Viết 1 đoạn văn từ 10-15 dòng về vấn đề lòng khiêm tốn ( dựa vào VB Lòng khiêm tốn - 70 )
VB : Lòng khiêm tốn
(1) Vấn đề giải thích: ...
(2)- Lòng khiêm tốn... sự vật
- Khiêm tốn là tính nhã nhặn
- Người khiêm .. là kém... nữa.
- Con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình
-> Nêu ...
Viết đoạn văn từ 8 - 10 câu trình bày suy nghĩ về lòng khiêm tốn
tk
Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và một trong số đó là đức tính trung thực. Vậy “tính trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Riêng trong học tập, những biểu hiện của đức tính trung thực là các bạn học sinh không quay học, không mang tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra. Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người. Nó mang đến một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa con người với nhau. Người trung thực luôn nhận được sự tin yêu và kính trọng của mọi người. Ngày nay, tính trung thực lại càng cần thiết hơn vì đức tính này sẽ giúp chúng ta trở thành những con người tốt, được người khác tin tưởng, như lời Bác Hồ đã từng dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
tham khảo
Khiêm tốn là thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử; luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Nhất là trong học tập và đời sống, người biết khiêm tốn sẽ nhận được nhiều sự tương trợ, chia sẻ từ người khác, giúp cho bản thân không ngừng tiến bộ, tình cảm với mọi người được khăng khít, bền chặt. Người có đức tính khiêm tốn luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết khiêm tốn, lúc nào cũng kiêu căng, khoe mẽ, tự cao tự đại không những hiểu biết của bản thân bị cạn hẹp mà còn luôn bị người khác khinh ghét và xa lánh. Tài năng thường được tỏa sáng trong im lặng; sự kém cỏi thường tự lan tỏa bằng âm thanh. Sự kiêu căng có thể làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng vốn có ở con người chính là tính khiêm tốn. Khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Hiểu được điều đó, mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống.
Tham khảo
Khiêm tốn là một đức tính tốt cần có ở mỗi người đặc biệt là người học sinh. Khiêm tốn là ta biết lắng nghe, học hỏi từ người khác để tiếp tục đi lên. Ngay khi bạn đạt loại giỏi hay giải cao không được kiêu căng, vẫn thừa nhận người khác giỏi hơn mình. Vì " nhân vô thập toàn ", " núi này cao còn có núi khác cao hơn ". Không ai hoàn thiện, hoàn mỹ tuyệt đối. Không ai lúc nào ở khía cạnh nào cũng giỏi nhất. Khi sống khiêm tốn giúp chúng ta có ý thức học hỏi từ người khác vì vậy ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn, giỏi hơn, trưởng thành hơn. Tạo nên sự hòa đồng giữa mọi người. Giúp chúng ta không chủ quan, không ngủ quân trên chiến thắng nhất thời. Vì thế ta phải ý thức được vai trò quan trọng, sự cần thiết của việc khiêm tốn. Nên khiêm tốn một cách chân thành không giả tạo bề ngoài. Nhưng trong cuộc sống này vẫn còn nhiều người rất tự kiêu. Vì vậy ta phải phê phán những người tự mãn, kiêu căng " thùng rỗng là thùng kêu to " càng cố tỏ vẻ mình sáng chói trước tất cả mọi người thì càng thể hiện sự non nớt. Ông bà ta đã dạy " một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu ". Vì vậy mỗi chúng ta hãy khắc ghi bài học này.
