sợ hãi đều xin hàng; công phá đồn Ngọc Hồi lấy ván ghép quấn rơm ướt để tránh tên lửa của địch”... Khí thế của đội quân này làm cho kẻ thù khiếp vía.
Trong việc khắc họa hình ảnh chân dung vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, các tác giả đã thể hiện sự tôn trọng sự thật lịch sử và ý thức dân tộc. Dù có cảm tình với nhà Lê họ không thể bỏ qua sự thực là vua Lê đã hèn yếu "cõng rắn cắn gà nhà". Chiến công lừng lẫy của Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc. Bên cạnh đó, các nhà văn cũng đã khắc họa thật sinh động hình ảnh bè lũ bán nước và cướp nước.
Bọn Tôn Sĩ Nghị, sầm Nghi Đống không đề phòng, chỉ lo yến tiệc vui chơi. Chúng ngạo mạn gọi quân Tây Sơn là lũ “giặc cỏ”. Nhưng khi đội quân “giặc cỏ” ấy đến thì chỉ biết tháo chạỵ và nhận lấy những cái chết thê thảm. Tôn Sĩ Nghị thi cắt râu bỏ trốn, sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Bọn quân lính thì chen lấn, xô đẩy, dẫm lên nhau mà chạy về nước.
Bọn vua tôi phản dân hại nước Lê Chiêu Thống cũng chịu chung sô phận. Thê thảm nhục nhã nhất là vua Lê phải lê thân sang đất Bắc để rồi chịu cái chết băng giá nơi đất khách quê người)
Đây là đoạn văn miêu tả chân thực tình cảnh khốn khổ cùa vua Lê Chiêu Thống. Tác giả văn gửi gắm ở đó một chút cảm xúc riêng của người bề tôi cũ của nhà Lê. Điều, này được thể hiện qua những giọt nước mắt và thái độ săn sóc của người Thổ hào với giọng văn ngậm ngùi.
Hồi thứ mười bốn của “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái cùng toàn bộ tác phẩm thực sự là những áng văn - sử chân thực, sinh động. Tập thể nhà văn chẳng những thể hiện thành công vai trò “thư kí của thời đại” của mình mà còn để lại trong lịch sử văn học dân tộc một dấu ấn đậm nét của tài năng và tâm đức.