Em hãy viết một đoạn văn nghị luận 12 đến 15 câu về lòng khiêm tốn
Tham Khảo:
Khiêm tốn là một đức tính ý nghĩa và quan trọng trong mỗi cuộc sống của chúng ta. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người nó thể hiện qua từng lời nói cử chỉ và hành động của con người đối với người đối diện một cách thật tâm nhất. Những người có đức tính khiêm tốn họ không biểu lộ sự tự mãn, kiêu căng, bốc đồng… nói quá về những gì mình có, đang làm, đang biết nhờ vậy tạo được sự gần gũi, giao tiếp ôn hòa nhờ đó kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn cho thấy khả năng tự chủ, kiểm soát bản thân, chiến thắng cái tôi trong mỗi con người. Khiêm tốn là lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi từ những người khác. Đây là một đức tình cần được rèn luyện từ ngay khi còn nhỏ, nếu không khi lớn lên, bạn sẽ mắc phải một sai lầm lớn.
viết đoạn văn về trình bày cảm nhận về lòng khiêm tốn
Mỗi con người trong chúng ta đều vẫn luôn cố gắng mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện và phát triển bản thân hơn. Và đương nhiên để hoàn thiện được thì không chỉ cần có trí tuệ nà còn cần những phẩm chất và tính cách tốt hơn. Mà một trong những tính cách quan trọng ấy là tính khiêm tốn. Đây là một trong những tính cách mà mỗi người trong chúng ta nhất định phải có để trở nên tốt đẹp hơn. Không khoe khoang, phóng đại những thành tích của bản thân mà từ tốn hơn, biết nhận những khuyết điểm và sửa chữa. Trong xã hội, một con người khiêm tốn sẽ luôn được mọi người yêu quý và kính trọng.
TK#
Con người có rất nhiều đức tính tốt, một trong số đó là lòng khiêm tốn. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không kiêu căng, tự phụ. Người có tính khiêm tốn là người luôn phải cố gắng nhiều hơn trong mọi việc. Lòng khiêm tốn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó là một phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Giúp ta nâng cao phẩm giá, cũng như được mọi người xung quanh tôn trọng và quý mến. Như Bác Hồ sống một cuộc sống hết sức khiêm tốn với ngôi nhà sàn gỗ mộc mạc, đơn sơ nhưng Bác vẫn là một vị lãnh tụ kiệt xuất. Vậy mà hiện nay vẫn còn những con người có tính tự cao, tự đại. Đó là những người cần đáng phê phán và loại bỏ. Tóm lại, khiêm tốn là một đức tính tốt của con người, vì vậy mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
viết đoạn văn ngắn [3-5 câu] về lòng khiêm tốn
-3-5 câu: Lòng khiêm tốn là phẩm chất quan trọng giúp cho con người có thể đối nhân xử thế một cách tốt đẹp. Nó giúp cho chúng ta luôn biết mình còn nhiều điều phải học hỏi và cố gắng cải thiện bản thân hơn nữa. Lòng khiêm tốn còn giúp cho chúng ta đối xử với mọi người một cách tôn trọng và sẵn sàng lắng nghe những ý kiến đóng góp từ họ.
tham khảo :
Mỗi con người trong chúng ta đều vẫn luôn cố gắng mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện và phát triển bản thân hơn. Và đương nhiên để hoàn thiện được thì không chỉ cần có trí tuệ nà còn cần những phẩm chất và tính cách tốt hơn. Mà một trong những tính cách quan trọng ấy là tính khiêm tốn. Đây là một trong những tính cách mà mỗi người trong chúng ta nhất định phải có để trở nên tốt đẹp hơn. Không khoe khoang, phóng đại những thành tích của bản thân mà từ tốn hơn, biết nhận những khuyết điểm và sửa chữa. Trong xã hội, một con người khiêm tốn sẽ luôn được mọi người yêu quý và kính trọng.
viết đoạn văn bàn bạc về lòng khiêm tốn trong cuộc sống
Sau đây là gợi ý của mình:
- Sự khiêm tốn là không tự đề cao mình cho dù đã thành công và tài giỏi, cố gắng nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân mỗi ngày
+ Sự khiêm tốn là đức tính mỗi người nên có trong cuộc sống bởi:
- 'Núi cao còn có núi cao hơn, không ai là độc nhất". Sự tự phụ sẽ khiến chúng ta ngủ quên trên thành công. Còn sự khiêm tốn giúp chúng ta vươn lên mạnh mẽ hơn trong cuộc sống và nỗ lực hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
- Lòng khiêm tốn giúp chúng ta nhận ra thiếu xót của chính mình để thay đổi.
- Khiêm tốn giúp chúng ta có được tình cảm của những người xung quanh
Dẫn chứng:
+ Nhà bác học vĩ đại Einstein đã từng nói : “ Tôi chỉ là người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng ?”
=> Bài học cho bản thân: Karl Marx từng nói rằng: “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa". Chúng ta nên rèn luyện cho bản thân sự khiêm tốn --> hoàn thiện nhân cách và chạm tay đến thành công
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Khiêm tốn là một trong những đức tính tốt trong cuộc sống hiện nay...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Nêu khái niệm khiêm tốn là gì?
Vai trò của khiêm tốn:
+ Giúp cho con người nhận thức được khả năng của mình
+ Được mọi người quý trọng
+ Giúp chúng ta dễ dàng thành công trong cuộc sống
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Lấy ví dụ về một người học giỏi nhưng khiêm tốn mà em biết.
Bàn luận mở rông:
Trái với khiêm tốn là gì?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện sự khiêm tốn?
Kết đoạn.
Trình bày vai trò của khiêm tốn thêm một lần nữa.
_mingnguyet.hoc24_
Nêu quan điểm của em về vấn đề sau: Lòng khiêm tốn (gạch đầu dòng nhé)
Cảm ơn ạ ><
Karl Marx từng nói rằng: “ khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều” Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống.
Ai cũng hiểu rằng khiêm tốn là đức tính tốt của con người, khiêm tốn còn là không tự mãn, khoe khoang năng lực của bản thân, thể hiện bản thân quá đà trướng đám đông. Hơn thế nữa, sự khiêm tốn là nhìn nhận , đánh giá năng lực của mình đúng mực. Có đôi lúc người ta hiểu về lòng khiêm tốn như vậy, nhưng thực chất , ít ai hiểu một cách sâu sắc về nó. Chúng ta cùng đặt câu hỏi vì sao chúng ta phải khiêm tốn? Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Đối với cá nhân tôi, chúng ta cần có sự khiêm tốn.Vì lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống cần thiết. Điều quan trọng là nhìn nhận bản thân mình giỏi ở lĩnh vực nào, thiếu sót ở đâu chứ không nên chăm chăm ngợi ca cái tài giỏi của bản thân mình. Và khi chúng ta khiêm tốn , tức ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn. Khi rèn luyện tốt bản thân thì lòng khiêm tốn giúp ta càng tiến bộ, sự kiêu ngạo sẽ lạc hậu. Nhiều người do tự cao tự đại mà tự mình sa vào vũng bùn thất bại. Người xưa cũng có câu:” khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại” . Chính điều đó đã minh chứng cho sự cần thiết của lòng khiêm tốn. Sau cùng lòng khiêm tốn giúp ta thành công. Vì trong vũ trụ này, tri thức là mênh mông vô hạn, chúng ta chỉ là một ngôi sao trên bầu trời tri thức vô vàn, ta cần khiêm tốn học tập mà tích lữu những tinh hoa của “vũ trụ tri thức” ấy.
Vậy ta nên làm gì để có được lòng khiêm tốn, rèn luyện nó thành một thói quen tốt? Trước hết chính bản thân chúng ta phải trau dồi rèn luyện những điểm mạnh của bản thân, khắc phục những điểm yếu. Quan trọng phải đối diện với chính mình mà nhìn nhận khả năng một cách khách quan nhất để không bao giờ kiêu ngạo hoặc tự ti mặc cảm trong những tình huống khác nhau. Hơn nữa trong những sự việc nhất định, phải biết nhún nhường, đè cái tôi cá nhân tự đại xuống và lắng nghe người xung quanh thật nhiều. Từ đó ta có thể tích lũy thêm càng nhiều vốn kiến thức mới từ mọi người. Đặc biệt ta không nên thể hiện bản thân mình trước đám đông, tránh bị lố, bị coi là quê mùa ,lạc hậu và kém hiểu biết,… Trong cuộc sống cũng vậy, nếu chúng ta chỉ mới gặt hái được những thành công nhỏ bé đã tự đắc, ngủ quên trên chiến thắng của chính mình, nhất định sẽ đánh mất những gì mình đang có. Vậy nên con người tuyệt đối không nên kiêu ngạo, người xưa có câu:” khiêm tốn mười người thành công đến chín, kiêu ngạo thì mười người thất bại cả mười”. Bên cạnh đó, ta phê phán những kẻ “ thùng rỗng kêu to” phô trương khả năng của bản thân, tự ca tụng mình tài giỏi nhưng sự thật không có được khả năng như vậy. Hay những kẻ kiêu ngạo một cách bảo thủ và không bao giờ chịu cúi mình trước những người tài giỏi hơn mình.
Khi nhìn ở một góc độ khác thì khiêm tốn là không thể hiện bản thân quá đà, không tự kiêu tự đại nhưng không có nghĩa là chúng ta trở nên hèn nhát, chỉ rụt đầu trong một ” chiếc mai rùa” để lảng tránh. Chỉ cần biết rằng, nên thể hiện đúng mực, đúng thời điểm thì bạn sẽ trở thành tâm điểm sáng chói.
Từ ngàn đời nay, khiêm tốn không chỉ là phẩm chất cần có mà nó còn thể hiện tố chất văn hóa của con người. Đức tính ấy chính là thước đo cho sự trưởng thành của mỗi người trên chặng đường vươn đến thành công đầy khó khăn và gian khổ.
Khiếm tốn là sự khiêm nhường, người khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ. Trong cuộc sống, biểu hiện của lòng khiêm tốn rất rõ ràng và đáng được khen ngợi. Thường thì ai khi nhận ra tài năng của bản thân hoặc được công nhận một điều gì đó hơn người thì nhất định sẽ tự hào về điều đó và không ít trường hợp dẫn đến lòng kiêu căng tự phụ. Họ đã tự đánh giá quá cao bản thân mà không biết được rằng họ đã đánh giá sai lầm về bản thân họ. Họ dễ bị những lơi khen chê mờ phán đoán, dễ trở nên khinh thường và coi nhẹ người khác. Lòng khiêm tốn có biểu hiện ngược lại, người khiêm tốn sẽ từ chối những lời khen dành cho họ và không lấy những lời khen đó để tự cho mình là tài giỏi. Họ luôn cảm thấy mình chưa đủ sự tài năng hay hơn người như lời ngợi ca và cần cố gắng hết sức vì lời khen đó.
Câu hỏi đặt ra là tại sao cần có lòng khiêm tốn trong cuộc sống? Trong cuộc đời rộng lớn, vũ trụ bao la, mỗi con người chỉ là một phần vô cùng nhỏ và vô cùng bình thường như những hạt cát trên sa mạc. Nếu xét về tài năng, chúng ta có xuất phát điểm giống nhau và đều mang trong mình những tài năng khác nhau cùng khả năng chưa bao giờ bộc lộ hết, mỗi chúng ta đều có một con người phi thường đang say ngủ. Tuy vậy, chúng ta không phải là thiên tài duy nhất của vũ trụ, giống như cha ông ta vẫn nói: “núi cao còn có núi cao hơn, người tài còn có người tài hơn”. Cho dù là là người tài năng đến mấy thì cũng không phải là duy nhất. Trước ta, đã có bao nhiêu người đi trước, ngay trong cuộc sống của ta đã có biết bao nhiêu người tài giỏi hơn ta gấp nhiều lần chỉ là ta chưa từng biết đến, sau ta sẽ còn nhiều còn người vĩ đại hơn. Vậy thì ta có lí do gì để tin rằng ta được quyền tự hào thái quá về tài năng của mình khi mà ta chẳng qua chỉ là một phần nhỏ bé trong rất nhiều con người tài giỏi và chắc gì ta thực sự đã có tài đến mức được tôn vinh. Ta có thể tài năng ở một lĩnh vực này nhưng có thể không biết gì về một lĩnh vực khác, một chuyên viên máy tính tài giỏi chưa chắc có thể tự hào về tài nghệ nấu ăn của anh ta. Đó là lí do để ta phải tin rằng tài năng của mình hiện có không phải là vĩ đại. Còn xét về vật chất của cải hay những điều ta may mắn có được hơn người khác như là ngoại hình, sắc đẹp, thì càng có lí do để ta trở thành những con người khiêm tốn thay vì tự phụ Bởi những điều phù phiếm như vật chất hay sắc đẹp chỉ là phù du, có thể phai mờ theo năm tháng và thậm chí mất bất cứ lúc nào. Ta phải hiểu quy luật đó và hiểu rằng những điều ta có không phải là vĩnh cửa, đừng lấy những điều đó để tự cho mình được quyền hơn người khác, làm người phải hiểu mình là ai và biết khiêm tốn đúng mực. Mặt khác, con người phải biết sống khiêm tốn mới là một con người hòa đồng, dễ gần và gây thiện cảm cùng sự yêu mến từ mọi người. Người khiêm tốn sẽ không chê bai người khác và khiến họ tổn thương về sự thiếu sót của bản thân mình. Điều này không chỉ có ý nghĩa cho chính người đó mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Thử tưởng tượng một xã hội toàn là sự tự phụ của những kẻ phù phiếm thì đó nhất định là một xã hội ngột ngạt đáng chê.
Khiêm tốn thì không thể tạo ra con người vĩ đại nhưng nếu không có khiêm tốn, mãi mãi sẽ không thể vĩ đại. Lòng khiêm tốn khiến cho người ta không chỉ được yêu quý mà còn được tôn trọng bởi xã hội công nhận lòng khiêm tốn như là một trình độ văn hóa học thức cao siêu. Giống như Ngạn Ngữ Anh có câu: “Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo”. Chỉ những người có trình độ mới có thể tỏ ra khiêm tốn đúng mực khi được người khác rất mực ca ngợi. Đặc biệt hơn, những người khiêm tốn luôn có tư tưởng muốn tiếp tục phấn đấu để được trở nên hoàn thiện hơn vì với họ, mọi điều vẫn là chưa đủ tốt, họ biết mình chưa hoàn hảo và cần tiếp tục bồi đắp. Nếu một xã hội toàn những con người như vậy thì sẽ là một xã hội liên tục phát triển và đi lên.
Nhưng sự khiêm tốn phải xuất phát từ sự chân thành tự trong tim, không phải là vỏ bọc bên ngoài cho sự khoe mẽ về trình độ hay sự kiêu căng. Đồng thời, mọi người cũng cần phân biệt rõ ràng khiêm tốn và tự ti, khiêm tốn là sự khiêm nhường biết mình biết ta còn tự ti chỉ là sự hèn nhát, yếu đuối và không thể hiểu rõ về bản thân mình.
Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người nó thể hiện qua từng lời nói cử chỉ và hành động của con người đối với người đối diện một cách thật tâm nhất. ... Ngược nghĩa với khiên tốn là Kiêu căng, Bốc đồng, Tự mãn, Tự cao tự đại… những người có đức tính Khiêm tốn họ thường được bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô yêu quý.
Đọc bài văn (tr.70 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.
a) Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào?
b) Để tìm hiểu phương pháp giải thích, em hãy chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính,... Đó có phải là cách giải thích không?
c) Theo em, cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không?
d) Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không?
- Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.
- Những câu ở dạng định nghĩa:
+ Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.
+ Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
+ Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.
+ ... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
Cách giải thích:
+ Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.
+ Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.
Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.
a. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: LÒNG KHIÊM TỐN. (1) Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào? (2) Tìm hiểu phương pháp giải thích, em hãy lựa chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể được coi là ... Đó có thể được coi là phép giải thích không? (3) Theo em, cách liệt kê các biểu hiện của lòng khiếm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ ko khiêm tốn có phải là cách giải thích ko ? (4 ) Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của ko khiêm tốn và nguyên nhân của thói ko khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích ko ?
k chép mạng nha. Mk cám ơn